Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ TỰ NHÂN ĐÔI ADN
I.- Gen
1. Khái niệm : Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN).
Ví dụ : Gen Hb anpha mã hóa cho chuỗi polipeptit anpha, gen tARN mã hóa cho phân tử ARN vận chuyển.
2. Các loại gen. Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân ra thành gen cấu trúc, gen điều hoà.
+ Gen cấu trúc : là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
+ Gen điều hoà : là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
3. Cấu trúc chung của gen cấu trúc : bao gồm 3 vùng :
- Vùng điều hoà : nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc, mang trình tự nuclêôtit giúp ARNpolimeraza nhận biết và trình tự nuclêôtit điều hòa phiên mã.
– vùng mã hoá :ở giữa gen, mã hoá các axit amin, vùng mã hoá được bắt đầu bằng bộ ba mã mở đầu và kết thúc bởi bộ ba mã kết thúc. Gen ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn)có vùng mã hoá liên tục, ở sinh vật nhân thực có các đoạn không mã hoá (intrôn) xen kẽ các đoạn mã hoá (êxôn).
- vùng kết thúc :nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - cuối gen
MÔN SINH HỌC LỚP 12 Năm 2010 Phần năm. DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1 : GEN, Mà DI TRUYỀN VÀ TỰ NHÂN ĐÔI ADN I.- Gen 1. Khái niệm : Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN). Ví dụ : Gen Hb anpha mã hóa cho chuỗi polipeptit anpha, gen tARN mã hóa cho phân tử ARN vận chuyển. 2. Các loại gen. Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân ra thành gen cấu trúc, gen điều hoà. + Gen cấu trúc : là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào. + Gen điều hoà : là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác. 3. Cấu trúc chung của gen cấu trúc : bao gồm 3 vùng : - Vùng điều hoà : nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc, mang trình tự nuclêôtit giúp ARNpolimeraza nhận biết và trình tự nuclêôtit điều hòa phiên mã. – vùng mã hoá :ở giữa gen, mã hoá các axit amin, vùng mã hoá được bắt đầu bằng bộ ba mã mở đầu và kết thúc bởi bộ ba mã kết thúc. Gen ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn)có vùng mã hoá liên tục, ở sinh vật nhân thực có các đoạn không mã hoá (intrôn) xen kẽ các đoạn mã hoá (êxôn). - vùng kết thúc :nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - cuối gen 3’ 5’ 5’ 3’ 1 2 3 Vùng mã hoá của các gen ở sinh vật nhân sơ là liên tục, nên các gen này gọi là “không phân đoạn”, còn phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực, vùng mã hoá là “không liên tục”, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (các ÊXÔN) là các đoạn không mã hoá axit amin (các INTRON), nên các gen này được gọi là các gen “phân mảnh”. II. Mã di truyền 1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. 2. Đặc điểm của mã di truyền : + Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau). + Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ). + Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin). + Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG). III- Qúa trình nhân đôi của ADN. 1. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ : Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong pha S của chu kì tế bào. Gồm 3 bước: * Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn. * Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ ® 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X). Trên mạch khuôn 3’ ® 5’ mạch mới được tổng liên tục. Trên mạch 5’ ® 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối. (nguyên tắc nữa gián đoạn) * Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó ® tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn). Lưu ý tái bản ADN theo nguyên tắc nửa gián đoạn. Do cấu trúc của phân tử ADN là đối song song, mà enzim ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ ® 3’. Cho nên : - Đối với mạch mã gốc 3’®5’ thì ADN - polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo chiều 5’®3’. - Đối với mạch bổ sung 5’®3’, tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn Okazaki theo chiều 5’® 3’ (ngược với chiều phát triển của chạc tái bản). Sau đó các đoạn ngắn này được nối lại nhờ ADN- ligaza để cho ra mạch ra chậm. 2. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực : + Cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống với sinh vật nhân sơ. + Điểm khác trong nhân đôi ở sinh vật nhân thực là : * Tế bào nhân thực có nhiều phân tử ADN kích thước lớn " Quá trình nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm khởi đầu trong mỗi phân tử ADN ® nhiều đơn vị tái bản. * Có nhiều loại enzim tham gia. BÀI 2 : PHIÊN Mà VÀ DỊCH Mà I. Phiên mã: Quá trình tổng hợp ARN trên khuân mẫu ADN. Diễn ra trong nhân tế bào. vào kì trung gian, lúc NST đang ở dạng dãn xoắn cực đại 1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN. Loại ARN mARN tARN rARN Cấu trúc Chức năng 2. Cơ chế phiên mã : * Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3’" 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. * Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’" 5’ để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A- U ; G -X) theo chiều 5’ " 3’ * Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc " phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại. 3. Sự khác nhau trong phiên mã ở sinh vật nhân thực và nhân sơ: Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. mARN tổng hợp đến đâu thì ribôxôm bám vào để thực hiện dịch mã đến đó. Còn ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá (intron), nối các đoạn mã hoá (êxôn) tạo ra mARN trưởng thành. 4. Ý nghĩa của quá trình phiên mã, GV lưu ý HS rằng ở sinh vật nhân sơ, 1 số gen cấu trúc phân bố cùng với nhau và có chung một vùng khởi động (promoter), còn ở sinh vật nhân thực mỗi gen có 1 promoter riêng và sau khi toàn bộ gen được phiên mã.. II- Dịch mã : Quá trình tổng hợp prôtêin trên khuôn mẫu mARN. Diễn ra trong tế bào chất. Enzim ® 1. Hoạt hoá axit amin : Axit amin + ATP + tARN aa – tARN. 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit : a. Mở đầu : Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. b. Kéo dài chuỗi pôlipeptit : aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN. c. Kết thúc : Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit. BÀI 3 : ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN I- Khái niện về điều hoà hoạt động gen và cấu trúc của opêron Lac: 1. Khái niệm : Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. 2. Cấu trúc opêron Lac. a. Khái niệm opêron: Các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa được gọi là một opêron. b. Cấu trúc của opêron Lac. - Các gen cấu trúc (Z, Y, A): Tổng hợp enzim phân giải đường lactôzơ. - Vùng vận hành O (operator): Mang trình tự nucleotit đặc biệt để prôtêin ức chế liên kết làm ngăn cản sự phiên mã của các gen cấu trúc. - Vùng khởi động P (promoter): Nơi ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. - Gen điều hòa (R): Không nằm trong thành phần của opêron, có nhiệm vụ tổng hợp protein ức chế điều hòa hoạt động operon. II- Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ : 1. Khi môi trường không có lactôzơ. Gen điều hoà (R) tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động. 2. Khi môi trường có lactôzơ. Một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. Do đó ARN - pôlimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã bị dừng lại. III.- Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực. - Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ, do cấu trúc phức tạp của ADN trong NST. - ADN trong tế bào nhân thực có số lượng cặp nuclêôtit rất lớn. Chỉ 1 bộ phận mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc không hoạt động. - ADN nằm trong NST có cấu trúc bện xoắn phức tạp cho nên trước khi phiên mã NST phải tháo xoắn. Sự điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực qua nhiều mức và qua nhiều giai đoạn : NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, biến đổi sau phiên mã, điều hoà dịch mã và biến đổi sau dịch mã. BÀI 4 : ĐỘT BIẾN GEN I- Khái niệm và các dạng đột biến gen : 1. Khái niệm đột biến gen : Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. 2. Thể đột biến: Là cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 3. Các dạng đột biến gen : Có 3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản : Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. - Phân loại: đột biến tự nhiên và đột biến nhân tạo. II- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. 1. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại ), tác nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào. 2. Cơ chế phát sinh : - Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo. Gen ® tiền đột biến gen ® đột biến gen - Ví dụ: Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN (G – X ® A – T), do tác động của tác nhân hoá học như 5 – BU (A – T ® G – X). - Đột biến dịch khung do có sự tham gia của acridin. 3. Đột biến gen phụ thuộc vào: loại tác nhân, cường độ, liều lượng tác nhân, thời điểm tác động và đặc điểm cấu trúc của gen. III- Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen : 1. Hậu quả của đột biến gen: - Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen cũng như điều kiện môi trường. - Khẳng định phần lớn đột biến điểm thường vô hại. - Đột biến thay thế có thể làm thay đổi axit amin ở vị trí bị đột biến. - Đột biến mất hoặc thêm có thể làm thay đổi bộ 3 mã hoá từ vị trí bị đột biến ® có thể làm thay đổi các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng từ vị trí bị đột biến. 2. Mối liên quan giữa gen và tính trạng khi bị đột biến: Sự Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc ® Biến đổi trong dãy nuclêôtit của mARN ® Biến đổi trong dãy axit amin của chuỗi pôlipeptit tương ứng ® Có thể làm thay đổi cấu trúc prôtêin ® Có thể biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó trên một hoặc một số ... à hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương. BÀI 47. ÔN TẬP PHẦN TIẾN HOÁ VÀ SINH THÁI HỌC Trong khuôn khổ của một tiết học lại phải ôn tập cả phần tiến hoá và sinh thái nên GV không thể đi vào ôn tập từng bài học cụ thể. Cách tốt nhất để giúp HS ôn tập là hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức dưới dạng sơ đồ phân nhánh (bản đồ khái niệm) rồi hướng dẫn HS để các em tự mình ôn tập bằng cách xây dựng các bản đồ khái niệm liên kết các phần đã học lại với nhau bằng các mối liên hệ nhất định như ví dụ đã nêu ở bài 47 trong SGK. GV có thể xem lại nội dung ”quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống”. GV cũng có thể sử dụng các phiếu học tập để hướng dẫn HS ôn tập. Học xong bài này, HS phải khái quát hoá được toàn bộ nội dung cốt lõi của phần tiến hoá và sinh thái học với các nội dung cụ thể sau : I. Phần tiến hoá 1. Bằng chứng tiến hoá và cơ chế tiến hoá. 1. Bằng chứng tiến hoá : Bằng chứng nói lên mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhau. Có 2 loại bằng chứng tiến hoá đó là bằng chứng tiến hoá trực tiếp và bằng chứng tiến hoá gián tiếp Bằng chứng gián tiếp Các bằng chứng tiến hoá Nội dung Ví dụ Ý nghĩa Bằng chứng giải phẫu so sánh Bằng chứng phôi sinh học Bằng chứng địa lí sinh vật học Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử Bằng chứng trực tiếp Hoá thạch Nội dung của phiếu học tập Bằng chứng gián tiếp Các bằng chứng tiến hoá Nội dung Ví dụ Ý nghĩa Bằng chứng giải phẫu so sánh + Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) : là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển của phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. + Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức) : Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Tay người và tay dơi Chi sau của cá voi có hình dạng tương tự như đuôi cá Phản ánh sự tiến hoá phân li. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy. Bằng chứng phôi sinh học Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều giống nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan. Phôi của cá, kì giông, rùa, gà cho tới các động vật có vú kể cả người đều trải qua các giai đoạn có các khe mang... Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần. Bằng chứng địa lí sinh vật học Dựa trên kết quả nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên Trái Đất ( loài đã diệt vong cũng như loài hiện tại), liên quan đến sự biến đổi của các điều kiện địa chất. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử - Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen - Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Người giống tinh tinh 97,6% ADN, giống vượn Gibbon 94,7% ADN. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). Sự sai khác vè trình tự axit amin càng ít điều đó chứng tỏ tinh tinh có quan hệ họ hàng gần hơn so với Gôrila Bằng chứng trực tiếp Hoá thạch Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Một vết chân, một bộ xương... + Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống. + Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất. 1.2. Thuyết tiến hoá của Lamac và thuyết tiến hoá Đac uyn. GV yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học tập với các nội dung sau : Chỉ tiêu phân biệt Học thuyết Lamac Học thuyết Đac uyn Nguyên nhân tiến hoá Cơ chế tiến hoá Hình thành đặc điểm thích nghi Hình thành loài mới Nội dung của phiếu học tập : Chỉ tiêu phân biệt Học thuyết Lamac Học thuyết Đac uyn Nguyên nhân tiến hoá - Sự thay đổi của ngoại cảnh - Thay đổi tập quán hoạt động của động vật Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền. Cơ chế tiến hoá Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động Sự tích luỹ các biến dị có lơị, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Hình thành đặc điểm thích nghi Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không có một loài nào bị đào thải - Biến dị phát sinh vô hướng - Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải các dạng kém thích nghi. Hình thành loài mới Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, từ một nguồn gốc chung. Chiều hướng tiến hoá Nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. - Ngày càng đa dạng phong phú. - Tổ chức ngày càng cao. - Thích nghi ngày càng hợp lí 1.3. Thuyết tiến hoá hiện đại : gồm thuyết tiến hoá tổng hợp và thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính. GV yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học tập với các nội dung sau : Vấn đề Thuyết tiến hoá tổng hợp Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính Nhân tố tiến hoá Cơ chế tiến hoá Đóng góp mới Nội dung của phiếu học tập : Vấn đề Thuyết tiến hoá tổng hợp Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính Nhân tố tiến hoá - Đột biến cùng với giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. - Chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá. - Di- nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen Quá trình đột biến làm phát sinh các đột biến trung tính. Cơ chế tiến hoá Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới áp lực của chọn lọc tự nhên được các cơ chế cách li thúc đẩy "hình thành 1 hệ gen kín khác biệt di truyền so với quần thể ban đầu, cách li sinh sản với quần thể gốc Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến, không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Đóng góp mới - Làm sáng tỏ cơ chế tiến hoá nhỏ diễn ra trong lòng quần thể. - Bắt đầu làm rõ những nét riêng của tiến hoá lớn - Nêu giả thuyết về cơ chế tiến hoá cấp phân tử, giải thích sự đa dạng của các phân tử prôtêin. - Giải thích sự đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. 1.4. Loài và quá trình hình thành loài. + Loài là gì ? Cấu trúc loài ? + Quá trình hình thành loài mới. Để HS ôn tập tốt các con đường hình thành loài mới, GV yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học tập sau : Các con đường hình thành loài mới Nội dung Ví dụ Hình thành loài khác khu vực địa lí Hình thành loài bằng cách li địa lí Hình thành loài cùng khu vực địa lí Hình thành loài bằng cách li sinh thái. - Hình thành loài bằng cơ chế đa bội khác nguồn (lai xa và đa bội hoá). - Hình thành loài bằng đa bội hoá cùng nguồn - Hình thành loài bằng cấu trúc lại bộ NST 2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống. GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ sau vÒ qu¸ tr×nh tiÕn ho¸ ho¸ häc vµ tiÕn ho¸ tiÒn sinh häc : H¬i níc, khÝ cacb«nic , NH3.... 1 C¸c chÊt h÷u c¬ ®¬n gi¶n a,........ b,........ c, Cacbohi®r« d, Saccarit e, Lipit 2 Pr«tªin Axit nuclªic 3 ARN ADN I II 4 5 II. Phần sinh thái học Trình bày được khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cá thể sinh vật. Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật và các đặc trưng của một quần thể sinh vật dưới góc độ sinh thái học. Nêu được các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể sinh vật và các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Trình bày được khái niệm quần xã và mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Trình bày được khái niệm hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái. Trình bày được khái niệm chuỗi và lưới thức ăn. Mô tả được một cách khái quát sự chuyển hoá vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá. GV sử dụng hình 47.3 ( trang 214 SGK) yêu cầu HS giải thích các khái niệm trong sơ đồ. Quần thể Cá thể Quần xã Môi trường Các cấp tổ chức sống Nhân tố hữu sinh Nhân tố vô sinh Nhân tố sinh thái BÀI 48 : ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP THPT GV cần cho học sinh thấy khi tốt nghiệp và đặc biệt là khi thi vào đại học, chương trình thi không chỉ nằm trong chương trình sinh học 12 mà còn nằm trong toàn bộ chương trình của cả bậc THPT, thậm chí toàn bộ những gì mà học sinh đã học được. Việc ôn tập và hệ thống hoá là công việc của từng học sinh. GV không nên làm sẵn chương trình ôn tập để học sinh học thuộc mà nên tạo điều kiện để học sinh thể hiện những gì mà mình đã học được. Qua sự trình bày của học sinh GV có thể giúp các em điều chỉnh những thiếu sót hoặc đặt ra các câu hỏi để kiểm tra xem học sinh có hiểu đúng các khái niệm cơ bản hay không. Bài này là một trong những bài khó nhất, GV phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và phương pháp mới có thể thực hiện thành công. Nên giao trước nội dung cho từng nhóm học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Giờ học chỉ là những hoạt động báo cáo của các nhóm về kết quả làm việc của nhóm. GV cũng có thể hướng dẫn ôn tập theo quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống : đi theo từng bậc cấu trúc, mỗi bậc nêu đặc điểm sinh học đặc trưng. Sau khi học xong toàn bộ chương trình sinh học bậc THPT, học sinh cần phải : - Khái quát hoá được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn chương trình theo các cấp tổ chức của sự sống. - Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ cấp tế bào, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái. - Nắm được cơ chế di truyền và biến dị, qua đó giải thích được tại sao con cái sinh ra chỉ giống bố, mẹ trên những nét lớn, đồng thời cũng hiểu được tại sao sinh giới ngày nay đa dạng và phong phú. - Hiểu được cơ chế tiến hoá của sinh giới theo các quan niệm, đặc biệt là quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp. - Nhận biết được các mỗi quan hệ hữu cơ giữa các cấp tổ chức của sự sống và sự tương tác giữa các cấp tổ chức sống với môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học (Nhà xuất bản Giáo dục – Tháng 8/2006) Sinh học 12 (Nguyễn Thành Đạt, Tổng Chủ biên – Phạm Văn Lập, Chủ biên – Đặng Hữu Lanh – Mai Sỹ Tuấn - Nhà xuất bản Giáo dục – Tháng 6/2008) Sinh học 12 nâng cao (Vũ Văn Vụ, Tổng Chủ biên – Nguyễn Như Hiền, Chủ biên – Vũ Đức Lưu, đồng Chủ biên – Trịnh Đình Đạt - Chu Văn Mẫn – Vũ Trung Tạng - Nhà xuất bản Giáo dục – Tháng 6/2008) Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Sinh học - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (Ngô Văn Hưng, Chủ biên - Nhà xuất bản Giáo dục – Tháng 7/2008) Bài tập chọn lọc Sinh học 12 cơ bản và nâng cao (Ngô Văn Hưng, Chủ biên – Lê Hồng Điệp – Nguyễn Thị Linh - Nhà xuất bản Hà Nội – năm 2008) Basic Education Curriculum B. E. 2544 (A.D. 2001 – Ministry of Education Thailand) Advanced Biology for You (Gareth Williams – Reprinted in 2003 by : Nelson Thomes Ltd) A new Introduction to Biology (Bill Indge – Martin Rowland – Margaret Baker, Hodder & Stoughton 2005)
Tài liệu đính kèm: