Luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý Lớp 12 - Chuyên đề 7: Vật lý hạt nhân

Luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý Lớp 12 - Chuyên đề 7: Vật lý hạt nhân

* Xét hạt nhân :

 Độ hụt khối hạt nhân: ΔmO =(8.mp + 8.mn ) - mO = 16,128 -15,999 = 0,129 u

 Năng lượng liên kết hạt nhân là ΔEO= ΔmO.c2 = 0,129 uc2 = 0,129.931,5 = 120,1635 MeV

 Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là εO = ΔEO/16= 7,5102 MeV/nuclon

 Do εO > εHe nên hạt nhân bền vững hơn hạt nhân

Ví dụ 3: Hạt nhân Natri có kí hiệu và khôí lượng của nó là mNa = 22,983734 u, biết mp = 1,0073 u, mn = 1,0087 u.

a) Tính số hạt notron có trong hạt nhân Na.

b) Tính số nuclon có trong 11,5 (g) Na.

c) Tính độ hụt khối và năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Na.

 

doc 79 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý Lớp 12 - Chuyên đề 7: Vật lý hạt nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*MỖI CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC VIẾT RẤT HAY GỒM: 1. KIẾN THỨC; 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP; 3. BÀI TẬP TỰ LUẬN; 4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
*KÍNH TẶNG MỌI NGƯỜI CHUYÊN ĐỀ 7: VẬT LÝ HẠT NHÂN.
* LIỆN HỆ: ZALO: 0975336335 HOẶC EMAIL: phancongtu.c3truongchinh.daknong@moet.edu.vn
 ĐỂ NHẬN GIÁ NẠP CARD + CHUYÊN ĐỀ 8
NẾU BẠN LÀ GIÁO VIÊN VẬT LÝ THÌ ĐỪNG BỎ QUA CƠ HỘI SỞ HỮU 7 CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI THPT.QG MÔN VẬT LÝ 12 FILE WORD ĐỂ BIẾN THÀNH TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CỦA RIÊNG MÌNH
CẤU TẠO HẠT NHÂN, ĐỘ HỤT KHỐI HẠT NHÂN – PHẦN 1
I. CẤU TẠO HẠT NHÂN
1. Cấu tạo hạt nhân
* Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm một hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và e chuyển động xung quanh
* Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ những hạt nhỏ gọi là nuclôn. Có hai loại nuclôn:
- Prôtôn kí hiệu là p mang điện tích nguyên tố dương.
- Nơtrôn kí hiêu là n không mang điện tích.
* Một nguyên tố có nguyên tử số Z thì:
- vỏ nguyên tử có Z electron
- hạt nhân có N nơtron và Z prôtôn
* Tổng số A = Z + N gọi là số khối
* Một nguyên tử hay hạt nhân của nguyên tố X kí hiệu là:
Ví dụ. Hạt nhân có 11 proton và (23 – 11) = 12 notron
2. Đồng vị
Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số prôtôn Z nhưng có số nơtron N khác nhau nên số khối A cũng khác nhau.
Ví dụ. Hiđrô có 3 đồng vị : hiđrô thường ; đơteri (hay ) và triti (hay ).
3. Lực hạt nhân
Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh). Lực hạt nhân có tác dụng liên kết các nuclôn với nhau
Đặc điểm:
* Lực hạt nhân không phải là lực tĩnh điện, nó không phụ thuộc vào điện tích các nuclôn.
* Lực hạt nhân là một loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân, có cường độ rất lớn, còn gọi là lực tương tác mạnh.
* Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (khoảng 10-15m).
II. KHỐI LƯỢNG HẠT NHÂN
1. Đơn vị khối lượng hạt nhân
Trong vật lí hạt nhân, khối lượng thường được đo bằng đơn vị khối lượng nguyên tử. Kí hiệu là u. Theo định nghĩa, u có trị số bằng khối lượng của đồng vị cacbon 
	(gam) ≈ 1,66.10-27 kg
♥ Chú ý: Khối lượng của các nuclon tính theo đơn vị u thường dùng mP = 1,0073u và mN = 1,0087u
2. Khối lượng và năng lượng hạt nhân
	Theo Anh-xtanh, năng lượng E và khối lượng m tương ứng của cùng một vật luôn luôn tồn tại đồng thời và tỉ lệ với nhau, hệ số tỉ lệ là c2 theo biểu thức: E = mc2
	c là tốc độ ánh sáng trong chân không có giá trị c = 3.108m/s.
	Khi đó 1uc2 = 931,5 MeV → 1u = 931,5 MeV/c2
	MeV/c2 được coi là 1 đơn vị khối lượng hạt nhân.
♥ Chú ý:
1. Một vật có khối lượng m0 khi ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với vận tốc v, khối lượng sẽ tăng lên thành m với
Trong đó m0: khối lượng nghỉ và m là khối lượng động.
2. Năng lượng toàn phần: ; Trong đó: E0 = m0c2 gọi là năng lượng nghỉ.
3. E – E0 = (m – m0)c2 chính là động năng của vật.
III. ĐỘ HỤT KHỐI, NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT HẠT NHÂN
1. Độ hụt khối
Z
* Xét một hạt nhân có Z proton và N notron, khi các nuclon chưa liên kết để tạo thành hạt nhân thì khối lượng của hạt nhân chính là khối lượng của các nuclon, có giá trị m0 = Z.mP + N.mN
* Sau khi các nuclon liên kết thì hạt nhân có khối lượng là mX, thực nghiệm chứng tỏ m < m0.
Đại lượng Δm = m0 – m, được gọi là độ hụt khối hạt nhân.
Từ đó ta có: 
Ví du: Tính độ hụt khối của hạt nhân có khối lượng mHe= 4,0015u.
Hướng dẫn giải :
Hạt nhân có 2 proton và 2 nơtron.
Khi đó m0 = Z.mP + N.mn = 2.mP + 2.mn = 2.1,0073 + 2.1,0087 = 4,049527u
Độ hụt khối Δm = m0 – m = 4,049527 – 4,0015 = 0,048027u
2. Năng lượng liên kết hạt nhân
a) Năng lượng liên kết hạt nhân
	Theo thuyết tương đối, hệ các nuclôn ban đầu có năng lượng E0 = [ZmP + (A – Z)mn]c2
	Còn hạt nhân được tạo thành từ chúng thì có năng lượng E = mc2 < E0. Vì năng lượng toàn phần được bảo toàn, nên đã có một lượng năng lượng ΔE = E0 – E = Δm.c2 tỏa ra khi hệ các nuclôn tạo nên hạt nhân.
	Ngược lại, nếu muốn tách hạt nhân đó thành các nuclôn riêng rẽ, có tổng khối lượng ZmP + N.mn > m, thì ta phải tốn năng lượng ΔE = Δm.c2 để thắng lực tương tác giữa chúng. ΔE càng lớn thì càng tốn nhiều năng lượng để phá vỡ liên kết giữa các nuclôn.
	Vì vậy, đại lượng ΔE = Δm.c2 được gọi là năng lượng liên kết các nuclôn trong hạt nhân, hay gọn hơn, năng lượng liên kết hạt nhân.
	Ta có: 
b) Năng lượng liên kết riêng
	Là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn, kí hiệu là ε và được cho bởi công thức ε = ΔE/A
 Đặc điểm: Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
Ví dụ 1: Tìm độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân Liti . Biết khối lượng nguyên tử Liti, nơtron và prôtôn có khối lượng lần lượt là: mLi = 7,0160u; mN = 1,0087u và mP = 1,0073u. Biết 1u = 931,5 MeV/c2
Hướng dẫn giải :
Hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron. Khi đó:
M0 = Z.mP + N.mn = 3.mP + 4.mn = 3.1,0073 + 4.1,0087 = 7,08299 u
Độ hụt khối: Δm = m0 – m = 7,08299 – 7,0160 = 0,06699 u
Năng lượng liên kết của hạt nhân là: ΔE = Δm.c2 = 0,06699 uc2 = 0,06699.931,5 = 62,401185 MeV
Ví dụ 2: Cho biết: mHe = 4,0015 u;mO = 15,999 u;mp = 1,0073 u;mn = 1,0087 u. Hãy so sánh mức độ bền vững của hai hạt nhân và .
Hướng dẫn giải :
* Xét hạt nhân :
	Độ hụt khối hạt nhân: ΔmHe =(2.mp+2.mn)- mHe = 4,0032 - 4,0015 = 0,0305 u
	Năng lượng liên kết hạt nhân là ∆EHe= ΔmHe.c2 = 0,0305 uc2 = 0,0305.931,5 = 28,41075 MeV
	Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là 7,1027 MeV/nuclon
* Xét hạt nhân :
	Độ hụt khối hạt nhân: ΔmO =(8.mp + 8.mn ) - mO = 16,128 -15,999 = 0,129 u
	Năng lượng liên kết hạt nhân là ΔEO= ΔmO.c2 = 0,129 uc2 = 0,129.931,5 = 120,1635 MeV
	Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là εO = ΔEO/16= 7,5102 MeV/nuclon
	Do εO > εHe nên hạt nhân bền vững hơn hạt nhân 
Ví dụ 3: Hạt nhân Natri có kí hiệu và khôí lượng của nó là mNa = 22,983734 u, biết mp = 1,0073 u, mn = 1,0087 u.
a) Tính số hạt notron có trong hạt nhân Na.
b) Tính số nuclon có trong 11,5 (g) Na.
c) Tính độ hụt khối và năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Na.
Hướng dẫn giải :
a) Số notron của Na: N* = 23 – 11 = 12.
b) Số mol Na có trong 11,5 (g) Na: 
	Số nguyên tử chứa trong đó: N = n.NA = 0,5.6,02.1023 = 3,01.1023.
	Mỗi nguyên tử Na có 23 nuclon, vậy trong từng đó nguyên tử thì số nuclon là N’ = N.23 = 69,23.1023.
c) Độ hụt khối: Δm = 11.1,0073 + 13.1,0087 - 22,9837 = 0,201 (u)
Năng lượng liên kết của Na: Elk = 0,201.931 = 187 (MeV).
Ví dụ 4: Khối lượng nguyên tử của rađi Ra226 là m = 226,0254u.
a) Hãy chỉ ra thành phần cấu tạo hạt nhân Rađi ?
b) Tính ra kg của 1 mol nguyên tử Rađi, khối lượng 1 hạt nhân, 1 mol hạt nhân Rađi?
c) Tìm khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử cho biết bán kính hạt nhân được tính theo công thức r = r0.A1/3, với r0 = 1,4.10-15 m, A là số khối.
d) Tính năng lượng liên kết của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng, biết mP = 1,007276u, mn = 1,008665u ; me = 0,00549u ; 1u = 931 MeV/c2 .
Hướng dẫn giải :
a) Rađi hạt nhân có 88 prôton, N = 226 – 88 = 138 nơtron
b) m = 226,0254u.1,66055.10-27 = 375,7.10-27 kg
Khối lượng một mol : mm0l = mNA = 375,7.10-27.6,022.1023 = 226,17.10-3 kg = 226,17 g
Khối lượng một hạt nhân : mHN = m – Zme = 259,977u = 3,7524.10-25kg
Khối lượng 1mol hạt nhân : mm0lHN = mNH.NA = 0,22589kg
c) Thể tích hạt nhân : V = 4πr3/3 = 4πr03A/ 3 .
Khối lượng riêng của hạt nhân 
d) Tính năng lượng liên kết của hạt nhân ΔE = Δmc2 = {ZmP + (A – Z)mN – m}c2 = 1,8197u
ΔE = 1,8107.931 = 1685 MeV
Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 7, 4557 MeV/nu.
Ví dụ 5: (Khối A – 2010)
Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (với c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là
	A. 1,25 m0c2	B. 0,36 m0c2	C. 0,25 m0c2 	D. 0,225 m0c2
Hướng dẫn giải :
Ta có → đáp án C.
Ví dụ 6: (Khối A – 2011)
Theo thuyết tương đối, một êlectron có động năng bằng một nửa năng lượng nghỉ của nó thì êlectron này chuyển động với tốc độ bằng
	A. 2,41.108 m/s	B. 2,75.108 m/s	C. 1,67.108 m/s	D. 2,24.108 m/s
Hướng dẫn giải :
 → Đáp án D
Ví dụ 7: Hạt nhân có 4,0015u. Tính năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
Heli. Tính năng lượng tỏa ra khi tao thành 1 (g) Heli. Cho biết khối lượng của prôton và nơtron là mp =
1,007276u và mn = 1,008665u; 1u = 931,5 MeV/c2 và số Avôgađrô là NA = 6,022.1023 mol-1.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Ví dụ 8: Tính năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân và . Hạt nhân nào bền vững hơn?
Cho mNa = 22,983734u ; mFe = 55,9207u ; mn = 1,008665u ; mp = 1,007276u.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Ví dụ 9: Khối lượng của hạt nhân là 10,0113u, khối lượng của nơtron là mn = 1,0086u, khối lượng của prôtôn là mP = 1,0072u và 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân Be10 là
	A. 64,332 MeV.	B. 6,4332 MeV.	C. 0,64332 MeV.	D. 6,4332 MeV.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Ví dụ 10: Khối lượng của hạt nhân là 9,0027u, khối lượng của nơtron là mn = 1,0086u, khối lượng của prôtôn là mP = 1,0072u. Độ hụt khối của hạt nhân là
	A. 0,9110u.	B. 0,0811u.	C. 0,0691u.	D. 0,0561u.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Ví dụ 11: Cho hạt nhân có khối lượng 4,0015u. Biết mp= 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931 MeV/c2. Năng 2
lượng liên kết riêng của hạt bằng
	A. 7,5 MeV.	B. 28,4 Me ...  hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn.
	B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao (hàng trăm triệu độ) nên gọi là phản ứng nhiệt hạch.
	C. Xét năng lượng toả ra trên một đơn vị khối lượng thì phản ứng nhiệt hạch toả ra năng lượng lớn hơn nhiều phản ứng phân hạch.
	D. Một phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng nhiều hơn một phản ứng phân hạch.
Câu 18. Chọn câu sai.
	A. Nguồn gốc năng lượng mặt trời và các vì sao là do chuỗi liên tiếp các phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
	B. Trên trái đất con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch: trong quả bom gọi là bom H; trong các nhà máy điện nguyên tử
	C. Nguồn nhiên liệu để thực hiện phản ứng nhiệt hạch rất dễ kiếm, vì đó là đơteri và triti có sẵn trong nước biển..
	D. Phản ứng nhiệt hạch có ưu điểm lớn là bảo vệ môi trường tốt vì chất thải sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 19. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì
	A. một phản ứng toả, một phản ứng thu năng lượng.
	B. một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độ cao.
	C. một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
	D. một phản ứng diễn biến chậm, phản kia rất nhanh
Câu 20. Phản ứng nhiệt hạch là
	A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
	B. phản ứng kết hợp hai hạt nhân có khối lượng trung bình thành một hạt nhân nặng.
	C. nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời.
	D. sự tách hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ cao.
Câu 21. Phát biểu nào sai khi nói về phản ứng hạt nhân?
	A. Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân tạo ra hai hạt nhân nhẹ hơn, có tính phóng xạ.
	B. Khi hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron vỡ thành 2 hạt nhân trung bình và toả năng lượng lớn.
	C. Khi hai hạt nhân rất nhẹ kết hợp với nhau thành hạt nhân nặng hơn toả năng lượng.
	D. Phản ứng tổng hợp hạt nhân và phân hạch đều toả năng lượng.
Câu 22. Trong phản ứng vỡ hạt nhân urani 235U năng lượng trung bình toả ra khi phân chia một hạt nhân là 200 MeV. Khi 1 kg 235U phân hạch hoàn toàn thì toả ra năng lượng là
	A. 8,21.1013 J. 	B. 4,11.1013 J. 	C. 5,25.1013 J. 	D. 6,23.1021 J.
Câu 23. Trong phản ứng vỡ hạt nhân Urani 235U năng lượng trung bình toả ra khi phân chia một hạt nhân là 200 MeV. Một nhà máy điện nguyên tử dùng nguyên liệu Urani, có công suất 500 000 kW, hiệu suất là 20%. Lượng tiêu thụ hàng năm nhiên liệu urani là
	A. 961 kg. 	B. 1121 kg. 	C. 1352,5 kg. 	D. 1421 kg.
Câu 24: Do sự phát bức xạ nên mỗi ngày khối lượng Mặt Trời giảm một lượng 3,744.1014 kg. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Công suất bức xạ trung bình của Mặt Trời bằng:
	A. 6,9.1015 MW 	B. 3,9.1020 MW 	C. 5,9.1010 MW 	D. 4,9.1040 MW
Câu 25: Biết U235 có thể bị phân hạch theo phản ứng sau: . Khối lượng của các hạt tham gia phản ứng: mU = 234,99332u; mn = 1,0087u; mI = 138,8970u; mY = 93,89014u; 1uc2 = 931,5MeV. Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1012 hạt U235 phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtrôn là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng toả ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu):
	A. 175,85 MeV 	B. 5,45.1015 MeV 	C. 5,45.1013MeV 	D. 8,79.1012 MeV
Câu 26: Gọi m0 là khối lượng nghỉ của vật. m,v lần lượt là khối lượng và vận tốc khi vật chuyển động.Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng toàn phần của một hạt tương đối tính:
	A. E = mc2	B. E = E0 + Wđ	C. 	D. E = m0c2
Câu 27: Một hạt có khối lượng nghỉ m0, chuyển động với tốc độ (c là tốc độ ánh sáng trong chân không ). Theo thuyết tương đối, năng lượng toàn phần của hạt sẽ:
 	A. gấp 2 lần động năng của hạt	B. gấp bốn lần động năng của hạt
	C. gấp	3 lần động năng của hạt	D. gấp lần động năng của hạt
Câu 28: Một hạt có khối lượng nghỉ m0, chuyển động với tốc độ v thì theo thuyết tương đối, động năng của hạt được định bởi công thức:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 29: Hạt α có động năng 5,30 MeV bắn phá hạt nhân đang đứng yên sinh ra hạt nhân Cacbon và hạt nhân X. biết hạt nhân Cacbon có động năng 0,929 MeV và phương vận tốc của hạt nhân Cacbon và hạt nhân X vuông góc nhau. Lấy khối lượn hạt nhân bằng số khối. Động năng của hạt nhân X bằng:
	A. 5,026 MeV	B. 10,052 MeV	C. 9,852 MeV	D. 22,129 MeV
Câu 30: Kí hiệu E0, E là năng lượng nghỉ và năng lượng toàn phần của một hạt có khối lượng nghỉ m0, chuyển động với vận tốc v = 0,8c. Theo thuyết tương đối, năng lượng nghỉ E0 của hạt bằng:
	A. 0,5E	B. 0,6E	C. 0,25E	D. 0,8E
Câu 31: Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Einstein giữa năng lượng nghỉ E và khối lượng m của một vật là: A. E = mc2 B. E = 2m2c	C. E = 0,5mc2	D. E = 2mc2
Câu 32: Mặt trời có khối lượng 2.1030 kg và công suất bức xạ 3,8.1026 W. Nếu công suất bức xạ không đổi thì sau 1 tỉ năm nữa khối lượng mặt trời giảm đi bao nhiêu phần trăm so với khối lượng hiện nay. Lấy 1 năm = 365 ngày.	A. 0,07%	B. 0,005%	C. 0,05%	D. 0,007%
Câu 33. Một hạt nhận 235U phân hạch toả năng lượng 200 MeV. Tính khối lượng Urani tiêu thụ trong 24 giờ bởi một nhà máy điện nguyên tử có công suất 5000 kW. Biết hiệu suất nhà máy là 17%.
	A. 61 g.	B. 21 g.	C. 31 g.	D. 41 g.
Câu 34. Trong phản ứng tổng hợp Hêli: Biết mLi = 7,0144u; mH = 1,0073u; mHe4 = 4,0015u, 1u = 931,5MeV/c2. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4,19 kJ/kg/k-1. Nếu tổng hợp Hêli từ 1 (g) liti thì năng lượng toả ra có thể đun sôi một nước ở 00C là:
	A. 4,25.105 kg	B. 5,7.105 kg	C. 7,25. 105 kg	D. 9,1.105 kg.
Câu 35. Xét phản ứng: A --> B + α. Hạt nhân mẹ đứng yên, hạt nhân con và hạt α có khối lượng và vận tốc lần lượt là vB, mB và vα, mα.. Tỉ số giữa vB và vα bằng
	A. mB/mα	B. 2mα/mB	C. 2 mB / mα	D. mα/mB
Câu 36. Tìm phát biểu sai, biết số nguyên tử và khối lượng chất phóng xạ ban đầu là N0 và m0:
	A. Số nguyên tử còn lại sau thời gian t: N = N0.e-0,693t/T
	B. Khối lượng đã phân rã trong thời gian t: ∆m = m0(1 – e-λt)
	C. Hoạt độ phóng xạ ở thời điểm t: H = λN0e-0,693t
	D. Số nguyên tử đã phân rã trong thời gian t: ∆N = N0(1 - 2- t/T)
Câu 37. Một trong các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng là: với m là số nơtron, m bằng:
	A. 4 	B. 6 	C. 8 	D. 10
Câu 38. Tìm phát biểu sai về phản ứng nhiệt hạch:
	A. Sự kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân năng hơn cũng toả ra năng lượng.
	B. Mỗi phản ứng kết hợp toả ra năng lượng bé hơn một phản ứng phân hạch, nhưng tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều hơn.
	C. Phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều, làm nóng môi trường xung quanh nên gọi là phản ứng nhiệt hạch. 
	D. Bom H là ứng dụng của phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng phản ứng nhiệt hạch không kiểm soát được.
 Câu 39. Chọn câu sai:
	A. Sau khoảng thời gian bằng 3 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần tám
 	B. Sau khoảng thời gian bằng 2 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ bị phân rã ba phần tư
 	C. Sau khoảng thời gian bằng 2 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần tư
	D. Sau khoảng thời gian bằng 3 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần chín
Câu 40. Tìm phát biểu sai về định luật phóng xạ:
	A. Độ phóng xạ (phx) của một lượng chất phx đặc trưng cho tính phx mạnh hay yếu, đo bằng số phân rã trong 1s.
	B. Một Bq là một phân rã trong 1s.
	C. 1Ci = 3,7.1010Bq xấp xỉ bằng độ phóng xạ của 1 mol Ra.
	D. Đồ thị H(t) giống như N(t) vì chúng giảm theo theo thời gian với cùng một quy luật.
Câu 41. Tìm phát biểu sai về phản ứng hạt nhân:
	A. Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi tương tác dẫn đén sự biến đổi hạt nhân các nguyên tử.
 	B. Trong phương trình phản ứng hạt nhân: A + B → C + D. A, B, C, D có thể là các hạt nhân hay các hạt cơ bản như p, n, e-
	C. Phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân mà hạt nhân mẹ A biến đổi thành hạt nhân con B và hạt α hoặc β.
	D. Các phản ứng hạt nhân chỉ xảy ra trong các lò phản ứng, các máy gia tốc, không xảy ra trong tự nhiên
Câu 42. Trong lò phản ứng phân hạch U235, bên cạnh các thanh nhiên liệu còn có các thanh điều khiển B, C, D. Mục đích chính của các thanh điều khiển là:
	A. Làm giảm số nơtron trong lò phản ứng bằng hấp thụ
	B. Làm cho các nơtron có trong lò chạy chậm lại
	C. Ngăn cản các phản ứng giải phóng thêm nơtron	D. A và C đúng
Câu 43. Chọn câu phát biểu đúng:
	A. Độ phóng xạ càng lớn nếu khối lượng chất phóng xạ càng lớn
	B. Độ phóng xạ chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ
	C. Chỉ có chu kỳ bán rã mới phụ thuộc độ phóng xạ
	D. Có thể thay đổi độ phóng xạ bởi yếu tố hóa, lý của môi trường bên ngoài
Câu 44. Phản ứng phân hạch U235 dùng trong lò phản ứng hạt nhân và cả trong bom nguyên tử. Tìm sự khác biệt căn bản giữa lò phản ứng và bom nguyên tử.
	A. Số nơtron được giải phóng trong mỗi phản ứng phân hạch ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò phản ứng
	B. Năng lượng trung bình được mỗi nguyên tử urani giải phóng ra ở bom nguyên tử nhiều hơn hơn ở lò phản ứng
	C. Trong lò phản ứng số nơtron có thể gây ra phản ứng phân hạch tiếp theo được khống chế
	D. Trong lò phản ứng số nơtron cần để gây phản ứng phân hạch tiếp theo thì nhỏ hơn ở bom nguyên tử.
Câu 45. Điều nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
	A. Hiện tượng phóng xạ của một chất sẽ xảy ra nhanh hơn nếu cung cấp cho nó một nhiệt độ cao
	B. Hiện tượng phóng xạ do các nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra.
	C. Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ.
	D. Hiện tượng phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân.
Câu 46. Trong phản ứng vỡ hạt nhân urani U235 năng lượng trung bình toả ra khi phân chia một hạt nhân là 200 MeV. Một nhà máy điện nguyên tử dùng nguyên liệu urani, có công suất P, hiệu suất là 30%. Lượng tiêu thụ hàng năm nhiên liệu urani là 2461 kg. Tính P?
	A. 1800 MW 	B. 1920 MW 	C. 1900 MW 	D. 1860 MW
Câu 47. Một nhà máy điện hạt nhân có công suất 160 kW, dùng năng lượng phân hạch U235, hiệu suất H = 20%. Mỗi hạt U235 phân hạch tỏa năng lượng là 200 MeV. Với 500 g U235 thì nhà máy hoạt động được trong bao lâu?
	A. 500 ngày 	B. 590 ngày. 	C. 593 ngày 	D. 565 ngày.
Câu 48. Hạt nhân đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
	A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.
	B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
	C. bằng động năng của hạt nhân con.	D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
Câu 49. Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
	A. 3,125 MeV. 	B. 4,225 MeV. 	C. 1,145 MeV. 	D. 2,125 MeV.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
01. C
02. C
03. D
04. D
05. C
06. C
07. B
08. C
09. D
10. B
11. C
12. D
13. B
14. C
15. C
16. A
17. D
18. B
19. C
20. C
21. A
22. A
23. A
24. B
25. B
26. D
27. A
28. B
29. B
30. B
31. A
32. D
33. C
34. B
35. D
36. C
37. B
38. C
39. D
40. C
41. D
42. A
43. A
44. C
45. A
46. B
47. C
48. A
49. D

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_vat_ly_lop_12_chuyen_de_7_vat_ly.doc