Kiểm tra tập trung học kì I Môn : Lịch sử 10 ( Đề xuất đề kiểm tra học kì I)

Kiểm tra tập trung học kì I Môn : Lịch sử 10 ( Đề xuất đề kiểm tra học kì I)

Câu 1: Quan hệ sản xuất phong kiến:

a. Tư sản bóc lột sức lao động của công nhân. b. Địa chủ bóc nông dân bằng địa tô.

c. Chủ xưởng bóc lột sức lao động thợ thủ công. d. Chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ.

Câu 2: Sự kiện đánh dấu chấm dứt thời kì”ăn sống nuốt tươi” của người nguyên thuỷ:

a. Phát minh ra lửa. b. Công cụ đá mới xuất hiện.

c. Phát minh ra cung tên. d. Công cụ kim khí xuất hiện.

Câu 3: Ngành kinh tế được coi là”gốc” nền kinh tế của cư dân cổ đại phương Đông:

a. Buôn bán bằng đường biển. b. Thủ công nghiệp.

c. Đánh bắt cá . d. Nghề nông .

Câu 4: Thành tựu được coi là quan trọng nhất trong nền văn hoá cổ đại:

a. Lịch pháp . b. Chữ viết. c. Toán học. d. Kiến trúc.

Câu 5. Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng:

a. Đức. b. I-ta-li-a. c. Hà Lan. d. Pháp.

Câu 6: Sự xuất hiện các màu da khác nhau(vàng, đen, trắng) thể hiện:

a Con người thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên. b. Khả năng trí tuệ khác nhau .

c. Khác nhau về vai trò xã hội. d. Khả năng lao động khác nhau.

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra tập trung học kì I Môn : Lịch sử 10 ( Đề xuất đề kiểm tra học kì I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục & Đào Tạo 	Kiểm tra tập trung học kì I	
Trường THPT Krông Ana	Môn : Lịch sử 10 ( Đề xuất đề kiểm tra học kì I)
	Thời gian: 45 phút
Hãy khoanh vào chữ cái đầu ý đúng nhất.
Câu 1:	Quan hệ sản xuất phong kiến:
a.	Tư sản bóc lột sức lao động của công nhân.	b.	Địa chủ bóc nông dân bằng địa tô.	
c.	Chủ xưởng bóc lột sức lao động thợ thủ công.	d.	Chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ. 
Câu 2: Sự kiện đánh dấu chấm dứt thời kì”ăn sống nuốt tươi” của người nguyên thuỷ:
a.	Phát minh ra lửa.	b.	Công cụ đá mới xuất hiện. 	
c.	Phát minh ra cung tên.	d.	Công cụ kim khí xuất hiện.
Câu 3: Ngành kinh tế được coi là”gốc” nền kinh tế của cư dân cổ đại phương Đông:
a.	Buôn bán bằng đường biển.	b.	Thủ công nghiệp.
c.	Đánh bắt cá .	d.	Nghề nông .
Câu 4: Thành tựu được coi là quan trọng nhất trong nền văn hoá cổ đại:
a.	Lịch pháp .	b.	Chữ viết.	c.	Toán học. 	 d. Kiến trúc.
Câu 5. Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng:
a.	Đức.	b.	I-ta-li-a.	c.	Hà Lan.	d.	Pháp.
Câu 6: Sự xuất hiện các màu da khác nhau(vàng, đen, trắng) thể hiện:
a	Con người thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên.	b.	Khả năng trí tuệ khác nhau .
c.	Khác nhau về vai trò xã hội.	d.	Khả năng lao động khác nhau. 
Câu 7:	Khoảng 4 triệu năm về trước đã diễn ra sự kiện lịch sử:
a.	Người Tinh khôn xuất hiện.	 b. 	Người Tối cổ chuyển hoá thành Người tinh khôn.	
c.	Vượn cổ chuyển thành Người tối cổ. 	d. Con người bước vào thời đá mới.
Câu 8.	Óc sáng tạo đầu tiên của con người được thể hiện trong lĩnh vực:
a.	Làm đồ gốm.	b.	Sáng tạo chữ vi	ết
c.	Chế tạo công cụ lao động.	d.	Tìm ra lửa.
Câu 9:	Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người:
a.	Bầy người nguyên thuỷ. b.	Quan hệ hợp đoàn.	c. Thị tộc.	 d.	 Bộ lạc.
Câu10:	Nguyên nhân sâu xa dẫn đến xuất hiện chế độ tư hữu:	
a.	Do năng suất lao động tăng lên.	 	b. 	Do công cụ kim khí xuất hiện.
c.	Do xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên. 	d. 	Do một số người có của cải riêng.
Câu11:	Quan hệ giữa các Thi tộc trong Bộ lạc:
a.	Quan hệ cộng đồng.	b.	Quan hệ đối kháng.
c.	Quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau.	d.	Quan hệ thù địch.
Câu 12:	“Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thuỷ:
a.	Sự hợp tác lao động của nhiều người.	b.	Sự hưởng thụ bằng nhau.
c.	Sự công bằng và bình đẳng.	d.	Mọi người đều lao động.
Câu 13:	Tính cộng đồng của Thị tộc được biểu hiện :
a.	Sự bình đẳng giữa các thành viên.	b.	Sự hợp tác lao động.	
c.	Hưởng thụ bằng nhau.	d.	Mọi người làm chung,ăn chung,ở chung.
Câu 14:	Cư dân trên thế giới sử dụng công cụ sắt đầu tiên:
a.	Cư dân Ai Cập.	 b. Cư dân Tây Á và Nam Âu. 	 c. Cư dân Ấn Độ.	 d. Cư dân Trung Quốc.
Câu 15:	Tính chất bộ máy nhà nước cổ đại phương đông:
a.	Mang tính dân chủ cổ đại.	b.	Mang tính chất chuyên chế. 	
c.	Mang tính chất độc tài quân sự.	d.	Mang tính chất dân chủ chủ nô.
Câu 16.	Người phương Đông cổ đại quan niệm một năm có:
a.	360 ngày.	b.	364 ngày.	c.	365 ngày.	d.	365 ngày 1/4. 
Câu 17.	Người phương Tây cổ đại quan niệm một năm có:
a.	360 ngày.	b.	364 ngày.	c.	365 ngày.	d.	365 ngày 1/4. 
Câu 18:	Đứng đầu nhà nước phương Đông cổ đại:
a.	Thái uý.	b.	Vua chuyên chế.	c.	Hội đồng 500.	 d. Thừa tướng.
Câu19: Công trình kiến trúc Kim tự tháp ở nước:
a.	Ai Cập.	b.	Trung quốc.	c. 	Ấn Độ	 d.	Hi Lạp.
Câu 20:	Đền thờ Pác-tê-nông ở nước:
a.	Ai Cập.	b.	Trung quốc.	c. 	Ấn Độ	 d.	Hi Lạp.
Câu 21:	Chữ viết đầu tiên của cư dân phương Đông cổ đại:
a.	Chữ tượng hình.	b. Chữ hài thanh.	c. 	Chữ tượng ý.	 d. 	Chữ nét cong.
Câu 22:	Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Hi Lạp –Rô-ma cổ đại : 
a.	Buôn bán bằng đường biển.	b.	Luyện kim .
c.	Đánh bắt cá .	d.	Nghề nông .	
Câu23:	Đê -lốt và Pi-rê nổi tiếng lịch sử cổ đại phương Tây với hoạt động:
a.	Những xưởng thủ công lớn.	b.	Những thành bang dân chủ.
c.	Những trung tâm buôn bán nô lệ.	d.	Những công trình kiến trúc đẹp.
Câu24:	Nhà nước cổ đại phương Tây thường được gọi:
a.	Vương quốc.	b.	Lãnh địa.	c.	Thị quốc.	d.	Đế chế.
Câu25:	Bộ phận dân cư đông nhất trong các quốc gia cổ đại phương Tây:
a.	Nông dân.	b.	Bình dân.	c.	Chủ nô.	d.	Nô lệ.
Câu26:	Thành phần xã hội lao động chủ yếu trong các quốc gia cổ đại phương Tây:
a.	Nông dân.	b.	Nô lệ.	c.	Chủ nô.	d.	Bình dân.
Câu 27:	Tính chất bộ máy nhà nước phương Tây cổ đại:
a.	Mang tính dân chủ .	b.	Mang tính chất chuyên chế. 	
c.	Mang tính chất độc tài quân sự.	d.	Mang tính chất dân chủ chủ nô.
Câu 28: Giai cấp cầm quyền nhà nước các quốc gia cổ đại phương Tây:
a.	Giai cấp nông dân.	b.	Giai cấp nô lệ.	
c.	Giai cấp chủ nô.	d.	Giai cấp địa chủ.
Câu 29:	Hệ số chữ cái của người Hi-Lạp và Rô-ma cổ đại ban đầu:
a.	20 chữ .	b.	22 chữ.	c.	24 chữ.	d.	26 chữ.
Câu 30:	Tiền đề về đường thẳng song song gắn liền với tên tuổi của nhà toán học:
a.	Đê-các-tơ.	b.	Pi-ta-go.	c.	Ác-xi-mét.	d.	Ơ-clít.
Câu 31:	Mối quan hệ cơ bản trong xã hội thời Tần:
a.	Giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô.	b.	Giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.
c.	Giữa địa chủ với nông dân tự canh. 	d.	Giữa quý tộc với nông dân công xã.
Câu 32:	Bộ phận nông dân dưới thời Tần đã nhận ruộng đất của địa chủ caỳ cấy và đóng địa tô:
a.	Nông dân lĩnh canh.	b.	Nô lệ.	c.	Chủ nô.	d. Nông dân tự canh.
Câu 33:	Sau khi thống nhất Trung Quốc Tần Thuỷ Hoàng xưng:
a.	Đại đế.	b.	Vua.	c.	Vương chính.	d. Hoàng đế. 
Câu 34:	Nội dung cơ bản của “Chế độ quân điền”:
a.	Lấy ruộng đất công, đất hoang chia cho nông dân. 	 b. Lấy ruộng đất công ban thưởng cho quý tộc.
c.	Chia đều ruộng đất cho quý tộc và nông dân.	d.	Ruộng đất do vua quản lí và tự sử dụng.
Câu 35:	 Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời:
a.	Thời Tần.	b.	Thời Đường.	c.	Thời Minh .	d.	Thời Thanh.
Câu 36:	Bốn phát minh kĩ thuật nhân dân Trung Quốc đã cống hiến cho nền văn minh thế giới:
a.	Chữ viết, toán, hội hoạ,thơ Đường.	b.	Kiến trúc, luyện kim, điêu khắc, in ấn.
c.	Thuốc súng, kĩ thuật in, la bàn, giấy.	d.	Giấy, chữ viết,văn học viết, thi ca. 
Câu 37:	Nhà Nguyên là một triều đại phong kiến ở Trung Quốc của người:
a.	Gốc Trung Quốc.	b.	Gốc Ấn Độ.	c.	Gốc Rô- ma.	d.	Gốc Mông Cổ.	
Câu 38:	Chủ nhân đầu tiên của nước Lào :
a.	Người Khơ me.	b.	Người Thái.	
c.	Người Lào Thơng.	d.	Người Lào Lùm.
Câu 39:	Vương triều Hồi giáo Đêli được thành lập ở Ấn Độ là của người:
a.	Gốc Mông Cổ.	b. 	Gốc Thổ Nhĩ Kì.	
c.	Gốc Ấn Độ.	d.	Gốc Trung Quốc.
Câu 40:	Người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển:
a.	Cô-lôm-bô.	b.	Va-xcô đơ Ga-ma.	
c.	Ma-gien-lan.	d.	Đi-a-xơ.
Hết
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10
Câu 1:b	Câu2:a	Câu3	:d	Câu4	:b	Câu5	:b	Câu 6	:a	Câu7:c	
Câu 8	:c	Câu9:a	Câu 1	0:b	Câu11:c	Câu12:c 	Câu13:d	Câu14:b
Câu 15:b	Câu16:c	Câu17:d	Câu18:b	Câu 19:a	Câu20:d	Câu 21:a
Câu22:a	Câu23:c	Câu24:c	Câu25:d	Câu26:b	Câu 27:d	Câu28:c
Câu29:a	Câu30:d	Câu31:b	Câu32:a	Câu33:d	Câu34:a	Câu35:c
Câu36:c	Câu37:d	Câu 38:c	Câu39:b	Câu 40:c	

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Su10ch_hk1_TKAN.doc