Kiểm tra học kỳ I , năm học 2006 - 2007 môn : Ngữ văn – Lớp 10 ( ban cơ bản )

Kiểm tra học kỳ I , năm học 2006 - 2007 môn : Ngữ văn – Lớp 10 ( ban cơ bản )

Câu 1: Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?

A- Văn học dân gian và văn học viết B- Văn học dân gian và văn xuôi

C- Văn học dân gian và thơ D- Văn học dân gian và kịch

Câu 2 : Hoạt động giao tiếp là gì?

A- Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội

B- Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( nói và viết)

C- Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.

D- Cả A, B và C

Câu 3: Dòng nào dưới đây không nói đúng về tính truyền miệng của văn học dân gian?

A- văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.

B- Văn học dân gian truyền miệng từ người này sang người khác

C- Văn học dân gian truyền miệng qua các thế hệ và các địa phương khác nhau.

D- Quá trình truyền miệng kết thúc khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.

 

doc 9 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I , năm học 2006 - 2007 môn : Ngữ văn – Lớp 10 ( ban cơ bản )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK KIỂM TRA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2006 - 2007
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN - TỔ VĂN 	 Môn : Ngữ Văn – Lớp 10 ( Ban cơ bản )
	 Thời gian : 90 phút ( không tính thời gian giao đề)
	 ---------------------------------
	PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm):
Câu 1: Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?
A- Văn học dân gian và văn học viết B- Văn học dân gian và văn xuôi
C- Văn học dân gian và thơ D- Văn học dân gian và kịch
Câu 2 : Hoạt động giao tiếp là gì?
A- Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội
B- Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( nói và viết)
C- Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
D- Cả A, B và C 
Câu 3: Dòng nào dưới đây không nói đúng về tính truyền miệng của văn học dân gian?
A- Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.
B- Văn học dân gian truyền miệng từ người này sang người khác
C- Văn học dân gian truyền miệng qua các thế hệ và các địa phương khác nhau.
D- Quá trình truyền miệng kết thúc khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.
Câu 4: Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào?
A- Đều là tác phẩm tự sự dân gian. 
B- Đều kể về các vị thần. 
C- Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng. 
D- Đều sử dụng ngôn ngữ có vần , nhịp.
Câu 5: Truyện cổ tích giống truyện thơ ở điểm nào?
A- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ. B- Giàu chất trữ tình.
C- Đối tượng đề cập chủ yếu là con người bình thường trong xã hội. D- Cả ba ý trên.
Câu 6: Văn bản là gì?
A- Văn bản là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B- Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
C- Văn bản thường bao gồm nhiều câu. 
D- Cả ba ý trên
Câu 7: Dòng nào không đúng với nhân vật anh hùng sử thi?
A- Là nhân vật có thật trong lịch sử cộng đồng
B- Tính cách, số phận của nhân vật anh hùng trong sử thi là tập trung đến mức cao nhất của những gì thuộc cộng đồng
C- Tính cách, số phận của nhân vật anh hùng trong sử thi phản ánh rõ nét tính cách, số phận của cả tộc người.
Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của “Truyện An Dương Vương- và Mị Châu- Trọng Thủy” là gì?
A- Tình cảm cha con B- Tình nghĩa vợ chồng
C- Bài học dựng nước D- Bài học giữ nước
Câu 9: Vì sao Pênêlốp đem chiếc gường chứ không phải vật nào khác để thử thách Uylitxơ?
A- Vì chiếc gường có những bí mật riêng mà chỉ hai người biết
B- Vì chiếc gường gắn với tình vợ chồng 
C- Vì nàng luôn nhớ đến chồng trong suốt hai mươi năm xa cách 
D – Cả A, B và C .
Câu 10:Theo lời tuyên bố của Ra-ma, chàng tiêu diệt quỷ Ra-va-na để giải cứu Xi - ta vì động cơ :
A- Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp
B- Vì tình yêu thương và khát khao đoàn tụ vợ chồng 
C- Cả A và B
Câu 11: Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ là gì ?
A - Có sự tham gia của các yếu tố thần ky.ø
B - Kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu.
C - Phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng. 
D - Hai ý A và B.
Câu 12: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột truyện Tấm Cám là gì?
A - Mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng. B - Mâu thuẫn giữa thiện và ác.
C – Mâu thuẫn giữa chị và em. D - Hai ý A và B .
Câu 13: Tiếng cười trong truyện “ Tam đại con gà” có ý nghĩa gì?
A- Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục. 
B- Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân.
C- Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên của xã hội 
D- Hai ý A và C .
Câu 14: Dòng nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
A- Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả
B- Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.
C- Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động.
D- Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động.
Câu 15: Những bài ca dao bắt đầu bằng “ Thân em ” thường có nội dung gì?
A- Nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. 
B- Than thở cho thân phận của người phụ nữ.
C- Bộc lộ khát vọng của người phụ nữ	 
D- Cả ý A, B và C đều đúng
Câu 16: Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì?
A- Tư tưởng nhân đạo.	 B- Tư tưởng thiên mệnh.
C- Tư tưởng” trung quân ái quốc”.	 D- CảA, B và C .
Câu 17: Nội dung của bài thơ “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là gì?
A- Tình yêu thiên nhiên.	 
B- Tình yêu đời, yêu cuộc sống.
C- Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân. 
D- Cả A, B và C.
Câu 18: Nội dung chữ “ nhàn” trong quan niệm của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
A- Tránh sự vất vả, cực nhọc về thể xác. 
B- Xa lánh quyền thế, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần.
C- Quay lưng với xã hội để bản thân được nhàn tản
D- Cả ba ý trên
Câu 19: Nội dung chính của bài thơ: “Đọc Tiểu Thanh kí” là gì?
A- Cảm thương nàng Tiểu Thanh.
B- Cảm thương cho những kiếp “ hồng nhan bạc mệnh”.
C- Gửi gắm tâm sự riêng của tác giả.
D- Cả A, B và C.
Câu 20: Cảm hứng bài thơ “ Thu hứng” của Đỗ Phủ là gì?
A- Tình yêu thiên nhiên.
B- Nỗi nhớ quê hương
C- Tình yêu đất nước và nhân dân
D- Hai ý B và C
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2006-2007
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN AN Môn : Ngữ Văn - Lớp 10 ( Ban KHXH )
 TỔ VĂN 	 Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm). 
Học sinh chọn phương án đúng cho mỗi câu và ghi chữ cái tương ứng vào bài làm.
Ví dụ : 1-A, 2-B, ...
1/ Theo SGK Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, văn học dân gian Việt Nam có bao nhiêu thể loại ?
A. 9	B. 10	C. 11	D. 12
2/ Dòng nào sau đây không phải là tình tiết chính của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” ?
A. Đăm Săn gọi Mtao Mxây xuống giao chiến.
B. Trời bày cho Đăm Săn lấy chày ném vào vành tai Mtao Mxây.
C. Đăm Săn đâm thủng thịt Mtao Mxây.
D. Mtao Mxây múa khiên vụng về đâm không trúng Đăm Săn.
3/ Dòng nào không nói đúng đặc điểm về ngôn từ của văn bản văn học (theo nghĩa hẹp). 
A. Ngôn từ có tính nghệ thuật và thẩm mỹ.
B. Ngôn từ văn học có tính hình tượng, do trí tưởng tượng của nhà văn tạo ra.
C. Ngôn từ văn học là phương tiện giao tiếp đặc biệt.
D. Ngôn từ văn học có tính biểu tượng và tính đa nghĩa.
4/ Hình tượng Uy-lít-xơ là biểu tượng của điều gì ?
A. Sức mạnh của trí tuệ, ý chí, nghị lực của con người.
B. Niềm ước mơ một cuôïc sống hòa bình, văn minh, hạnh phúc.
C. Tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng chung thủy.
D. Cả ba ý trên.
5/ Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai - giếng nước trong “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy”.
A. Ca ngợi mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy.
B. Thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vùa nhân ái của nhân dân Âu Lạc.
C. Chứng minh cho tấm lòng trong trắng của Mỵ Châu.
D. Sự hối hận của Trọng Thủy.
6/ Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì ?
A. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
B. Tấm luôn được thần giúp đỡ.
C. Nhân dân ước mơ con người được sống bất tử.
D. Cả B và C.
7/ Truyện “Tam đại con gà” thuộc loại truyện gì?
A. Truyện hài hước .
B. Truyện trào phúng.
C. Truyện khôi hài.
D. Cả A và C.
8/ Truyện thơ “Tiễn dặên người yêu” phản ánh điều gì ?
A. Tình yêu tha thiết, thủy chung của nam nữ thanh niên dân tộc Thái 
B. Khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
C. Ước mơ cuộc sống giàu có của dân tộc Thái.
9/ Trong câu ca dao “Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”, hình ảnh “mây bạc” chỉ điều gì?
A. Tình cảm của người con gái.
B. Tình cảm của người con trai.
C. Tình cảm của cha mẹ.
D. Tình yêu của cô gái.
10/ Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão thể hiện nội dung gì?
A. Vẻ đẹp của lý tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả.
B. Niềm tự hào về quê hương đất nước của nhà thơ.
C. Khát vọng xông pha trận mạc của tác giả.
D. Cả hai ý B và C.
11/ Bài “Vận nước” của Pháp Thuận thể hiện điều gì?
A. Niềm lạc quan trước vận mệnh của đất nước.
B. Khát vọng hòa bình và truyền thống yêu hòa bình của con người Việt Nam.
C. Niềm tự hào về đất nước.
D. Cả hai ý A và B.
12/ Bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” chủ yếu thể hiện điều gì?
A. Tình bạn chân thành, sâu sắc của nhà thơ đối với bạn.
B. Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
C. Nỗi xót thương khi phải xa bạn.
D. Nỗi cô đơn trước cảnh sông nước mênh mang.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
TỎ LÒNG
(Thuật hoài)
 Phạm Ngũ Lão.
Phiên âm:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ trên.
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2006-2007
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN AN Môn Ngữ văn- Lớp 10 ( Ban KHXH) 
 Tổ Văn
HƯỚNG DẪN CHẤM
A/ Một số lưu ý chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, đánh giá chính xác bài làm của học sinh .
- Hướng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu cơ bản, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng biểu điểm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm một cách hợp lí .
- Cần khuyến khích những sáng tạo và những kiến giải riêng của học sinh .
B/ Hướng dẫn cụ thể:
I/ Phần trắc nghiệm ( 3 điểâm)
- Học sinh chọn phương án đúng cho mỗi câu và ghi chữ cái tương ứng với phương án đó và bài làm.
- Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm.
- Đáp án : 
Câu 1: D
Câu 2: C 
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6: A
Câu 7: B
Câu 8: D
Câu 9: B
Câu 10: A
Câu 11: D
Câu 12: A
II/ Phần tự luận ( 7 điểm)
1/ Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận trình bày cảm nhận về một bài thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chũ viết cẩn thận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sao cho bài làm thể hiện được các ý sau:
- Khí phách anh hùng của tác giả, một vị tướng giỏi đời Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- Khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần và niềm tự hào của nhà thơ về quân đội của mình. 
- Khát vọng, hoài bão lớn lao của Phạm Ngũ Lão: lập công danh, phụng sự hơn nữa cho nhà Trần, tận tụy hơn nữa với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Khát vọng đó thể hiện cái tâm chân thành và trong sáng của vị tướng nhà Trần.
- Thể thơ tứ tuyệt; hình ảnh biểu tượng hàm súc, có ý nghĩa sâu xa . 
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
- Điểm7: Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Phân tích tốt. Văn viết có cảm xúc. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, chữ viết và trình bày sáng sủa. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Phân tích chưa thật sâu sắc. Văn lưu loát. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Phân tích lúng túng. Nêu được khoảng một nửa yêu cầu cơ bản. Kết cấu tương đối rõ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: Chưa nắm được yêu cầu của đề. Bài làm quá sơ sài. Chữ viết cẩu thả. Diễn đạt quá yếu .
- Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài dòng nhưng không diễn đạt rõ ý gì. Có dấu hiệu sai phạm về đạo đức, tư tưởng
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK	 KIỂM TRA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2006 - 2007
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN - TỔ VĂN 	 Môn : Ngữ Văn – Lớp 12 	
 	 Thời gian : 90 phút ( không tính thời gian giao đề)
	 ---------------------------------
	PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): Học sinh chọn phương án đúng cho mỗi câu và ghi chữ cái tương ứng phương án đó vào bài làm. Ví dụ: 1-A, 2-B
Câu 1: Tác phẩm nào không phải là sáng tác của Nguyễn Aùi Quốc- Hồ Chí Minh?
Bản án chế độ thực dân Pháp
Bài ca sợi chỉ.
Giấc ngủ 10 năm
Một lần tới thủ đô.
Câu 2: Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của thể loại nào trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Aùi Quốc?
	A. Văn chính luận
	B. Truyện ngắn
	C. Thơ
	D. Kí
Câu 3: Tác phẩm “Vi hành” của Nguyễn Aùi Quốc ra đời năm nào?
1921
1922.
1923
1932
Câu 4: Bài thơ nào có sự vận động của thời gian, không gian và tâm trạng nhân vật trữ tình?
Mới ra tù, tập leo núi.
Giải đi sớm
Không ngủ được.
Trời hửng
Câu 5: Thể loại văn học của Nguyễn Aùi Quốc được xem là những tác phẩm mở đầu góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng.
Kí.
Truyện và kí.
Văn chính luận.
Phóng sự.
Câu 6: Nguyễn Aùi Quốc sáng tác “Vi hành” bằng bút pháp gì?
Bút pháp trào phúng.
Bút pháp trữ tình.
Bút pháp trào phúng kết hợp với bút pháp trữ tình.
Hai ý B và C.
Câu 7: Thành tựu nổi bật nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là: 
Truyện ngắn
Thơ ca.
Truyện ngắn và thơ ca.
Tiểu thuyết.
Câu 8: Bài thơ “ Tâm tư trong tù” của Tố Hữu ra đời vào thời gian nào?
Tháng 4 năm 1936
Tháng 9 năm 1937
Tháng 4 năm 1939
Tháng 7 năm 1939
Câu 9: Dòng nào không nói đúng vẻ đẹp tâm hồn của Tố Hữu trong bài “ Tâm tư trong tù”?
Tâm hồn trong sáng, nhạy cảm.
Tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống.
Nhiệt tình sôi nổi với lí tưởng cách mạng.
Tình yêu quê hương.
Câu 10: Bài thơ “ Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Huy Cận thể hiện điều gì?
Bàn luận về Phật giáo
Một cách cảm nhận và suy ngẫm về quá khứ lịch sử của dân tộc
Bàn luận về nghệ thuật tạc tượng của người xưa .
Suy ngẫm về nỗi khổ hạnh của những pho tượng.
Câu 11: Bài thơ “ Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm ra đời năm nào?
1938
1939
1944
1948
Câu 12: “... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy ...”. Ý văn này ơt tác phẩm nào?
Vợ chồng A Phủ.
Vợ nhặt.
Mùa lạc.
Đôi mắt.
II/ Phần tự luận: ( 7 điểm)
Anh ( chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK	 KIỂM TRA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2006 - 2007
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN AN-TỔ VĂN	 Môn : Ngữ Văn – Lớp 12 
	 Thời gian : 90 phút ( không tính thời gian giao đề)
	------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
A/ Một số lưu ý chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, đánh giá chính xác bài làm của học sinh .
- Hướng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu cơ bản, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng biểu điểm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm một cách hợp lí .
- Cần khuyến khích những sáng tạo và những kiến giải riêng của học sinh .
B/ Hướng dẫn cụ thể:
I/ Phần trắc nghiệm ( 3 điểâm)
- Học sinh chọn phương án đúng cho mỗi câu và ghi chữ cái tương ứng với phương án đó và bài làm.
- Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm.
- Đáp án : 
Câu 1: D
Câu 2: B 
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: C
Câu 9: D
Câu 10: B
Câu 11: D
Câu 12: C
II/ Phần tự luận ( 7 điểm)
1/ Yêu cầu về kĩ năng : B
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học . Trên cơ sở nắm vứng tác phẩm “ Đôi mắt”, học sinh cần trình bày những cảm nhận của bản thân về quan điểm và lập trường của nhân vật Hoàng. 
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2/ Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau:
- Tác phẩm ra đời năm 1948. Đây là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đa số các nhà văn đã đi theo cách mạng và trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng một số nhà văn vẫn còn sống xa rời quần chúng, chưa hòa nhập vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong thời điểm đo,ù vấn đề lập trường, quan điểm của giới trí thức văn nghệ sĩ đối với cuộc kháng chiến, đối với vai trò của nhân dân lao động được đặt ra có ý nghĩa rất quan trọng.
- Hoàng là điển hình của loại trí thức trưởng giả cũ, sống phong lưu.
- Trong cuộc đổi thay vĩ đại của dân tộc sau Cách mạng, Hoàng vẫn giữ nguyên lối sống phong lưu, trưởng giả. Đó là lối sống của một con người ích kỷ, vô trách nhiệm.
- Hoàng có cái nhìn lệch lạc, phiến diện về quần chúng. Hoàng nhìn người nông dân bằng con mắt khinh miệt, thiếu thiện cảm. Hoàng chỉ nhìn thấy những mặt nhược điểm mà không nhìn thấy bản chất tốt đẹp bên trong của người nông dân.
- Hoàng không tin tưởng vào khả năng làm cách mạng của quần chúng .
- Hoàng không bất hợp tác với người nông dân làm cách mạng, không tham gia bất cứ công tác nào.
- Hoàng coi khinh nhân dân nhưng lại rất phục tài Cụ Hồ, tới mức sùng bái. Như thế Hoàng đã đối lập lãnh tụ với nhân dân.
Cách nhìn nhận của Hoàng suy cho cùng là do anh ta dửng dưng với cuộc kháng chiến, tách mình ra khỏi sự nghiệp chung của dân tộc.
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
- Điểm7: Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Phân tích tốt. Văn viết có cảm xúc. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, chữ viết và trình bày sáng sủa. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Phân tích chưa thật sâu sắc. Văn lưu loát. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Phân tích lúng túng. Nêu được khoảng một nửa yêu cầu cơ bản. Kết cấu tương đối rõ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: Chưa nắm được yêu cầu của đề. Bài làm quá sơ sài. Chữ viết cẩu thả. Diễn đạt quá yếu .
- Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài dòng nhưng không diễn đạt rõ ý gì. Có dấu hiệu sai phạm về đạo đức, tư tưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_BCCVA.doc