Kiểm tra học kỳ I bộ môn : Ngữ văn lớp : Mười

Kiểm tra học kỳ I bộ môn : Ngữ văn lớp : Mười

1. Văn học Việt Nam bao gồm :

a. Các sáng tác ngôn từ được làm trên phạm vi đất nước Việt Nam.

b. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt.

c. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.

d. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.

2. Văn học Việt Nam bao gồm các bộ phận :

a. Văn học dân gian và văn học viết.

b. Sáng tác văn xuôi và sáng tác thơ ca.

c. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

d. Sáng tác tập thể và sáng tác truyền miệng.

3. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là :

a. Gắn bó với những sinh họat của cộng đồng.

b. Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.

c. Tính truyền miệng, tính tập thể.

d. Sinh họat cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền và biến đổi.

4. Định nghĩa đúng về văn học viết :

a. Là những sáng tác ngôn từ bằng chữ viết của người trí thức.

b. Là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức qua mọi thời đại.

c. Là những sáng tác được ghi lại bằng chữ viết của từng tác giả.

d. Là những sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả.

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I bộ môn : Ngữ văn lớp : Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I
BỘ MÔN : NGỮ VĂN
LỚP : MƯỜI
THỜI GIAN : 90 phút.
I.TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
Văn học Việt Nam bao gồm :
Các sáng tác ngôn từ được làm trên phạm vi đất nước Việt Nam.
Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt.
Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Văn học Việt Nam bao gồm các bộ phận :
Văn học dân gian và văn học viết.
Sáng tác văn xuôi và sáng tác thơ ca.
Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Sáng tác tập thể và sáng tác truyền miệng.
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là :
Gắn bó với những sinh họat của cộng đồng.
Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.
Tính truyền miệng, tính tập thể.
 Sinh họat cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền và biến đổi.
Định nghĩa đúng về văn học viết :
Là những sáng tác ngôn từ bằng chữ viết của người trí thức.
Là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức qua mọi thời đại.
Là những sáng tác được ghi lại bằng chữ viết của từng tác giả.
Là những sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả.
Ngoài chất liệu ngôn từ, thể loại nào của VHDG có yếu tố âm nhạc và vũ đạo :
a. Ca dao – dân ca. c. Hò, vè.
b. Chèo. d. Sử thi (trường ca).
Với nhân vật Đăm San, khát vọng nào là mãnh liệt nhất :
Trở thành một tù trưởng giàu có, nhiều tôi tớ.
Trở thành một tù trưởng uy danh lẫy lừng.
Có được người vợ xinh đẹp như Nữ thần Mặt Trời.
Chiến thắng, thu phục được M’Tao M’Xây.
Rama là nhân vật trong sử thi của :
a. Hi Lạp cổ đại. c. Ai Cập cổ đại.
b. La Mã cổ đại. d. Ấn Độ cổ đại.
Ý nghĩa của sử thi Ô-đi-xê là :
Khẳng định tính cách anh hùng của nhân vật Uy-lít-xơ.
Ca ngợi lòng thủy chung sâu sắc của nàng Pê-nê-lốp.
Đề cao sự thông minh, trí xảo của con người.
Khám phá, chinh phục thế giới của người cổ đại.
Truyện cổ tích An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy là :
Bài học giữ nước ngụ trong câu chuyện tình yêu.
Bài học về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
Bài học về trí tưởng tượng của dân gian.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám là :
Nhân vật chuyển biến từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh.
Mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
Tố cáo cảnh sống trong gia đình dì ghẻ với con chồng.
Quan điểm ở hiền gặp lành, ở bạc gặp ác của dân gian.
Dung lượng ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngơ ø. . . là đặc trưng của thể loại dân gian :
a. Truyện ngụ ngôn. c. Truyện cười.
b. Truyện cổ tích. d. Truyện kể.
Điền từ đúng vào chổ trống của câu ca dao : Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm sánh với sao Mai . . . .
a. sao đành. c. giữa trời.
b. rõ ràng. d. chằng chằng.
Chàng trai trong Tiễn dặn người yêu đã tiễn đưa cô gái khi :
Gia đình chàng trai đến đón dâu.
Cô gái bế con về nhà chồng khi hết hạn ở rễ trong, đàng trai xin cưới.
Khi hết hạn ở rễ ngoài, đàng trai xin cưới về nhà mình.
Cô gái về nhà chồng và bị nhà chồng đánh đập, đày đọa.
Văn học viết Việt Nam thời trung đại của bao gồm các thành phần :
Văn học dân gian và văn học thành văn.
Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.
Văn học phong kiến và văn học cách mạng.
15. Những đặc điểm lớn về nội dung của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX :
Tinh thần yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm.
Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, tình yêu thiên nhiên.
Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.
Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, khát vọng độc lập tự chủ.
16. Tỏ lòng là bài thơ của Phạm Ngũ Lão, thể hiện :
Vẻ đẹp của trang nam nhi phong kiến và khí thế hào hùng của thời đại.
Khát vọng trả nợ công danh của trang nam nhi phong kiến.
Ca ngợi những con người sống có lí tưởng, có nhân cách cao cả.
Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm và khí thế hào hùng của dân tộc.
17. Vì sao tác giả Nguyễn Du lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh ? Vì :
Tiểu Thanh sống một mình trên Cô Sơn, không có ai để chia sẽ.
Tiểu Thanh là cô gái vừa đẹp vừa tài hoa.
Nguyễn Du thấy mình cùng chung thân phận với Tiểu Thanh.
Nguyễn Du ân hận sau hơn ba trăm năm mới biết Tiểu Thanh.
18. Giữa hoa và người trong bài thơ Cáo tật thị chúng có quan hệ gì ? :
a. tương đồng. c. biến đổi.
b. tuần hoàn. d. nghịch đối.
19. Dòng nào sau đây không phải là nhân tố chi phối quá trình giao tiếp :
a. Hoàn cảnh giao tiếp. c. Nội dung giao tiếp.
b. Tâm lí giao tiếp. d. Mục đích giao tiếp.
20. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ : 
 Đấu xanh có tội tình chi, Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi . (Kiều – Nguyễn Du).
a. Hoán dụ. c. Nhân hóa.
b. Aån dụ. d. So sánh.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM : (3điểm)
1.c 2.a 3.c 4.d 5.b 6b 7.d 8.c 9.a 10.a 11.c 12.d 13.b 14.b 15.c 16.a 17.c 18.d 19.b 20.a
II.LÀM VĂN : (7 điểm)
 Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão :
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
ĐÁP ÁN LÀM VĂN :
 Yêu cầu về kỷ năng : 
+ Nắm được phương pháp phân tích một bài thơ cụ thể.
 + Biết trình bày một bài văn nghị luận với kết cấu chặt chẽ, dàn ý rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt; chữ viết rõ ràng. 
 Yêu cầu về kiến thức :
 Trọng tâm : Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. 
1.Hình ảnh người trai đời Trần :
 Cầm ngang ngọn giáo để bảo vệ non sông trải qua mấy mùa thu mà ý chí, nghị lực vẫn phi thường. Chỉ huy ba quân với khí thể oai hùm như muốn nuốt trôi trâu.
 Ýù thơ thể hiện một hình ảnh đẹp, có tầm vóc to lớn, khỏe khoắn, mạnh mẽ và một đội quân dũng mãnh, oai hùm trong bảo vệ tổ quốc.
 2.Hoài bảo và khát vọng lí tưởng :
Nam nhi phải xem công danh là món nợ lớn của đời cần phải trả. Nếu chưa làm được điều này thì thật đáng hổ thẹn khi nghe nhân gian kể chuyện Vũ hầu.
Ý thơ bộc lộ hoài bảo và lí tưởng sống của người trai thời phong kiến là phải lập công (để lại sự nghiệp vẻ vang), lập danh (để lại tiếng thơm cho đời) thì mới hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, với nhân dân. Chỉ khi ấy mới khỏi hổ thẹn, mới xứng đáng với những tấm gương anh hùng trong được lưu danh trong sử sách.
3. Liên hệ với bản thân :
Biết cảm phục và noi gương người anh hùng xưa trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc ngày nay.
Tích cực phấn đấu để học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp theo khẩu hiệu vận động của đoàn viên thanh niên.
Cho điểm :
Điểm 7: +Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên.
 +Phân tích và bình luận khá sâu sắc, dẫn chứng phong phú.
 +Văn mạch lạc, chặt chẽ, chất văn mượt mà giàu cảm xúc
 +Bài làm có phong cách riêng, đặc sắc.
	- Điểm 5:	 + Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên.
	 	 + Phân tích khá rõ hình ảnh và hoài bảo của người trai.
	 	 + Diễn đạt tốt, có cảm xúc.
	- Điểm 3: 	+ Hiểu đề nhưng làm bài còn sơ lược.
	 	+ Diễn đạt còn vụng nhưng cũng rõ ý, có thể mắc một ít lỗi.
 + Dẫn chứng còn sơ sài.	
	- Điểm 1: 	+ Hiểu đề còn lúng túng
	 	+ Diễn đạt vụng, chưa rõ ý.
*Ghi chú: Giám khảo dựa vào các tiêu chuẩn trên để cho những bậc điểm còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_TVDC.doc