Kiểm tra học kì II môn Sinh - khối 12 cơ bản

Kiểm tra học kì II môn Sinh - khối 12 cơ bản

KIỂM TRA HỌC KÌ II 2008-2009

 Môn sinh -Khối 12 cơ bản

*** Chon câu đúng nhất tô vào phiếu trả lời:

1.Theo Đacuyn cơ chế của tiến hoá là

 a sự tích luỹ những biến dị có lợi , đào thải những biến dị có hại dưới tác động của CLTN.

 b sự tích luỹ các biến dị xuất hiện trong sinh sản .

 c sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính không liên quan đến CLTN.

 d sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật.

2.Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là

 a nêu bật được vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật

 b chứng minh được sinh giới là kết quả của một quá trình tiến hoá liên tục từ đơn giản đến phức tạp.

 c giải thích được sự đa dạng của sinh giới.

 d bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc tạo ra các loài.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn Sinh - khối 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT 
Họ và tên
 Lớp
 KIỂM TRA HỌC KÌ II 2008-2009 
 Môn sinh -Khối 12 cơ bản
*** Chon câu đúng nhất tô vào phiếu trả lời: 
1.Theo Đacuyn cơ chế của tiến hoá là
	a	sự tích luỹ những biến dị có lợi , đào thải những biến dị có hại dưới tác động của CLTN.
	b	sự tích luỹ các biến dị xuất hiện trong sinh sản .
	c	sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính không liên quan đến CLTN.
	d	sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật.
2.Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là
	a	nêu bật được vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật 
	b	chứng minh được sinh giới là kết quả của một quá trình tiến hoá liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
	c	giải thích được sự đa dạng của sinh giới.
	d	bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc tạo ra các loài.
3. Theo Đacuyn, nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là:
	a	Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 
	b	Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
	c	Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể
	d	Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật.
4. Đặc điểm nào dưới đây về tiến hoá lớn là KHÔNG đúng
	a	Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ tuy nhiên vẫn có những nét riêng của nó.
	b	Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
	c	Làm hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành
	d	Diễn ra trên quy mô rộng lớn , thời gian lịch sử lâu dài
5. Vai trò của của quá trình ngẫu phối đối với tiến hoá là
	a	làm thay đổi vốn gen của quần thể	b	tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp
	c	làm thay đổi giá trị thích nghi của các kiểu gen	 d tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp
6. Phát biểu nào dưới đây là KHÔNG đúng về tính chất và vai trò của đột biến?
	a	Đột biến thường ở trạng thái lặn
	b	Giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen
	c	Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá
	d	Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể
7.Tồn tại lớn nhất trong học thuyết của Dacuyn là 
a.Chưa rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế di truyền biến dị 
b.Giải thích chưa đúng hình thành tính thích nghi 
c.Chưa giải thích cơ chế hình thành loài mới 
d.Nhấn mạnh tính khốc liệt của đấu trnh sinh tồn 
8. Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất để phân biệt 2 loài giao phối có quan hệ thân thuộc
	a	Tiêu chuẩn địa lý sinh thái	b	Tiêu chuẩn hình thái
	c	Tiêu chuẩn hoá sinh	d	Tiêu chuẩn di truyền
9.Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
	 a. Axit nucleic và prôtêin.	b. cacbohyđrat và prôtêin. 
 c. lipit và gluxit. d. axit nuclêic và lipit.
 10.Tiến hoá hoá học là quá trình
	a. hình thành các hạt côaxecva.
	b. xuất hiện cơ chế tự sao.
	c. xuất hiện các enzim.
 d.tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học
11.Bản chất của tế bào sơ khai nguyên thủy là:
a.Sinh trưởng sinh sản ,chuyển hóa 
b.Luôn trao đổi chất dẫn đến lớn lên,sinh sôi nảy nở 
c.Hệ mở có khả năng chuyển hóa và tái bản 
d.Hệ mở luôn trao đổi chất và năng lượng
12.Ngày nay ,các chất hữu cơ có hình thành vô cơ theo phương thức hóa họ không?
a.Có ,vì tiến hóa hóa học vẫn tiếp diễn ra
b.Có ,vì các chất cần thiết đã có sẵn
c.Không ,vì các lịch sử không bao giờ lặp lại
d.Không ,vì bị oxi hóa hay vi khuẩn phân hủy ngay
13. Trong tháp tuổi của quần thể trẻ (quần thể phát triển)có : 
 a.nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản 
 b.nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại 
 c.nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại
 d.nhóm tuổi trước sinh sản bằng hơn các nhóm tuổi còn lại
14 . Kích thước của quần thể thay đổi KHÔNG phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây
 a.Cá thề nhập cư và xuất cư b. Mức độ tử vong c.Sức sinh sản d.Tỉ lệ tỉ lệ đực cái 
15. Ở động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới lạnh có 
a.các phần thò ra (tai ,đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với với những loài tương tự ở vùng nhiệt đới 
b.các phần thò ra (tai ,đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với với những loài tương tự ở vùng nhiệt đới 
 c.các phần thò ra (tai ,đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với với những loài tương tự ở vùng nhiệt đới 
d.các phần thò ra (tai ,đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với với những loài tương tự ở vùng nhiệt đới 
16.Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm 
a.Mọc xiên ,màu nhạt ,phiến dày, mô dậu phát triển b.Mọc ngang ,màu sẫm ,phiến mỏng ,mô giậu thưa 
c. Mọc xiên ,màu sẫm ,phiến dày, mô dậu thiếu c. .Mọc ngang ,màu nhạt ,phiến mỏng ,mô giậu thiếu
17. Kiểu nuôi trông nào được xem là hiểu biết về ổ sinh thái
 a. Luân canh b.Phủ kín c.Trồng xen d.Nuôi nhốt
18.Cạnh tranh giữa 2 quần thể ở cùng 1 khu phân bố sẽ mạnh mẽ nhất khi ổ sinh thái của chúng 
 a.Tách nhau b.Trùm nhau c.Giao nhau d .Kề nhau 
19.Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng mạnh và rõ nhất tới nhóm 
a.Động vật hằng nhiệt b. Sinh vật biến nhiệt c. Thực vật bậc thấp d.Sâu bọ ,thân mềm
20.Tổ hợp các giới hạn sinh thái của mọi nhân tố sinh thái có tác động tổng hợp,cho phép loài sống lâu dài được gọi là 
 a.Nơi sống thuận lợi b. Ổ sinh thái c. Giới hạn sinh thái d.Địa chỉ cư trú
21.Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái 
a. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
b. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp,hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
 c.hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
d.hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
22. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là 
a. yếu tố hữu sinh.
b.yếu tố vô sinh.
c. các bệnh truyền nhiễm.
d. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
23. Giới hạn sinh thái là 
a. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
b. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
c. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. 
 d. khoảng xác định của nhân tố sinh thái ,ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
24.Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu
a.tuần trăng.
b.thuỷ triều.
c.ngày đêm.
d.mùa
25.Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu
mùa.
tuần trăng.
thuỷ triều.
d. ngày đêm
26.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là
a. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
b. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
c. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.
d . một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.
27. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ
 hợp tác đơn giản.
 cộng sinh..
ức chế cảm nhiễm.
hội sinh
28.Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ
hợp tác.
cạnh tranh.
c. cộng sinh
d. hội sinh.
29.Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
a. trước sinh sản.
b. đang sinh sản.
c. trước sinh sản và đang sinh sản.
 d. đang sinh sản và sau sinh sản
30.Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh 	
 a. cấu trúc tuổi của quần thể. 
 b. kiểu phân bố cá thể của quần thể
c. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.
d. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 
31.Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.
sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.
d. tương quan giữ tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
32.Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là
a. mức sinh sản.
b. mức tử vong.
c. sức tăng trưởng của cá thể.
d. nguồn thức ăn từ môi trường
33.Quần xã là
 một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
b. một tập hợp các sinh vật khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định,gắn bó với nhau như một thể thống nhất,thích nghi với môi tường sống .
một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
 một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
34.Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
số lượng cá thể nhiều.
sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
có khả năng tiêu diệt các loài khác.
Số lượng cá thể nhiều,sinh khối lớn, hoạt động mạnh
35.Các cây tràm ở rừng U minh là loài
 ưu thế
b.đặc trưng.
 c.đặc biệt.
 d.có số lượng nhiều.
36.Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã 
a. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
b. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
c. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
d. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau ,đồng thời mỗi loài thích nghivới các điều kiện sống khác nhau
37.Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng 
 cạnh tranh giữa các loài.
cạnh tranh cùng loài.
đấu tranh sinh tồn.
d. khống chế sinh học
38.Hiện tượng khống chế sinh học đã 
 làm cho một loài bị tiêu diệt.
làm cho quần xã chậm phát triển.
mất cân bằng trong quần xã.
d. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã
39.Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế
 nguyên sinh
b. thứ sinh.
liên tục.
phân huỷ.
40.Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
thứ sinh.
liên tục.
phân huỷ.
d. nguyên sinh.
 Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAM KHAOCO DAN.doc