Kiểm tra học kì I môn: Sinh học - Lớp 12

Kiểm tra học kì I môn: Sinh học - Lớp 12

Câu 1: Khái niệm đột biến gen? Nêu các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả của nó.

Câu 2: Phát biểu nội dung định luật Hacđi- Vanbec và nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật.

Câu 3: Gen là gì? Gen có cấu trúc như thế nào? Gen của sinh vật nhân sơ khác gen của sinh vật nhân thực như thế nào?

Câu 4: Cho quần thể có cấu trúc như sau: 0,45AA : 0,4Aa: 0,15aa.

a. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong mỗi quần thể.

b. Vào thời điểm nghiên cứu các quần thể trên đã ở trạng thái cân bằng chưa? Khi nào quần thể ở trạng thái cân bằng, khi cân bằng cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?

Lưu ý: Học sinh các lớp A3, A4, A5 không phải làm câu 4.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Sinh học - Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN
---------------------------
Họ và tên:......
Lớp: 12A..
KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC- LỚP 12
(Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 001
Câu 1: Khái niệm đột biến gen? Nêu các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả của nó.
Câu 2: Phát biểu nội dung định luật Hacđi- Vanbec và nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật.
Câu 3: Gen là gì? Gen có cấu trúc như thế nào? Gen của sinh vật nhân sơ khác gen của sinh vật nhân thực như thế nào?
Câu 4: Cho quần thể có cấu trúc như sau: 0,45AA : 0,4Aa: 0,15aa.
a. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong mỗi quần thể.
b. Vào thời điểm nghiên cứu các quần thể trên đã ở trạng thái cân bằng chưa? Khi nào quần thể ở trạng thái cân bằng, khi cân bằng cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?
Lưu ý: Học sinh các lớp A3, A4, A5 không phải làm câu 4.
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN
---------------------------
Họ và tên:......
Lớp: 12A..
KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC- LỚP 12
(Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 002
Câu 1: Mã di truyền là gì? Mã di truyền có các đặc điểm gì? 
Câu 2: Quần thể là gì? Những đặc trưng cơ bản của quần thể về mặt di truyền học?
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu Di truyền học của Menđen? Phát biểu nội dung của quy luật phân li của Menđen.
Câu 4: Cho quần thể có cấu trúc như sau: 0,65 AA : 0,35 aa.
a. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong mỗi quần thể.
b. Vào thời điểm nghiên cứu các quần thể trên đã ở trạng thái cân bằng chưa? Khi nào quần thể ở trạng thái cân bằng, khi cân bằng cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?
Lưu ý: Học sinh các lớp A3, A4, A5 không phải làm câu 4.
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN
---------------------------
Họ và tên:......
Lớp: 12A..
KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC- LỚP 12
(Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 003
Câu 1: 
a. Vì sao trên mỗi chạc nhân đôi chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp 1 cách gián đoạn?
b. Quá trình phiên mã là gì? Diễn biến của cơ chế phiên mã diễn ra như thế nào?
Câu 2: Phát biểu nội dung định luật Hacđi- Vanbec và ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec?
Câu 3: Thế nào là quần thể ngẫu phối? Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối?
Câu 4: Cho quần thể có cấu trúc như sau: 0,39 AA : 0,52 Aa: 0,09 aa.
a. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong mỗi quần thể.
b. Vào thời điểm nghiên cứu các quần thể trên đã ở trạng thái cân bằng chưa? Khi nào quần thể ở trạng thái cân bằng, khi cân bằng cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?
Lưu ý: Học sinh các lớp A3, A4, A5 không phải làm câu 4.
ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 12
Mã đề: 001
Câu
Nội dung
Điểm
Điểm lớp A1,2
1
* Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
* Các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả của nó:
- Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
+ Khái niệm: Một cặp nu riêng lẻ trên ADN được thay thế bằng cặp nu khác.
+ Hậu quả: 
. Thay thế cùng loại, mã di truyền không thay đổi, không ảnh hưởng đến phân tử protein nó điều khiển tổng hợp.
. Thay thế khác cặp, làm thay đổi mã di truyền, có thể ảnh hưởng đến protein nó điều khiển tổng hợp.
- Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit
+ Khái niệm: ADN bị mất đi một cặp nu hoặc thêm vào 1 cặp nu nào đó.
+ Hậu quả: Hàng loạt bộ ba bị bố trí lại kể từ điểm đột biến nên ảnh hưởng lớn đến phân tử protein mà nó quy định tổng hợp.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
* Nội dung định luật Hacđi- Vanbec: Trong 1 quần thể lớn ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức : p2 + 2pq +q2 =1
* Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
- Quần thể phải có kích thước lớn.
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có CLTN).
- Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tấn số đột biến nghịch.
- Quần thể phải được cách li sinh sản với các quần thể khác (không có sự di- nhập gen giữa các quần thể).
1,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
- Khái niệm gen: Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
- Cấu trúc chung của gen cấu trúc: 
+ Vùng điều hòa: Khởi động kiểm soát quá trình phiên mã.
+ Vùng mã hóa: Mang thông tin mã hóa aa.
+ Vùng kết thúc: Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 
- Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh. Ở phần lớn sinh vật nhân thực, vùng mã hóa không liên tục có các đoạn mã hóa aa được gọi là các êxôn xen các đoạn không mã hóa aa được gọi là intron. Gen có vùng mã hoá không liên tục gọi là gen phân mảnh.
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
a. Tần số tương đối của các alen:
p(A) = 0,45 + 0,4/2 = 0,65; q(a) = 0,15 + 0,4/2 = 0,35.
b. 
- Vì 0,650,35 → Quần thể chưa đạt TTCB.
- Sau 1 thế hệ ngẫu phối tự do, quần thể đã cho đạt TTCB.
- CTDT của quần thể ở TTCB: 0,652 AA + 20,650,35Aa + 0,352 = 1.
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 12
Mã đề: 002
Câu
Nội dung
Điểm
Điểm lớp A1,2
1
- Khái niệm mã di truyền: Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các aa trong prôtêin. (Cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định 1 aa).
- Đặc điểm của mã di truyền:
+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba nu mà không gối lên nhau.
+ Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ.
+ Có 1 bộ ba mở đầu mã hóa aa mở đầu (AUG - mêthionin), có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UGA, UAG) không mã hóa aa.
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa.
+ Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại aa, trừ AUG và UGG.
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Khái niệm quần thể: Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.
- Đặc trưng di truyền của quần thể
+ Vốn gen: tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
+ Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen.
+ Tần số alen: Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
+ Tần số kiểu gen của quần thể: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
1
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
3
- Phương pháp nghiên cứu của Menđen:
+ Tạo dòng thuần chủng về nhiều thế hệ
+ Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3
+ Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả
+ Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết
- Nội dung: Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con 1 cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
4
a. Tần số tương đối của các alen: p(A) = 0,65; 
 q(a) = 0,35.
b. 
- Vì 0,450,15 0 → Quần thể chưa đạt TTCB.
- Sau 1 thế hệ ngẫu phối tự do, quần thể đã cho đạt TTCB.
- CTDT của quần thể ở TTCB: 0,652 AA + 20,650,35Aa + 0,352 = 1.
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 12
Mã đề: 003
Câu
Nội dung
Điểm
Điểm lớp A1,2
1
a. Vì ADN- pôlimenaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5→3’, nên trên mạch khuôn 3→5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’→3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.
b. 
- Phiên mã: Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
- Diễn biễn: 
+ Mở đầu: Enzim ARN- pôlimenaza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’-5’.
+ Kéo dài: ARN- pôlimenaza trượt dọc theo gen tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch khuôn (A - U, G - X) theo chiều 5’-3’.
+ Kết thúc: Enzim di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã, phân tử ARN được giải phóng.
1
0,75
0,75
0,75
0,75
1
0,75
0,75
0,75
0,75
2
* Nội dung định luật Hacđi- Vanbec: Trong 1 quần thể lớn ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức : p2 + 2pq +q2 =1
* Ý nghĩa của định luật:
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn, có thể tính được tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể.
- Ý nghĩa lí luận:
+ Phản ánh được trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.
+ Giải thích được sự duy trì ổn định quần thể qua thời gian dài trong tự nhiên.
1,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
0,5
3
- Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối:
+ Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
+ Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể
1,5
0,75
0,75
1
0,75
0,75
4
a. Tần số tương đối của các alen: p(A) = 0,39 + 0,52/2 = 0,65; 
 q(a) = 0,09 + 0,52/2 = 0,35.
b. 
- Vì 0,390,09 → Quần thể chưa đạt TTCB.
- Sau 1 thế hệ ngẫu phối tự do, quần thể đã cho đạt TTCB.
- CTDT của quần thể ở TTCB: 0,652 AA + 20,650,35Aa + 0,352 = 1.
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docHKI.doc