Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật:

 1.Khái niệm:

Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.

 2.Các dạng biến động:

+ Biến động theo chu kì : Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.

 VD: Biến động số lượng nhỏ thỏ và mèo rừng Canada .

+ Biến động không theo chu kì : Biến động không theo chu kì là những biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy.

 VD: Những đợt rét đậm, sương muối ở miền Bắc làm chết nhiều trâu bò .

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật:
 1.Khái niệm: 
Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.
 2.Các dạng biến động:
+ Biến động theo chu kì : Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
 VD: Biến động số lượng nhỏ thỏ và mèo rừng Canada ...
+ Biến động không theo chu kì : Biến động không theo chu kì là những biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy...
 VD: Những đợt rét đậm, sương muối ở miền Bắc làm chết nhiều trâu bò ... 
II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng của quần thể:
 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.
a. Do thay đổi của các nhân tố vô sinh 
- Nhân tố vô sinh: Khí hậu, thổ nhưỡng, nước ... không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể ® nhân tố không phụ thuộc mật độ.
- Khí hậu tác động thường xuyên và rõ rệt nhất. T0 không khí quá thấp ® Động vật chết, đặc biệt là động vật biến nhiệt.
- Nhân tố vô sinh tác động đến trạng thái sinh lí của sinh vật. Điều kiện sống không thuận lợi ® giảm sức sinh sản, khả năng thụ tinh, sức sống con non ...
b. Do sự thay đổi các nhân tố hữu sinh
- Nhân tố hữu sinh: Sinh vật và mối quan hệ giữa chúng ... luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể ® nhân tố phụ thuộc mật độ.
- Các nhân tố hữu sinh ảnh hưởng mạnh tới sức sinh sản, sự cạnh tranh ... gây biến đổi mạnh số lượng cá thể của quần thể.
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể ở một mức nhất định bằng cách tăng hoặc giảm số lượng cá thể.
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.
* Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) ® mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng ® tăng số lượng cá thể của quần thể.
* Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) ® mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng ® giảm số lượng cá thể của quần thể.
3. Trạng thái cân bằng của quần thể
- Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng về trạng thái cân bằng: Số lượng cá thể ổn định và phù hợp khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Bài tập 
1.Về quần thể sinh vật :
a.Thế nào là sự biến động só lượng cá thể trong quần thể ?
b.Căn cứ vào tác động của các tác nhân môi trường có thể chia biến động số lượng các thể của quần thể thành những dạng nào?
c. Cơ chế nào tham gia vào việc điều khiển số lượng cá thể trong quần thể ?
2.Trong một hồ cá, người ta lấy một mẫu ngẫu nhiên gồm 120 con cá chép. Tất cả được đánh dấu mà không làm chúng bị thương . Ngày hôm sau người ta bắt cả thảy 150 con cá, trong đó có 50 con cá bị đánh dấu . Giả sử rằng không có sự thay đổi nào về kích thước quần thể giữa 2 ngày . Có bao nhiêu con cá trong hồ 
Câu 1.
	a.Định nghĩa: Biến động số lượng là sự tăng hay giảm số lượng các thể của quần thể 
b.Các dạng biến động số lượng : Có hai dạng cơ bản
-Biến động không theo chu kỳ: 
Biến động do các yếu tố ngẫu nhiên như lũ lụt, động đất , sóng thần hoặc do khai thác quá mức của con người 
Gây nguy hại nhiều nhất đến các loài có vùng phân bố hẹp hay kích thước quần thể nhỏ.
	-Biến động theo chu kỳ : là kết quả phản ứng tổng hợp của sinh vật với những biến đổi theo chu kỳ của các nhân tố vô sinh.
	Gồm chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và thủy triều, chu kỳ mùa, chu kỳ nhiều năm.
	c.cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể là kết quả sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản, mức tử vong thông qua các hình thức 
 	-Cạnh tranh
-Xuất, nhập cư
-Ăn thịt lẫn nhau
Các yếu tố trên phụ thuộc vào các loại nhân tố :
-Nhân tố phụ thuộc vào mật độ: Quan hệ giữa vật giữ và con mồi ....
-Nhân tố không phụ thuộc vào mật độ : Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm....( nhân tố vô sinh)
Câu 2
	Áp dụng công thức : N = (x . a) : b ==> N = (120 . 150): 50 =360 con 
	Trong đó : 	N là số cá thể của quần thể 
	.x là số cá thể bắt được lần thứ nhất
	.a là số cá thể bắt được lần thứ 2 trong đó có b cá thể bị đánh dấu 
CHƯƠNG II 	QUẦN XÃ SINH VẬT 
Bai 40 . QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. Khái niệm
- VD: Ao cá, rừng cây ...
- Quần xã sinh vật: Tập hợp nhiều quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, nhờ các mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất. ® QX tương đối ổn định.
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
- Sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của QXSV.
- Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh.
- Loài đặc trưng: Loài ưu thế tiêu biểu nhất hoặc loài chỉ có ở một quần xã nào đó.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian
- Các kiểu phân bố: Chiều ngang - chiều thẳng đứng (chiều cao - độ sâu).
- Ý nghĩa: Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
1. Các mối quan hệ sinh thái
- Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
- Quan hệ cạnh tranh: Cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
2. Hiện tượng khống chế sinh học
- Khống chế sinh học: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài luôn dao động quanh một mức nhất định (không tăng quá cao, không giảm quá thấp) do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
- Ý nghĩa: Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại trong sản xuất và đời sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 39 cb.doc