Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 32, 33, 34

Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 32, 33, 34

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.

 2. Kĩ năng:

- Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân. - Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

 3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.

II. Chuẩn bị:

 - Hình 32 sách giáo khoa. (mô hình thí nghiệm của Milo và Uray. swf)

III. Tiến trình bài mới:

1. Ổn định lớp.

 - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 32, 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17 CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
Tiết: 32 SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Ngày soạn: 03.12.10
Ngày dạy: 05.12.10 BÀI: 32 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
 2. Kĩ năng:
- Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân. - Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
 3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 
II. Chuẩn bị:
 - Hình 32 sách giáo khoa. (mô hình thí nghiệm của Milo và Uray. swf)
III. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp.
 - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Giải thích quá trình tiến hóa lớn hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài bằng sơ đồ tiến phân nhánh?
 CH2: Thế nào là tiến hóa lớn?Cchiều hướng tiến hóa?
3. Bài mới:
 * GV dẫn dắt khái quát các giai đoạn của quá trình tiến hóa của sự sống và giới hạn nội dung bài học
 KL: Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất được chia thành 3 giai đoạn chính.......... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 2 giai đoạn đầu tiên: tiến hóa hoá học và tiến hoá tiền sinh học.
 I. Tiến hóa hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thế nào là tiến hóa hóa học?
- Trong tiế hóa hóa học trải qua hai giai đoạn:
 + Quá trình hình thành các chất hữu cơ từ chất vô cơ: GV giới thiệu cho HS thí nghịêm của Milơ và Urây để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan.
- Như vậy có thể sơ đồ hóa giai đọc này thế nào?
- Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ. GV têu cầu HS đọc SGK các thí nghiệm về trùng phân các chất hữu cơ. 
- Như vậy có thể sơ đồ hóa giai đoạn này thế nào?
- HS đọc SGK trả lời.
- HS theo dõi, đọc SGK về thí nghiệm của Milơ và Urây.
Chất hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit....)
Chất vô cơ ( CH4, NH3, H2, H2O)
 Năng lượng 
 ( sét, tia tử ngoại)
- HS đọc và thu nhận thông tin từ SGK.
Đại phân tử hữu cơ (prôtêin, axit nuclêic....) 
Chất hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit....)
- Tiến hoá hoá học : quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ theo phương thức hoá học dưới tác động của các tác nhân tự nhiên. Từ chất vô cơ ® chất hữu cơ đơn giản ® chất hữu cơ phức tạp
 II. Tiến hóa tiền sinh học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thế nào là tiến hóa tiền sinh học?
- Tế bào sơ khai được hình thành như thế nào?
- Màng bao bọc tế bào sơ khai có tác dụng gì?
 Vai trò của CLTN trong qúa trình hình thành tế bào sơ khai như thế nào?
- Như vậy có thể sơ đồ hóa giai đoạn này thế nào?
-Tiến hoá sinh học.
 	GV giới thiệu: Sau khi được hình thành, những tế bào nguyên thủy tiếp tục quá trình tiến hoá sinh học với tác động của các nhân tố tiến hoá hình thành nên cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào. 
- Là quá trình hình thành những tế bào sơ khai đầu tiên (tế bào nguyên thủy) gọi là prôtôbiônt. prôtôbiônt chưa phải là sinh vật, nhưng đã có dấu hiệu cơ bản của cơ thể sống.
- Nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 138 và vận dung các kiên thức đã học trả lời:
 + Hình thành màng có thành phần lipit.
+ CLTN tác động tổp hợp.
+ các tế bào sơ khai được hình thành , được chọn lọc và nhân rộng.
HS sơ đồ hóa:
TB sơ khai
(prôtôbiônt)
Đại phân tử hữu cơ 
(prôtêin, axit nuclêic, lipit....)
 Các giọt nhỏ
(được bao bọc bởi màng)
 Hòa 
 Tan CLTN
 Trong
 Nước
- HS lắng nghe.
- Tiến hoá tiền sinh học : Hình thành nên các tế bào sơ khai từ các đại phân tử và màng sinh học ® hình thành nên những cơ thể sinh vật đầu tiên.
 4. Củng cố : 
 - Dựa vào câu hỏi 3 sách giáo khoa để củng cố nội dung bài học.
 C3: Không, vì điều kiện hiện nay trên trái đất khác với trước rất nhiều. Ngay cả khi các chất hữu có thể được hình thành bằng con đường hoá học ở một nơi nào đó trên trái đất như hiện nay thì các chất này cũng bị các sinh vật phân giải.
 C4: Màng lipit có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành sự sống vì nhờ có màng mà các tập hợp của các chất hữu cơ khác nhau bên trong màng được cách li với MT bên ngoài. Những tập hợp nào có được các thành phần hoá học đặc biệt giúp chúng có khả năng nhân đôi và lớn lên thì tập hợp đó được CLTN duy trì.
 C5: Tập hợp các đại phân tử trong các tế bào sơ khai có thể rất khác nhau. Những tế bào sơ khai nào có được tập hợp các đại phân tử giúp chúng có khả năng sinh trưởng, trao đổi chất, nhân đôi tốt hơn thì sẽ được CLTN duy trì, ngược lại sẽ bị CLTN đào thải
5. Dặn dò : 
 Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
 Soạn bài 33 “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT ”
- Chú ý lịch thi tập trung của trường vào tuần sau.
Tuần:17 BÀI 33 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI 
QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
Tiết: 33
Ngày soạn: 06.12.10
Ngày dạy:08.12.10
Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hoá thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới Thực vật và Động vật.
- Hiểu được thế nào là hoá thạch và vai tròcủa các bằng chứng hoá thạch trong nghiên cứu sự tiến hoá của sinh giới.
2. Kĩ năng:
 - Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất.
 - Phân tích được bảng 33 SGK trang 142.
3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 
 II. Chuẩn bị
 - Tranh phóng to hình bài 30
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài.
Kiểm tra bài cũ
 CH1: Nêu khái niệm tiến hoá hoá học, các hợp chất hữu cơ được hình thành như thế nào?
 CH2: Nêu vai trò của CLTN trong quá trình tiến hoá tiền sinh học.
Nội dung bài mới
I. Hoá thạch và vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- GV giới thiệu tranh ảnh về hóa thạch yêu cầu HS quan sát à Hoá thạch là gì? Các loại hóa thạch?
GV giải thích về hóa thạch sống; như thú mỏ vịt, cây mộc tặc
- Hóa thạch có vai trò gì trong nghiên lịch sử phát triển của sinh giới?
- Tại sao hoá thạch là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới?
+VD: Các nhá khoa học đã tìm thấy hóa thạch dộng vật biển trên núi thuộc tỉnh Lạng Sơn chứng tỏ trước đây Lạng Sơn là biển
- HS quan sát trang, nêu được khái niệm, 3 loại hóa thạch.
- Thông qua hóa thạch xác định được tuổi của hóa thạch.
- Xác định được sự xuất hiện của sinh vật, sự phát triển và diệt vong của chúng. 
- Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. 
- Hóa thạch thường gặp là các sinh vật bằng đá (có thể là toàn bộ cơ thể, có thể là một phần cơ thể), các mảnh xương, mảnh vỏ sinh vật hóa đá, đôi khi là xác sinh vật được bảo quản trong băng tuyết, trong hổ phách. Một số sinh vật hiện nay, rất ít hoặc không biến đổi so vối trước đây, được coi là dạng hóa thạch sống.
- Vai trò của hoá thạch :
+ Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.
+ Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- Hiện tượng trôi dạt lục địa dẫn đến điều gì?
- Trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào tới sự tiến hóa của sinh vật?
- Trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào tới sự tiến hóa của sinh vật?
+ Sự xuất hiện dãy Apalat ở đại cổ sinh đã tiêu diệt 97% số sinh vật của thời đó.
- Lịch sử Trái Đất được phân chia như thế nào? sự phân chia đó dựa vào tiêu chí nào?
- Sự phân chia lịch sử Trái Đất liên quan đến sự phát triển của sinh vật như thế nào?
- GV cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa tìm hiểu đặc điểm của sinh vật và khí hậu qua các đại, các kỉ.
- HS đọc SGK kết hợp kiến thức địa lí 10 trả lời thế nào là hiện tượng trôi dạt lục địa. 
à Hình thành các lục địa như ngày nay + biến đổi khí hậu.
à Tuyệt diệt của sinh vật và sự hình thành loài mới.
- Lịch sử Trái Đất được chia nhiều giai đoạn, dựa trên các tiêu chí như: biến đổi địa chất, khí hậu, sinh vật.
- Sinh vật ở từng giai đoạn có nét đặc trưng riêng về sự phát triển cả diệt vong.
- HS nghiên cứu và nhớ các đặc điểm chính trng bảng 33
Hiện tượng trôi dạt lục địa: (HS nghiên cứu SGK)
2. Sinh vật trong các đại địa chất.
- Lịch sử trái đất được chia thành các đại địa chất chính là: Đại thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, Đại trung sinh, đại Tân sinh. Mỗi đại được chia thành các kỉ. 
- Ranh giới giữa các đại và các kỉ thường là giai đoạn có biến đổi địa chất của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt.
- Mỗi đại thường có đặc điểm riêng về sinh giới.
* Các đại địa chất và sinh vật tương ứng. Bảng 33 trang 142, 143 SGK.
4 Củng cố
Theo câu hỏi SGK
Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Tìm hiểu tư liệu về phát sinh loài người
- Ôn tập theo đề cương và cấu trúc đề thi học kì, chuẩn bị thi HKI, theo lịch của trường. 100% trắc ngiệm
Tuần:19 BÀI 33
SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
Tiết: 34
Ngày soạn: 13.12.10 
Ngày dạy:15.12.10
Mục tiêu
Kiến thức:
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn : các dạng vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
Kĩ năng: 
- Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh loài người.
- Xem phim về sự phát triển sinh vật hay quá trình phát sinh loài người.
 3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 
II. Chuẩn bị
 Tranh phóng to hình bài 34
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ
 - Không kiểm tra bài cũ. Nhận xét bài thi HKI.
Nội dung bài mới
 I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- Quan sát tranh hình một số loài động vật à nêu đặc điểm giống nhau giữa người và động vật
+ Quan sát tranh bộ xương người, bộ xương Gorila, bàn tay, bàn châncủa người và Gôrila bảng 34 SGK à chỉ ra các đặc điểm giống nhau giữa người và các loài linh trưởng?
-Sự giống nhau giữa người và linh trưởng nói lên điều gì?
- Chỉ ra đặc điểm khác nhau giữa người và linh trưởng à Giải thích đặc điểm thích nghi đặc trưng cho loài người đem lại ưu thế gì?
- Quan sát hình 34.2 à Dạng người hóa thạch đầu tiên trong chi Homo? Các dạng hóa thạch đã bị tiệt chủng? vị trí và sự phát triển của người hiện đại?
- Loài người hiện đại đã tiến hóa qua các loài trung gian nào?
+ Thể hiện qua cơ quan thoái hóa, sự sắp xếp các cơ quan trong cơ thể, cơ quan tương đồng, phát triển phôi
+ Giống nhau về hình thái , giải phẩu sinh lí.
+ Đặc điểm chung về ADFn và prôtêin: Tinh tinh có 97,6% AND giống ngưới, không có sự klhác biệt về aa.
 à Quan hệ họ hàng gần gũi giữa người và linh trưởng.
- Dáng di thẳng -> đôi tay để lao động.
- Khung xương chậu phát triển: sinh sản, đỡ trọng tâm cơ thể.- Lông tiêu giảm : giảm nguy cơ nhiễm vi sinh vật.- Bộ não tăng kích thước: khả năng tư duy, chế tạo công cụ, tiếng nói chữ viết
+ Đầu tiên là Homo Habili
+ Nhánh Homo erectus.
+ Homo sapiens
- Quan sát tranh hình nhận biết các giai đoạn trung gian hình thành người Homo sapiens.
Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
- Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người : 
+ Bằng chứng giải phẫu so sánh : Sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với thú.
+ Bằng chứng phôi sinh học : Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với động vật có vú.
- Sự giống nhau giữa người và vượn người :
+ Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m).
+ Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 -6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
+ Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người.
+ Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%.
+ Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt....
+ Vượn người có một số tập tính giống người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn....
Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc.
2 Các dạng vượn người hoá thạch và qúa trình hình thành loài người:
 a) Các dạng vượn người hoá thạch
+ Hôm habilis (người khéo léo): 
+ Homo erectus (người đứng thẳng)
+ Homo sapiens (người hiện đại - người thông minh)
b. Sự phát sinh loài người trải qua ba giai đoạn 
- Người tối cổ : Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa biết chế tạo công cụ lao động. Sống thành bầy đàn. Chưa có nền văn hoá.
- Người cổ : Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hoá.
- Người hiện đại : Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to khoẻ hơn. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo. Sống thành bộ lạc, đã có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo.
 II. Người hiện đại và sự tiến hoá văn hoá
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
GV yêu cầu HS đọc SGK mục II: hãy nêu đặc điểm của người hiện đại?
- Tại sao xã hội loài người ngày nay có sự sai khác so với xã hội loài người cách đây hàng chục nghìn năm ?
- Thế nào là tiến hóa văn hóa? tiến hóa văn hóa mang lại kết qủa gì?
- Đặc điểm thích nghi nào đã giúp con người có được khả năng tiến hóa văn hóa?
*Nêu mối quan hệ giữa tiến hoá sinh học và tiến hoá văn hoá? Giải thích được tại sao con người ngày nay lại là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hoá của các loài khác? Nêu được trách nhiệm của HS đối với việc phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người?
- HS đọc SGK mục II nêu đặc điểm của người hiện đại.
 + Nhờ sự tiến hoá văn hoá:
- Từ chỗ sử dụng công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và săn bắn thú rừng " dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi vật dữ. - Từ chỗ ở trần và lang thang kiếm ăn " tạo ra quần áo, lều trú ẩn- Từ chỗ biết hợp tác với nhau trong săn mồi và hái lượm " chuyển sang trồng trọt, thuần dưỡng vật nuôi
- Loài người cải biến công cụ , ít bị phụ thuộc vào thiên nhiên, tránh được thảm hoạ tuyệt chủng.
* HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đặc điểm của người hiện đại là :
 + Não phát triển.+ Kích thước cơ thể lớn hơn. + Con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên
 + Cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và công cụ. + Tuổi thọ cao hơn.
 - Tiến hoá văn hoá, được thể hiện : 
 + Từ chỗ sử dụng công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và săn bắn thú rừng " dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi vật dữ.
 + Từ chỗ ở trần và lang thang kiếm ăn " tạo ra quần áo, lều trú ẩn
 + Từ chỗ biết hợp tác với nhau trong săn mồi và hái lượm " chuyển sang trồng trọt, thuần dưỡng vật nuôi
Củng cố:
 - Theo câu hỏi cuối bài ở SGK
 5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 323334.doc