TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT.
I. Mục tiêu :
A – Tập đọc :
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng : nổi lên, nước chảy, náo nức, sới vật, Quắn Đen, giục giã, nhễ nhại.
2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Từ ngữ : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
- Nội dung : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật gì trần tĩnh giàu kinh nghiệm.
B – kể chuyện.
1/ Rèn kỹ năng nói : Dựa vào các gợi ý học sinh kể từng đoạn câu chuyện. Lời kể tự nhiên, cử chỉ, điệu bộ phù hợp.
2/ Rèn kỹ năng nghe.
TUẦN 25 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2005. TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN HỘI VẬT. I. Mục tiêu : A – Tập đọc : 1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. - Đọc đúng : nổi lên, nước chảy, náo nức, sới vật, Quắn Đen, giục giã, nhễ nhại. 2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu. - Từ ngữ : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. - Nội dung : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật gì trần tĩnh giàu kinh nghiệm. B – kể chuyện. 1/ Rèn kỹ năng nói : Dựa vào các gợi ý học sinh kể từng đoạn câu chuyện. Lời kể tự nhiên, cử chỉ, điệu bộ phù hợp. 2/ Rèn kỹ năng nghe. II. Các hoạt động dạy – học : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học. A> Bài cũ. Bài : Tiếng đàn. Giáo viên mời 2 học sinh đọc hai đoạn trong bài. Giáo viên nhận xét – ghi điểm. 2 học sinh lên bảng. B> Bài mới 1/ Giới thiệu Giáo viên giới thiệu chủ điểm đầu tuần. Học sinh quan sát tranh lễ hội. 2/ Luyện đọc. a – Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. b – Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Giáo viên lắng nghe sửa phát âm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - Đọc phần từ ngữ được chú giải trong bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Học sinh đọc trong nhóm. Lớp đọc đồng thanh. 3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Đoạn 1. * Tìm những chi tiết tả cảnh tượng sôi động của hội vật ? Học sinh đọc thầm. - Tiếng trống dồn dập, chen lấn nhau, trèo lên cây cao để xem vv Đoạn 2. * Cách đánh của Quắn Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ? - Quắn Đen lăn xả, dồn dập, ông Cản Ngũ chậm lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. Đoạn 3. * Oâng Cản Ngũ bước hụt làm thay đổi keo vật như thế nào ? Keo vật sôi động hơn Người xem tưởng ông Cản Ngũ thua. Đoạn 4, 5. * Oâng Cản chiến thắng bất ngờ như thế nào ? * Theo em vì sao ông Cả Ngũ thắng ? - Nắm khố Quắn Đen nhấc lên. - Nhờ mưu trí và khỏe. 4/ Luyện đọc lại Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng và hay hai đoạn văn cuối. Giáo viên đọc mẫu. Lớp và giáo viên nhận xét bình chọn em đọc hay. 4 – 5 học sinh thi đọc. 1 học sinh đọc cả bài. KỂ CHUYỆN(0,5 Tiết). 1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ. Dựa vào trí nhớ và các gợi ý học sinh kể từng đoạn câu chuyện “Hội vật”. Học sinh lắng nghe. 2/ Hướng dẫn học sinh kể theo từng gợi ý. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 5 câu gợi ý. Giáo viên nhắc học sinh chú ý : Để kể hấp dẫn cần tưởng tượng trước mắt là lễ hội. Lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất hấp dẫn nhất. 1 học sinh đọc. Từng cặp học sinh thi kể 1 đoạn câu chuyện. 5 học sinh nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý. 5/ Củng cố. Dặn dò. Biểu dương những học sinh tốt. Kể cho người thân nghe. ______TOÁN______ THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (Tiếp theo). I. Mục tiêu : Giúp học sinh . Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút). Có thêm hiểu biết về thời điểm các công việc hàng ngày của học sinh. II. Đồ dùng dạy – học : Chuẩn bị như tiết 120. III. Các hoạt động dạy – học : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng nói giờ ở đồng hồ mô hình. Giáo viên nhận xét – ghi điểm. 2 học sinh lên bảng. Bài mới. Bài 1 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng tranh hiểu thời điểm diễn ra hoạt động đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần a. Giáo viên chữa bài. Yêu cầu học sinh tổng hợp toàn bài. Học sinh làm các phần còn lại. Bài 2 : Giáo viên yêu cầu học sinh xem kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để so sánh hai đồng hồ có cùng chỉ thời gian hay không ? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một câu. Học sinh làm các phần còn lại. Bài 3. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. Giáo viên lưu ý : Không thực hiện phép trừ số đo thời gian, để tính khoảng thời gian. Giáo viên chữa bài yêu cầu học sinh nêu thời điểm đúng lúc bạn Hà bắt đầu đánh răng rửa mặt và lúc Hà đánh răng rửa mặt xong. Học sinh làm bài cá nhân. Củng cố. Nhận xét đáng giá tiết học. Chuẩn bị bài mới. ________ĐẠO ĐỨC________ TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC. I. Mục tiêu : 1/ Học sinh hiểu. - Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. 2/ Học sinh biết tôn trọng giữ gìn không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô, bạn bè vv 3/ Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. II. Tài liệu, phương tiện : - Vở bài tập đạo đức. - Phiếu học tập. - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để chơi trò chơi đóng vai (hoạt động 2 tiết 2). III. Các hoạt động dạy – học : TIẾT 1 Hoạt động 1. Xử lý tình huống qua đóng vai. Mục tiêu : học sinh biết một biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Tiến hành : giáo viên đưa ra tình huống (2 học sinh đóng vai). * Nam và Minh đang làm bài thì bác đưa thư đến cho ông Tư hàng xóm nhưng nhà đi vắng Nam nói với Minh : - Chúng mình mở ra xem đi. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi ? * Nếu là Minh em sẽ làm gì sau đó ? Vì sao ? Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai và nêu cách giải quyết. Giáo viên mời một số nhóm lên đóng vai. Kết luận : Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Học sinh thảo luận cách giải quyết và đóng vai. Lớp thảo luận xem nhóm nào đóng vai hay. Hoạt động 2. Thảo luận nhóm. Mục tiêu : học sinh hiểu được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng. Giáo viên phát phiếu học tập có nội dung như sau : a – Điền từ : bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái, vào chỗ trống sao cho thích hợp. - Thư từ tài sản của người khác là .. mỗi người nên cần tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm .. vi phạm .. Mọi người cần tôn trọng .. của trẻ em. Giáo viên kết luận : - Thư từ là tài sản của riêng của mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái. - Mọi người cần được tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền của trẻ em. - khi sử dụng tài sản của người khác cần hỏi mượn. Các nhóm làm việc. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 3. Liên hệ thực tế. Mục tiêu : học sinh tự đáng giá việc mình tôn trọng thư từ tài sản của người khác. Tiến hành : Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp theo câu hỏi : * Em đã biết tôn trọng thư từ tài sản gì của ai ? * Việc đó xảy ra như thế nào ? Giáo viên mời học sinh trình bày trước lớp. Giáo viên tổng kết khen ngợi những học sinh biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Học sinh trao đổi theo cặp. Hướng dẫn thực hành. 1/ Thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 2/ Sưu tầm những tấm gương mẫu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. TIẾT 2 Hoạt động 1 Nhận xét hành vi. Mục tiêu : học sinh có kỹ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Tiến hành : Giáo viên phát phiếu giao việc có ghi các tình huống. Yêu cầu học sinh thảo luận, nhận xét. a – Bố đi công tác về Thắng lục túi b – Bình sang nhà hàng xóm chơi em phải xin phép chủ nhà mới vào nhà xem. c – Các bạn trong lớp lấy thư của bạn xem d – Phú muốn có đồ chơi của bạn nên em đã hỏi mượn Giáo viên nhận xét chung. Tình huống b, d đúng, a, c sai. Học sinh thảo luận nhóm hai. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Hoạt động 2. Đóng vai. Mục tiêu : học sinh có kỹ năng thực hiện một số hành động cụ thể thể hiện sự tôn trọng thư từ của người khác. Tiến hành : giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai. Tình huống 1 : Em muốn mượn truyện bạn nhưng không thấy. Tình huống 2 : Khuyên ngăn các bạn không được làm hỏng mũ của người khác mà trả lại cho bạn. Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày. Giáo viên kết luận chung : Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ không ai được xâm phạm. Đó là việc không nên làm. Các nhóm thảo luận đóng vai như được phân công. Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2005. ______TOÁN______ BÀI TOÁN LIÊN QUAN RÚT VỀ ĐƠN VỊ. I. Mục tiêu : - Học sinh biết giải các bài toán liên quan rút về đơn vị. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1. Phân tích đề toán. - Cái gì đã cho, cái gì phải tìm ? * Muốn tìm số lít mật ong trong mỗi can ta phải làm như thế nào ? Giáo viên mời 1 học sinh lên giải bài toán. Lớp và giáo viên nhận xét. Học sinh đọc đề bài. - Phép chia 35 : 7. Lớp giải vào bảng con. Mỗi can có số lít mật ong là: 35 : 7 = 5 (l). Đáp số : 5 l. Hướng dẫn học sinh giải bài tập 2. Giáo viên nêu câu hỏi phân tích bài toán và tóm tắt. 7 can : 35 l. 2 can : ? l. Lập kế hoạch giải toán. * Tìm số lít mật ong trong mỗi can. * Tìm số lít mật ong trong 2 can. * 7 can chứa 35 lít mật ong, muốn tìm 1 can chứa bao nhiêu lít ta làm gì ? * Biết 1 can 5 lít vậy 2 can có bao nhiêu lít ta làm như thế nào ? Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng giải. Giáo viên khái quát : Khi giải bài toán có liên quan rút về đoan vị tiến hành theo hai bước. Bước 1 : Tìm giá trị một phần (phép chia). Bước 2 : Tìm giá trị nhiều phần (nhân). Học sinh đọc đề. Phép chia 35 : 7 = 5 l. Phép nhân 5 x 2 = 10 l. Lớp giải vài nháp. 3 – 5 học sinh nhắc lại. 3/ Thực hành. Bài 1. Giáo viên đọc yêu cầu bài. Tóm tắt và phân tích bài toán. Giáo viên yêu cầu học sinh giải vào vở. Giáo viên chấm bài nhận xét. Bài 2. Tóm tắt : 7 bao : 28 kg. 5 bao : .kg ? Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước giải. Mời 1 học sinh lên bảng giải. Lớp giải vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét. Bài 3 Giáo viên ... : Chỉ và nói đúng tên bộ phận cơ thể của các côn trùng quan sát được. Bước 1. Làm việc theo nhóm : Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh côn trùng trong SGK trả lời câu hỏi. * Chỉ ra đâu là đầu, ngực, chân cánh (nếu có) của từng con côn trùng ? Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân cánh để làm gì? * Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ? Học sinh thảo luận các câu hỏi theo nhóm Bước 2. Làm việc cả lớp. Kết luận : Côn trùng là những động vật không có xướng sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn côn trùng đều có cánh. Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2. Làm việc với côn trùng thật và các tranh ảnh sưu tầm được. Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. Phân loại côn trùng có ích, có hại và không ảnh hưởng đến môi trường. Giáo viên nhận xét và khen những nhóm có sáng tạo. Học sinh học nhóm. Các nhóm trưng bày bộ sưu tập và thuyết minh. ______THỂ DỤC______ ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “Ném bóng trúng đích”. I. Mục tiêu : - Oân bài thể dục phát triển chung tập với hoa. - Oân nhảy dây “kiểu chụm hai chân”. Yêu cầu thực hiện đúng. - Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu chơi chủ động. II. Địa điểm – Phương tiện : Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn. Chuẩn bị còi, dụng cụ, một số vật ném như bóng da vv III. Nội dung và phương pháp : Nội dung và phương pháp Định hướng BPTC 1/ Phần mở đầu. - Nhậnlớp phổ biến nội dung. - Đi theo vòng tròn va øhít thở sâu. - Trò chơi “Tìm những quả ăn được”. Giáo viên chỉ vào từng em mỗi em phải nói một quả ăn được. * Chạy trên địa hình tự nhiên. 6’ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2/ Phần cơ bản. - Oân bài thể dục phát triển chung với hoa. Giáo viên tổ chức lớp tập đồng loạt. Giáo viên tổ chức cho học sinh tập theo tổ. Giáo viên theo dõi sửa sai. - Oân nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu học sinh thay nhau nhảy và đếm số lần của bạn. - Oân trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Giáo viên quan sát đảm bảo an toàn. 7’ 7’ 8’ x x x U x x x x x x x x x x x x x x x 3/ Phần kết thúc. - Đứng thanh vòng tròn, vỗ tay và hát. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Nhận xét đáng giá tiết học. - Giao bài tập về nhà. 5’ x x x x x x x x U x x x x x x x x x x x x ______THỦ CÔNG______ ĐAN HOA CHỮ THẬP ĐƠN (Tiết 2). I. Mục tiêu : Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình. Giáo dục học sinh yêu thích sản phẩm đan nan. II. Giáo viên chuẩn bị : - Mẫu tấm đan hoa chữ thập đơn. - Tranh quy trình. III. Các hoạt động dạy – học : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A> Kiểm tra. Giáo viên kiểm tra dụng vụ của học sinh. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh thực hành đan nan hoa chữ thập đơn. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình tranh đan hoa chữ thập đơn. Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan nan hoa chữ thập đơn để nhắc lại các bước. - Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan. - Bước 2 : Đan hoa chữ thập đơn. - Bước 3 : Dán nẹp xung quanh. Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh đan đúng kỹ thuật. Tổ chức cho học sinh trừng bày nhận xét đáng giá sản phẩm. Giáo viên đáng giá sản phẩm của học sinh. 2 – 3 học sinh nhắc lại. Học sinh thực hành. Nhận xét – Dặn dò. Giáo viên nhận xét – đáng giá tiết học. Chuẩn bị làm lọ hoa. Thứ sau ngày 4 tháng 3 năm 2005. ______TẬP ĐỌC______ NGÀY HỘI RỪNG XANH. I. Mục tiêu : 1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng : vòng quanh, khước lĩnh xướng ảo thuật, du quay vv 2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu. Nội dung : Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong “Ngày hội rừng xanh” thật sinh động, đáng yêu. II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh họa bài thơ trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A> Bài cũ. Bài “Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên”. Giáo viên nhận xét – ghi điểm. 2 học sinh đọc bài. B> Bài mới. 1/ Giới thiệu Giáo viên giới thiệu bài. Học sinh lắng nghe. 2/ Luyện đọc. a – Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. b – Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Giáo viên yêu cầu đọc từng dòng thơ, đọc từng khổ thơ. Giáo viên lắng nghe sửa phát âm. Nhắc học sinh ngắt nghỉ hơi dudngs. Chim gõ kiến / nổi mõ / Gà rừng / gọi vòng quanh / Sáng rồi, / đừng ngủ nữa / Nào, / đi hội rừng xanh. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ, từng dòng thơ trước lớp. Học sinh đọc phần chú giải từ ngữ trong bài. Đọc từng khổ thơ trong nhóm. Lớp đọc đồng thanh cả bài. 3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ. * Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh. - Chim gõ kiến nổi mõ. - Gà rừng gọi mọi người dậy, công dẫn đầu đội múa. Khướu lĩnh xướng vv * Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào ? - tre, trúc nổi nhạc sáo, suối gảy đàn, nấm mang ô vv * Nêu các con vật sự vật được nhân hóa trong bài ? Học sinh liệt kê những con vật, sự vật được nhân hóa. * Em thích hình ảnh nhân hóa nào nhất vì sao ? 4/ Học thuộc bài thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ. Giáo viên nhận xét – khen học sinh đọc hay. 1 học sinh đọc thuộc lòng thơ. Nhiều học sinh thi đọc thuộc khổ thơ, bài thơ. 5/ Củng cố Giáo viên hỏi về nội dung bài thơ. ______CHÍNH TẢ______ Nghe – viết : HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN. I. Mục tiêu : Rèn kỹ năng viết chính tả. 1/ Nghe – viết đúng 1 đoạn chính tả trong bài “Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên”. 2/ Làm các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ch. II. Đồ dùng dạy – học : Giấy A0 viết 3 lần bài 2a. III. Các hoạt động dạy – học : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A> Kiểm tra bài cũ. Giáo viên mời 1 học sinh đọc cho lớp viết bảng con : trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ, sung sức. 2 học sinh lên bảng. Lớp viết bảng con. B> Bài mới 1/ Giới thiệu Giáo viên nêu mục tiêu giờ học. Học sinh lắng nghe. 2/ Hướng dẫn học sinh nghe – viết. a – Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả. Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn chính tả và viết ra nháp những từ dễ mắc lỗi, ghi nhớ chính tả. b – Giáo viên đọc cho học sinh viết. c – Chấm chữa bài. 2 Học sinh đọc lại. Học sinh viết bài. 3/ Hướng dẫn học sinh làm luyện tập. Bài tập 2a. Học sinh đọc đề bài và làm bài cá nhân. Dán 3 tờ giấy A0 lên bảng mời 3 em lên thi làm nhanh. Sau đó đọc kết quả. Chiều chiều em đứng nơi này em ông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy. Học sinh sửa bài theo lời giải đúng. Củng cố. Dặn dò. Đọc thuộc câu thơ trong bài tập 2a. Nhận xét đáng giá tiết học. _____TOÁN_____ TIỀN VIỆT NAM. I. Mục tiêu : Giúp học sinh. - Nhận biết các tờ bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. -Bước đầu biết đổi tiền. - Bước thực hiện các phép tính cồng trừ trên các số có đơn vị là đồng. II. Đồ dùng dạy – học : Giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A> Bài cũ. Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà tiết 114. Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2 học sinh lên bảng. B> Bài mới. 1/ Giới thiệu các loại giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. * Năm học lớp hai em đã đuợc làm quen với loại giấy bạc nào ? Giáo viên cho học sinh quan sát tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng kỹ cả hai mặt. Học sinh nêu nhận xét về màu sắc và các dòng chữ. 100 đ, 200đ, 500đ, 1000 đ. Học sinh nêu. - Năm ngàn đồng và số 5000. - Hai nghìn đồng và số 2000. - Mười nghìn đồng và số 10000. Thực hành. Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài. Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả. Lớp và giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm. Chọn ra tờ giấy bạc bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. * Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 1000 đồng. Học sinh quan sát mẫu. Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả. Lớp nhận xét và chốt lời giải đúng. Bài 3. a – Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ so sánh số tiền của các đồ vật. b – Hướng dẫn học sinh thực hiện cộng nhẩm. c – Hướng dẫn học sinh trừ nhẩm rồi trả lời câu hỏi. 1000 + 1500 = 2500 đ. Kết luận : Mua 1 quả bóng và một cái bút chì hết 2500 đồng. 8700 – 4000 = 4700 Kết luận : giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền cái lược là : 4700 đồng. Củng cố. Cộng nhẩm giá tiền của một số đồ vật. ____TẬP LÀM VĂN____ KỂ VỀ LỄ HỘI. I. Mục tiêu : Rèn kỹ năng nói : Dựa vào kết quả quan sát hai ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong SGK. Học sinh chọn, kể lại tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quanh cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong ảnh. II. Đồ dùng dạy – học : Trong ảnh thể hiện lễ hội. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học A> Kiểm tra bài cũ. Giáo viên yêu cầu hai học sinh kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”. Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2 học sinh lên bảng. B> Bài mới 1/ Giới thiệu. Giáo viên nêu mục đích – yêu cầu tiết học. Học sinh lắng nghe. 2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Giáo viên mở bảng phụ viết 2 câu hỏi. - Quang cảnh trong bức ảnh như thế nào? - Những người tham gia lễ hội đang làm gì? Giáo viên yêu cầu nhiều học sinh nối tiếp nhau giới thiệu quang cảnh và hoạt động của người tham gia lễ hội. Lớp và giáo viên nhận xét (lời kể, diễn đạt) bình chọn người quan sát diễn đạt tự nhiên, hấp dẫn. Một học sinh đọc yêu cầu bài. Lớp theo dõi. Từng cặp học sinh quan sát 2 tấm ảnh trao đổi bổ sung cho nhau về quang cảnh và hoạt động của người tham gia lễ hội. Củng cố. Dặn dò Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở điều mình vừa kể. Chuẩn bị bài sau : Kể về ngày hội mà em biết.
Tài liệu đính kèm: