Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 102: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 102: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Tiết :102 Làm văn

 LUYỆN TẬP

 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

A,PHẦN CHUẨN BỊ

I, MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

1, Ôn tập củng cố kiến thức ,kĩ nămg thâótclập luận bình luận .

2, Vận dụng kĩ năng thao tác lập luận bình luận vào việc nhận xét đánh giá , bàn luận 1 vấn đề cụ thể .

3, Rèn luyện kĩ các thao tác tư duy suy lí , diễn dịch , quy nạp

II, PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN :

1, Thầy: SGK, SGV, thiết kế bài dạy

2, Trò: Đọc trước bài , trả lời câu hỏi SGK

III, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

B, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 * ổn định tổ chức (1)

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 102: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết :102 Làm văn
 Luyện tập 
 Thao tác lập luận bình luận
A,Phần chuẩn bị
I, Mục tiêu bài học: Giúp HS
1, Ôn tập củng cố kiến thức ,kĩ nămg thâótclập luận bình luận .
2, Vận dụng kĩ năng thao tác lập luận bình luận vào việc nhận xét đánh giá , bàn luận 1 vấn đề cụ thể .
3, Rèn luyện kĩ các thao tác tư duy suy lí , diễn dịch , quy nạp
II, Phương thức thể hiện :
1, Thầy: SGK, SGV, thiết kế bài dạy
2, Trò: Đọc trước bài , trả lời câu hỏi SGK
III, Cách thức tiến hành
 Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
B, Tiến trình dạy học
 * ổn định tổ chức (1’)
I, kiểm tra bài cũ ( 5’)
1, Câu hỏi : ? Mỗi bài bình luận thường có mấy bước .
3,Đáp án : Bài bình luận thường có 3 bước :
 - Bước thú nhất : Nêu vấn đề cần bình luận ( 3đ’)
 - Bước thứ 2 : Đánh giá vấn đề cần bình luận . ( 3đ’)
 - Bàn luận về vấn đề cần bình luận . ( 4đ’)
II, Bài mới :
 * Lời vào bài (1’) Ngày nay nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện . Việc bình luận về những vấn dề đó đòi hỏi phải nắm vững những kĩ năng mới thuyết phục được người đọc , người nghe . Luyện tập các thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận . .(Tr 81)
 * ND bài .
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
? Xác định đề tài cần bình luận .
? Cần phải xác định những vấn đề nào . 
? Bài văn ấy cần viết theo dàn ý như thế nào .
? Diễn đạt một luận điểm ở phần thân bài . 
 - HS trình bầy – nhận xét – bổ xung – kết luận .
- GV – Nhận xét – bổ xung – kết luận S
I, Tìm hiểu quy trình viết bài văn có sử dụng lập luận bình luận ( 20’)
1, Đề tài : “ Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch”
1, Quy trình :
a, Xác định kiểu bài : Đây là một bài bình luận vì người viết văn phải trình bầy những nhận xét đánh giá , và lời bàn của mình về vấn đề “ Lời ăn tiếng nói .. , thanh lịch”
- Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như : Lời nói , hành vi , quan hệ , ứng xử, ; Cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh nào đó như: là cách nói năng .
- Bài viết có bố cục 3 phần ( Mở bài , thân bài, kết bài ) , phần thân bài có thể gồm 2 luận điểm : 
(1) Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
(2) Khẳng định thuyết phục cách nói văn minh , thanh lịch.
b, Diễn đạt một luận điểm ở phần thân bài :
 Có bạn vin vào câu ca dao “ Con người có miệng có môi – Khi buồn thì khóc khi vui thì cười” để cho rằng nói năng là quyền tự do của mỗi người , muốn nói thế nào cũng được . Từ suy nghĩ ấy , một só bạn thường có thói quen nói tục , chửi thề trong khi giao tiếp , bất kể người đang đối thoại với mình là ai . Có lẽ các bạn ấy không biết rằng , mỗi lần văng tục nói bậy là một lần các bạn ấy tự làm xấu đi hình ảnh của mình trước bạn bè và những người xung quanh . Nói năng không chỉ là trao đổi thông tin , mà quan trọng hơn còn là tạo lập các quan hệ xá hội thân thiện ; Vì vậy những bạn hay nói tục chửi thề dần dần sẽ bị những người xung quanh xa lánh, thậm chí tẩy chay .
II, Trình bầy lập luận (10’)
 * HS trình bầy 
 Thưa các bạn !
 Thế nào là “ Lời ăn tiếng nói của 1 HS văn minh , thanh lịch” ? Chắc chắn mỗi bạn đều có 1 quân niệm về vấn đề này . Chác hẳn , có bạn cho rằng nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi con người , muốn nói thế nào cũng được . Có bạn lại khẳng định nói năng là bộ mặt tinh thần của mõi người ,thể hiện trình độ văn hoá của người đó . Theo tôi quan niệm thứ 2 là đúng đắn , Do đó cần phải phê phán và phải loại bỏ quan niệm thứ nhất . Nếu nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi người thì việc văng tục chửi bậy chửi thề cũng là quyền tự do tuyệt đối hay sao ? Chắc chắn là nhiêu bạn sẽ đồng tình với tôi rằng , nói tục chửi bậy là hành vi thiếu văn hoá mà bất kì người học sinh nào có lòng tự trọng cũng hông thể chấp nhận được . Nó sẽ làm xấu đi hình ảnh người học sinh trước con mắt bạn bè, thầy cô và những đứng đắn khác trong xã họi . Tôi cũng như các bạn sẽ cảm thấy thật ngại ngần khi buộc phải trò chuyện với 1 ai đó hễ hé mở là văng tục , từ đó chúng ta sẽ cố gắng tìm mọi cách để lảng tránh những cuộc nói chuyện đáng xấu hổ dó . Nếu bắt chợt bắt gặp 1 bạn học sinh đang say sưa văng tục , nói bậy thì 1 vị khách nào đó sẽ nghĩ gì về lứa tuổi học đường mộng mơ của chúng ta nhỉ ? Chắc là ho sẽ thất vọng lắm.
 Thưa các bạn !
 Đã là con người thì phải có ý thức về lời nói và việc làm của mình , do đó, theo tôi , không thể có 1 thứ nói năng tự do tuyệt đối bản năng , phải không các bạn ?
 Xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe !
III, Tham khảo một số bài viết về một vấn đề văn học ( 5’)
 HS đọc 1 số bài tham khảo trong SGK
C, Hướng dẫn HS học , làm bài ở nhà ( 3’)
1, Bài cũ : - Ôn , nắm vững những kiến thức về thao tác lập luận bình luận
 ? Làm BT 2/83 ( Chọn 1 trong những vấn đề đó viét bài bình luận )
2, Bài mới : - Soạn : Vấn đề luân lí XH ở nước ta 
 - Tiết sau học văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 102 - CB 11.doc