- Hiểu được các khái niệm: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu âm.
- Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau
- Hiểu được ba đặc trưng vật lý của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và họa âm.
TUẦN `10. TIẾT 19,20 CHỦ ĐỀ 3. ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM. ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM TIẾT 19:ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ CỦA ÂM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu được các khái niệm: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu âm. - Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau - Hiểu được ba đặc trưng vật lý của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và họa âm. 2. Năng lực: a. Năng lực chung Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. b. Năng lực chuyên biệt môn học Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) ( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ bài toánHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi Gv cho học sinh nghe các âm thanh qua video: - Tiếng nước chảy - Tiếng còi xe - Tiếng chuông nhà thờ - Sau giờ ra chơi - Sau giờ tan ca ngoài đường.. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, nghe. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - Hằng ngày tai ta nghe được vô số các loại âm thanh êm tai có, chói tai có. Vậy âm thanh là gì và chúng có những đặc điểm vật lý gì ta sẽ tìm hểu thông qua bài “ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ CỦA SÓNG ÂM” B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Âm. Nguồn âm( 15 PHÚT) a) Mục tiêu: Tìm hiểu các khái niệm: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu âm. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Yêu cầu hs tự đưa ra định nghĩa âm (SGK) - Mở rộng định nghĩa sóng âm. - Gợi ý, hướng dẫn và giới thiệu cho hs nắm tần số âm là tần số sóng âm. - Dùng âm thoa , đàn ghi ta làm nguồn âm để làm TN cho HS xem -Yêu cầu hs trả lời C1 ? -Nêu định nghĩa nguồn âm ? - Cho hs đọc SGK trả lời các câu hỏi: Âm nghe được ? hạ âm ? siêu âm ? -Âm truyền được trong các môi trường nào ? - Tốc độ âm phụ thuộc vào cái gì ? -Môi trường nào truyền âm tốt nhất ? (Xem bảng 10-1SGK ) -Trả lời C3? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát TN của GV - Đoc SGK và trả lời câu hỏi của GV * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Một HS trình bày câu trả lời. - Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và nhận xét. - HS ghi nhận xét và kết luận của GV I- Âm. Nguồn âm 1) Âm là gì ? -Âm là những sóng âm truyền trong các môi trường rắn ,lỏng ,khí , khi đến tai gây cảm giác âm. -Sóng âm là những sóng cơ học truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí . -Tần số của sóng âm cũng là tần số âm. 2)Nguồn âm : - Là các vật dao động phát ra âm - f của âm phát ra = f dao động của nguồn âm. 3) Âm nghe được , hạ âm, siêu âm: -Âm nghe được (âm thanh)là những âm có tác dụng gây ra cảm giác âm. Có f từ 16 Hz đến 20.000Hz -Hạ âm : có f < 16Hz -Siêu âm : có f > 20.000Hz 4 ) Sự truyền âm a) Môi trường truyền âm : -Âm truyền được qua các môi trường rắn, lỏng ,khí -Âm không truyền được trong chân không . b) Tốc độ âm : -Tốc độ âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng, nhiệt độ của mội trường . - Vrắn> Vlỏng> Vkhí Hoạt động 2: Những đặc trưng vật lý của âm( 15 PHÚT) a) Mục tiêu: - Ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau - Đặc trưng vật lý của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và họa âm. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giới thiệu điều kiện để chọn nhạc âm để xét các đặc điểm - Nhắc lại đặc điểm thứ nhất là tần số âm. - Hướng dẫn hs đọc SGK và đi đến định nghĩa cường độ âm. - Xem bảng 10-3 SGK ? -1dB = - Yêu cầu hs viết lại biểu thức tính múc cường độ âm bằng dB - Đưa một số đồ thị về âm cùng tần số do nhiều nhạc cụ phát ra - Gợi ý cho hs Hiểu được đâu là âm cơ bản đâu là họa âm. - Cho hs đọc SGK để tìm đăc trưng thứ 3 của âm * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân. - HS lắng nghe, nhớ lại kiến thức và theo gợi ý của GV. - GV quan sát và trợ giúp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Một HS lên bảng chữa. - Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. - Các học sinh khác làm vào vở. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động. II- Những đặc trưng vật lý của âm -Nhạc âm : âm có f xác định -Tạp âm : không có f xác định 1) Tần số : Là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của âm. 2) Cường độ âm và mức cường độ âm : a) Cường độ âm ( I ) : Tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó ,vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian. -Đơn vị I ( W/m2 ) b) Mức cường độ âm ( L ): là lôga thập phân tỉ số I và I0 . I0 = 10-12 W/m2 cường độ âm chuẩn có f = 1000 Hz dB ( đêxiben) Đường biểu diễn dao động của âm la ( f = 440Hz) phát ra bởi: a.Âm thoa b.Sáo 3) Âm cơ bản và họa âm : -Khi nhạc cụ phát một âm có tần số f0 (âm cơ bản) thì cũng đồng thời phát ra các âm có tần số 2 f0;3 f0 ;4 f0 . . . . Các họa âm ( có cường độ khác nhau ) -Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm. -Tổng hợp đồ thị dao động của các họa âm gọi là đồ thị dao động của nhạc âm đó. -Vậy : đặc trưng vật lí thứ ba của âm là đồ thị dao động của âm đó. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học b) Nội dung: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Khi muốn nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước. B. Sóng âm trong không khí là sóng dọc. C. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng ngang. Câu 2: Trong một buổi hòa nhạc, khi dùng 10 chiếc kèn đồng thì tại chỗ của một khán giả đo được mức cường độ ân 50 dB. Cho biết các chiếc kèn đồng giống nhau, khi thổi phát ra cùng cường độ âm tại vị trí đang xét. Để tại chỗ khán giả đó có mức cường độ âm là 60 dB thì số kèn đồng phải dùng là A. 50 chiếc B. 100 chiếc C. 80 chiếc D. 90 chiếc. Câu 3: Đối với âm cơ bản và họa âm thứ hai do cùng một cây đàn phát ra thì A. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ âm họa thứ hai. B. tần số họa âm thứ hai gấp đôi tần số âm cơ bản. C. tần số họa âm thứ hai bằng nửa tần số âm cơ bản. D. họa âm thứ hai có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản. Câu 4: Trong buổi hòa nhạc được tổ chức ở Nhà hát lớn Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, một người ngồi dưới khán đài nghe được âm do một chiếc đàn phát ra có mức cường độ âm 68 dB, Khi dàn nhạc giao hưởng gồm nhiều người chơi đàn giống đàn nói trên thực hiện bản hợp xướng, người đó cảm nhận được âm là 80 dB. Dàn nhạc giao hưởng đó có số người chơi là A. 8 người B. 12 người C. 16 người D. 18 người. Câu 5: Một dây đàn ghi ta có chiều dài 40 cm, ở một độ căng xác định thì tốc độ truyền sóng trên dây là 800 m/s. Một thính giả có khả năng nghe được âm có tần số tối đa là 14500 Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tần số của âm cao nhất mà người đó có thể nghe được từ dây đàn A. 145000 Hz B. 14000 Hz C. 19000 Hz D. 12000 Hz. Câu 6: Xét ba âm lần lượt là f1 = 50 Hz, f2 = 10000 Hz và f3 = 20000 Hz. Khi cường độ âm của chúng đều lên tới 10 W/m2 thì những âm gây cho tai người cảm giác đau đớn và nhức nhối có tần số là A. f1,f2,f3 B. f1,f2 C. f2,f3 D. f1,f3 c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập Hướng dẫn giải và đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B B C B A d) Tổ chức thực hiện: GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài. HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. * GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Bài 10.13 trang 28 Sách bài tập Vật Lí 12: Giả sử tốc độ âm trong không khí là 333 m/s. Một tia chớp loé ra ở cách một khoảng l, và thời gian từ lúc chớp loé đến lúc nghe thấy tiếng sấm là t. a) Tìm hệ thức liên hệ giữa l và t. b) Nêu một quy tắc thực nghiệm để tính l, khi đo được t. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập Lời giải: a) Hệ thức liên hệ giữa l và t: l = vt = 333.t(m) = t/3(km) b) Quy tắc thực nghiệm : "Số đo l ra kilômét, bằng một phần ba số đo tính ra giây" hay là "lấy số đo thời gian t (bằng giây) chia cho 3, thì đư số đo l bằng kilômét". d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm tất cả các bài tập 6,7,8,9,10 trong SGK trang 55 và bài tập trong SBT lý 12 trang 15 và 16 - Chuẩn bị bài mới “Đặt trung sinh lí của âm” * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................... TIẾT 20: ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Hiểu được được ba đặc trưng sinh lí của âm:độ cao, độ to và âm sắc - Nêu được ba đặc trưng vật lý tương ứng với ba đặc trưng sinh lí 2. Năng lực: a. Năng lực chung Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. b. Năng lực chuyên biệt môn học Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm - Giao một số câu hỏi trong bài ... trình bày câu trả lời. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức I- ĐỘ CAO - Là đặc tính sinh lí của âm gắn liền với tần số - f càng lớn nghe càng cao và ngược lại - f càng nhỏ nghe càng trầm. Hoạt động 2: Độ to( 10 PHÚT) a) Mục tiêu: - Hiểu được được ba đặc trưng sinh lí của âm:độ cao, độ to và âm sắc. - Nêu được ba đặc trưng vật lý tương ứng với ba đặc trưng sinh lí. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: -Độ to của âm không tăng theo I mà tăng theo L - Gơi ý cho hs tìm hiểu độ to của âm phụ thuộc những yếu tố nào? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân tìm hiểu câu trả lời * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Kết luận và nhận xét II- ĐỘ TO -Là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm. -Độ to của âm không trùng với cường độ âm. -Độ to của âm không những phụ thuộc cường độ âm mà còn phụ thuộc tần số âm Hoạt động 3: Âm sắc( 10 PHÚT) a) Mục tiêu: - Hiểu được được ba đặc trưng sinh lí của âm:độ cao, độ to và âm sắc. - Nêu được ba đặc trưng vật lý tương ứng với ba đặc trưng sinh lí. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nếu cho nhiều nhạc cụ cùng phát ra âm thanh có tần số f ta dễ dàng nhận ra âm do nhạc cụ nào phát ra đó là nhờ đăc trưng thứ 3 là âm sắc -Tại sao âm do âm thoa , sáo kèn săcxô . . . cùng phát ra nốt La nhưng ta vẫn phân biệt được chúng? - Vậy âm sắc là gì? -Nếu ghi đồ thị dao động của 3 âm ta sẽ được 3 đồ thị dao động khác nhau ,nhưng có cùng chu kỳ. ( Xem Hình 10-3 SGK) * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc SGK tham khảo để trả lời câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Một HS trình bày câu trả lời. - Các học sinh khác làm vào vở. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. III- ÂM SẮC -Là một đặc tính sinh lí của âm ,giúp ta phân biệt âm do các nguồn âm khác nhau phát ra . Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học b) Nội dung: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập d) Tổ chức thực hiện: GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài. HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm tất cả các bài tập 5,6,7 trong SGK trang 59 và bài tập trong SBT lý 12 trang 15 và 16 - Chuẩn bị bài mới * RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................... TUẦN 11. TIẾT 21 CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU TIẾT 21: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHỀU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa dòng điện xoay chiều - Viết phương trình cường độ dòng điện tức thời của dòng điện xoay chiều - Chỉ ra các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều như cường độ dòng điện cực đại, chu kì - Giải thích được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Viết công thức công suất tức thời qua mạch chỉ có R - Phát biểu định nghĩa và viết được biểu thức của cường độ dòng hiệu dụng, điện áp hiệu dụng 2. Năng lực: a. Năng lực chung Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. b. Năng lực chuyên biệt môn học Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) ( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ bài toánHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. HS quan sát, đưa ra phán đoán * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - Sau khi học xong hai chương DAO ĐỘNG CƠ và SÓNG CƠ ta thấy phương trình dao động điều hòa và phương trình sóng cơ có dạng tương đồng (có cùng một dạng). Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm một dạng phương trình cũng tương tự đó là phương trình tức thời của các đại lượng như dòng điện hoặc điện áp của dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì ta sẽ tìm hiểu trong bài: “ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Khái niệm về dòng điện xoay chiều ( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: - Định nghĩa dòng điện xoay chiều - Phương trình cường độ dòng điện tức thời của dòng điện xoay chiều - Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều như cường độ dòng điện cực đại, chu kì b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giới thiệu cho hs tiếp xúc với phương trình của dòng điện xoay chiều hình sin - Từ phương trình yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ, so sánh với các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa, tìm đại lượng đặc trưng cho dòng điện i? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân tìm câu trả lời. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Một HS lên bảng chữa. - Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức - Nhận xét và kết luận I. Khái niệm về dòng điện xoay chiều - Phương trình dòng điện xoay chiều hình sin Trong đó: I0> 0 được gọi là giá trị cực đại của dòng điện tức thời - ω > 0 được gọi là tần số góc. được gọi là chu kì của i f = 1/T gọi là tần số của i - α = ωt+φ gọi là pha của i Hoạt động 2: Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều( 15 PHÚT) a) Mục tiêu: - Giải thích được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Công thức công suất tức thời qua mạch chỉ có R b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Đặt giả thuyết về cuộn dây quay điều trong từ trường đều - Viết công thức tính từ thông qua mạch? - Nếu xét trong khoảng thời gian nhỏ. Hãy viết phương trình suất điện động trong cuộn dây? - Dòng điện trong cuộn dây đươc tính như thế nào? - Gợi ý hs đặt * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, nhớ lại kiến thức và làm theo gợi ý của GV - GV quan sát và trợ giúp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Một HS trình bày câu trả lời. - Các học sinh khác làm vào vở. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết luận. - HS chép bài vào vở. II. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong vòng dây kín khi ta quay vòng dây kín đó trong môt từ trường đều với vận tốc góc không đổi ω D w a - Khi quay vòng dây trong khoảng thời gian t > 0 từ thông qua mạch là - Theo định luật Faraday ta có Nếu vòng dây kín và có điện trở R - Đặt Ta được Hoạt động 3: Giá trị hiệu dụng ( 10 PHÚT) a) Mục tiêu: - Phát biểu định nghĩa và viết được biểu thức của cường độ dòng hiệu dụng, điện áp hiệu dụng b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Đặt giả thuyết để về mạch điện - Viết công thức tính công suất mạch điện? - Giải thích cần phải tính trị trung bình của công suất - Giới thiệu kết quả tính toán được - Giới thiệu đưa về dạng dòng điện không đổi. So sánh tìm trị hiệu dụng. - Yêu cầu hs phát biểu đinh nghĩa cường độ dòng điện. - Giới thiệu về các đại lượng có giá trị hiệu dụng và công thức tính của nó. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân. - HS lắng nghe, nhớ lại kiến thức cũ và theo gợi ý của GV * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Một HS lên bảng chữa. - Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. - Các học sinh khác làm vào vở. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. III. Giá trị hiệu dụng - Giả sử cho dòng điện i = I0cosωt qua điện trở thì công suất - Do p cũng biến thiên theo t nên ta tính công suất trung bình trong 1 chu kì rồi nhân với thờie gian - Công suất trung bình trong 1 chu kì - Kết quả tính được - Ta có thể đưa về dang dòng điện không đổi - Vậy gọi là dòng điện hiệu dụng - Định nghĩa cường độ dòng điện hiệu dụng: (SGK) * Ngoài cường độ dòng điện có trị hiệu dụng thì các đại lương khác của điện xoay chiều điều có trị hiệu dụng Giá trị hiệu dụng Giá trị cực đại = C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học b) Nội dung: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình Bài tập trắc nghiệm c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập d) Tổ chức thực hiện: GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài. HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 5 PHÚT) a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm tất cả các bài tập 4-9 trong SGK trang 66 và bài tập trong SBT lý 12 trang 18 và 19 Đọc trước bài mới bài 13. Xem lại định luật Ôm đã học lớp 11 * RÚT KINH NGHIỆM ..........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: