Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Các loại máy điện - Đề số 1

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Các loại máy điện - Đề số 1

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với máy phát điện xoay chiều ?

 A. Biên độ của suất điện động phụ thuộc vào số cặp cực của nam châm.

 B. Tần số của suất điện động phụ thuộc vào số vòng dây của phần ứng.

 C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.

 D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng.

Câu 14: Chọn phát biểu đúng.

 A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo được từ trường quay.

 B. Rôto của động cơ không đồng bộ quay với tốc độ góc của từ trường quay.

 C. Từ trường quay trong động cơ không đồng bộ luôn thay đổi cả về hướng và trị số.

 D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường.

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Các loại máy điện - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23
CÁC LOẠI MÁY ĐIỆN – SỐ 1
Họ và tên học sinh :Trường:THPT.
Câu 1: Nếu máy phát điện xoay chiều có p cặp cực, rôto quay với vận tốc n vòng/giây thì tần số dòng điện phát ra là 
	A. f = .	B. f = np.	C. f = .	D. f = 2np.
Câu 2: Về cấu tạo máy phát điện xoay chiều, mệnh đề nào sau đây đúng ?
	A. Phần tạo ra từ trường là phần ứng.	B. Phần tạo dòng điện là phần ứng.
	C. Phần tạo ra từ trường luôn quay.	D. Phần tạo ra dòng điện luôn đứng yên.
Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình tam giác khi có tải. Biểu thức nào sau đây là đúng ?
	A. Id = IP.	B. Id = 3IP.	C. Id = IP.	D. IP = Id.
Câu 4: Máy phát điện một chiều khác máy phát điện xoay chiều ở 
	A. cấu tạo của phần ứng.	B. cấu tạo của phần cảm.	
	C. bộ phận lấy điện ra ngoài.	D. cấu tạo của rôto và stato.
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về máy dao điện một pha ?
	A. Rôto có thể là phần cảm hoặc phần ứng.
	B. Phần quay gọi là rôto, phần đứng yên gọi là stato.
	C. Phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra suất điện động.
	D. Phần cảm tạo ra dòng điện, phần ứng tạo ra từ trường.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về động cơ điện xoay chiều ba pha ?
	A. Rôto quay đồng bộ với từ trường quay.	
	B. Từ trường quay do dòng điện xoay chiều 3 pha tạo ra.
	C. Đổi chiều quay động cơ dễ dàng bằng cách đổi 2 trong 3 dây pha.
	D. Rôto của động cơ ba pha là rôto đoản mạch.
Câu 7: Chọn câu trả lời không đúng khi nói về máy dao điện một pha:
	A. Máy dao điện một pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
	B. Máy phát điện là thiết bị biến đổi điện năng thành cơ năng.
	C. Mỗi máy phát điện đều có hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
	D. Một trong các cách tạo ra suất điện động cảm ứng trong máy phát điện là tạo ra từ trường quay và các vòng dây đặt cố định.
Câu 8: Trong các máy dao điện một pha, các cuộn dây của phần cảm và phần ứng đều quấn trên các lõi thép kĩ thuật điện nhằm:
	A. làm cho các cuộn dây phần ứng không toả nhiệt do hiệu ứng Jun-lenxơ.
	B. làm cho các cuộn dây phần cảm có thể tạo ra từ trường xoáy.
	C. tăng cường từ thông cho chúng.
	D. từ thông qua các cuộn dây phần cảm và phần ứng biến thiên điều hoà theo thời gian.
Câu 9: Máy dao điện một pha có rôto là phần ứng và máy phát điện xoay chiều ba pha giống nhau ở điểm nào sau đây ?
	A. Đều có phần ứng quay, phần cảm cố định.
	B. Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài.
	C. Đều có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
	D. Trong mỗi vòng quay của rôto, suất điện động của máy đều biến thiên tuần hoàn hai lần.
Câu 10: Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều, gây bởi ba suất điện động có cùng tần số, cùng biên độ và lệch nhau về pha là
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 11: Với máy phát điện xoay chiều chỉ có một cặp cực, thì để tạo dòng điện tần số f, rôto của máy phải quay với tần số
	A. bằng f.	B. Bằng f/2.
	C. bằng 2f.	D. Bằng f chia cho số cặp cực trên stato.
Câu 12: Trong máy phát điện xoay chiều ba pha, stato gồm:
	A. ba cuộn dây riêng rẽ, giống hệt nhau và đặt song song nhau.
	B. ba cuộn dây giống hệt nhau quấn trên lõi sắt, đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn và mắc nối tiếp với nhau.
	C. ba cuộn dây giống hệt nhau quấn trên lõi sắt, đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn và mắc song song với nhau.
	D. ba cuộn dây riêng rẽ, giống hệt nhau quấn trên ba lõi sắt, đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với máy phát điện xoay chiều ?
	A. Biên độ của suất điện động phụ thuộc vào số cặp cực của nam châm.
	B. Tần số của suất điện động phụ thuộc vào số vòng dây của phần ứng.
	C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.
	D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng.
	A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo được từ trường quay.
	B. Rôto của động cơ không đồng bộ quay với tốc độ góc của từ trường quay.
	C. Từ trường quay trong động cơ không đồng bộ luôn thay đổi cả về hướng và trị số.
	D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là sai ?
	A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.
	B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato.
	C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ chỉ dựa trên tương tác từ giữa nam châm và dòng điện.
	D. Có thể chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn.
Câu 16: Chọn câu đúng.
	A. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra.
	B. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo ra được từ trường quay.
	C. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng số vòng quay trong một giây của rôto.
	D. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
Câu 17: Nếu rôto của máy phát điện xoay chiều chứa p cặp cực và quay với tần số n vòng/min, thì tần số dòng điện là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 18: Tìm câu sai trong các câu sau:
	A. Trong cách mắc điện ba pha kiểu hình tam giác thì: Ud = UP.
	B. Trong cách mắc điện ba pha kiểu hình sao thì: Ud = Up.
	C. Trong cách mắc hình sao dòng điện trong dây trung hoà luôn bằng 0.
	D. Các tải tiêu thụ được mắc theo kiểu tam giác có tính đối xứng tốt hơn so với mắc hình sao.
Câu 19: Một mạng điện 3 pha mắc hình sao, điện áp giữa hai dây pha là 220V. Điện áp giữa một dây pha và dây trung hoà nhận giá trị nào sau ?
	A. 381V.	B. 127V.	C. 660V.	D. 73V.
Câu 20: Một máy phát điện mà phần cảm gồm hai cặp cực từ quay với tốc độ 1500 vòng/min và phần ứng gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp, có suất điện động hiệu dụng 220V, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5mWb. Mỗi cuộn dây phần ứng gồm bao nhiêu vòng ?
	A. 198 vòng.	B. 99 vòng.	C. 140 vòng.	D. 70 vòng.
Câu 21: Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu ?
	A. 3000vòng/min.	B. 1500vòng/min.	
C. 750vòng/min.	D. 500vòng/min.
Câu 22: Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 6 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50Hz vào động cơ. Từ trường tại tâm của stato quay với vận tốc bằng bao nhiêu ?
	A. 3000vòng/min.	B. 1500vòng/min.	
C. 1000vòng/min.	D. 500vòng/min.
Câu 23: Một động cơ không đồng bộ ba pha được mắc theo hình tam giác. Ba đỉnh của tam giác này được mắc vào ba dây pha của một mạng điện ba pha hình sao với điện áp pha hiệu dụng 220/V. Động cơ đạt công suất 3kW và có hệ số công suất cos = 10/11. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi cuộn dây của động cơ bằng
	A. 10A.	B. 2,5A.	C. 2,5A.	D. 5A.
Câu 24: Một động cơ không đồng bộ ba pha được mắc theo hình sao và mắc vào mạng điện ba pha hình sao với điện áp pha hiệu dụng 220V. Động cơ đạt công suất 3kW và có hệ số công suất cos = 10/11. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi cuộn dây của động cơ là
	A. 10A.	B. 5A.	C. 2,5A.	D. 2,5A.	
Câu 25: Trong mạng điện ba pha mắc hình sao, các tải tiêu thụ giống nhau. Một tải tiêu thụ có điện trở là 10, cảm kháng là 20. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mỗi tải là 6A. Công suất của dòng điện 3 pha nhận giá trị là
	A. 1080W.	B. 360W.	C. 3504,7W.	D. 1870W.
Câu 26: Trong mạng điện ba pha mắc hình sao, các tải tiêu thụ giống nhau. Một tải tiêu thụ có điện trở là 10, cảm kháng là 20. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mỗi tải là 6A. Điện áp giữa hai dây pha có giá trị bao nhiêu ?
	A. 232V.	B. 240V.	C. 510V.	D. 208V.
Câu 27: Một máy dao điện một pha có stato gồm 8 cuộn dây nối tiếp và rôto 8 cực quay đều với vận tốc 750 vòng/phút, tạo ra suất điện động hiệu dụng 220V. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 4mWb. Số vòng của mỗi cuộn dây là
	A. 25vòng.	B. 28vòng.	C. 31vòng.	D. 35vòng.
Câu 28: Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp pha là 120V. Tải của các pha giống nhau và mỗi tải có điện trở thuần 24, cảm kháng 30 và dung kháng 12(mắc nối tiếp). Công suất tiêu thụ của dòng ba pha là
	A. 384W.	B. 238W.	C. 1,152kW.	D. 2,304kW.
Câu 29: Một khung dao động có N = 200 vòng quay đều trong từ trường có cảm ứng từ là B = 2,5.10-2T. Trục quay vuông góc với vectơ cảm ứng từ , diện tích mối vòng dây là S = 400cm2. Giá trị cực đại của suất điện động xuất hiện trong khung là E0 = 12,56V. Tần số của suất điện động cảm ứng là
A. 5Hz.	B. 10Hz.	C. 50Hz.	D. 60Hz.
Câu 30: Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp giữa dây pha và dây trung hoà là 220V. Mắc các tải giống nhau vào mỗi pha của mạng điện, mỗi tải gồm cuộn dây thuần cảm có cảm kháng 8 và điện trở thuần 6. Công suất của dòng điện ba pha bằng
	A. 8712W.	B. 8712kW.	C. 871,2W.	D. 87,12kW.
Câu 31: Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều có 2 cặp cực và quay 25 vòng/s tạo ra ở hai đầu một điện áp có trị hiệu dụng U = 120V. Dùng nguồn điện mày mắc vào hai đầu một đoạn mạch điện gồm cuộn dây có điện trở hoạt động R = 10, độ tự cảm L = 0,159H mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C = 159. Công suất tiêu thụ của mạch điện bằng
	A. 14,4W.	B. 144W.	C. 288W.	D. 200W.
Câu 32: Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều có 2 cặp cực và quay 25 vòng/s tạo ra ở hai đầu một điện áp có trị hiệu dụng U = 120V. Tần số dòng điện xoay chiều là
	A. 25Hz.	B. 100Hz.	C. 50Hz.	D. 60Hz.
Câu 33: Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp giữa dây pha và dây trung hoà là 220V. Điện áp giữa hai dây pha bằng
	A. 220V.	B. 127V.	C. 220V.	D. 380V.
Câu 34: Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp giữa dây pha và dây trung hoà là 220V. Mắc các tải giống nhau vào mỗi pha của mạng điện, mỗi tải gồm cuộn dây thuần cảm có cảm kháng 8 và điện trở thuần 6. Cường độ dòng điện qua các dây pha bằng
	A. 2,2A.	B. 38A.	C. 22A.	D. 3,8A.
Câu 35: Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp giữa dây pha và dây trung hoà là 220V. Mắc các tải giống nhau vào mỗi pha của mạng điện, mỗi tải gồm cuộn dây thuần cảm có cảm kháng 8 và điện trở thuần 6. Cường độ dòng điện qua dây trung hoà bằng
	A. 22A.	B. 38A. 	C. 66A.	D. 0A.
Câu 36: Một động cơ điện mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V tiêu thụ công suất 2,64kW. Động cơ có hệ số công suất 0,8 và điện trở thuần 2. Cường độ dòng điện qua động cơ bằng
	A. 1,5A.	B. 15A. 	C. 10A.	D. 2A.
Câu 37: Một động cơ điện mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V tiêu thụ công suất 2,64kW. Động cơ có hệ số công suất 0,8 và điện trở thuần 2. Hiệu suất động cơ bằng
	A. 85%.	B. 90%.	C. 80%.	D. 83%.
Câu 38: Một máy phát điện có phần cảm gồm hai cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây mắc nối tiếp. Suất điện động hiệu dụng của máy là 220V và tần số 50Hz. Cho biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 4mWb. Số vòng dây của mỗi cuộn trong phần ứng bằng
	A. 175 vòng. B. 62 vòng. C. 248 vòng. D. 44 vòng. 
Câu 39: Trong mạng điện 3 pha tải đối xứng, khi cường độ dòng điện qua một pha là cực đại thì dòng điện qua hai pha kia như thế nào ? 
	A. Có cường độ bằng 1/3 cường độ cực đại, cùng chiều với dòng trên. 
	B. Có cường độ bằng 1/3 cường độ cực đại, ngược chiều với dòng trên.
	C. Có cường độ bằng 1/2 cường độ cực đại, cùng chiều với dòng trên. 
	D. Có cường độ bằng 1/2 cường độ cực đại, ngược chiều với dòng trên. 
Câu 40: Khi quay đều một khung dây xung quanh một trục đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung, từ thông xuyên qua khung dây có biểu thức f = 2.10-2cos(720t +) Wb. Biểu thức của suất điện động cảm ứng trong khung là
A. e = 14,4sin(720t - )V.	B. e = -14,4sin(720t + )V.
C. e = 144sin(720t - )V.	D. e = 14,4sin(720t +)V.
“Đường đi khó không vì ngăn sông cách núi
Chỉ khó vì lòng người ngại núi, e sông ”
ĐÁP ÁN 23
1 B
2B
3C
4C
5D
6A
7D
8C
9C
10B
11 A
12D
13A
14D
15C
16D
17C
18C
19B
20B
21 C
22B
23D
24B
25A
26A
27C
28C
29B
30A
31B
32C
33D
34C
35D
36B
37D
38B
39D
40D

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_vat_ly_chu_de_cac_loai_may_di.doc