Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình học kỳ II (Mới)

Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình học kỳ II (Mới)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được điện từ trường là gì.

2. Kỹ năng

- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tích cực và hợp tác trong quá trình tiếp thu kiến thức.

- Hứng thú, say mê học tập bộ môn.

4. Năng lực và phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên môn: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ khi tham gia giải quyết các vấn đề của bài học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Làm lại thí nghiệm cảm ứng điện từ

2. Học sinh

- Ôn tập về hiện tượng cảm ứng điện từ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu

- Kiểm tra nội dung kiến thức HS đã được học trong bài “Mạch dao động”.

- Học sinh bộc lộ những hiểu biết ban đầu về điện từ trường.

- Tạo tình huống thu hút HS vào bài học.

Nội dung

- Giới thiệu về nhà bác học Maxwell.

Tổ chức hoạt động

1. Kiểm tra bài cũ

- Mạch dao động là gì? Dao động điện từ tự do là gì?

- Viết công thức tính chu kỳ và tần số dao động riêng của mạch dao động?

HS: Cá nhân lên bảng trả lời CH của GV.

2. Khởi động

GV: Tổ chức HS hoạt động cá nhân nêu những hiểu biết của bản thân về nhà bác học Maxwell.

HS: Cá nhân trả lời

GV: Điện từ trường và sóng điện từ là hai khái niệm trung tâm của một thuyết vật lí lớn: thuyết điện từ. Sự ra đời của thuyết điện từ được đánh dấu bằng hai công trình nổi tiếng của Mắc- xoen: “về những đường sức từ của Fa-ra-đây” và “lý thuyết động lực về điện từ trường”

 

doc 165 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 860Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình học kỳ II (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
12C1:
12C2:
Sĩ số
Chương IV: DAO ĐỘNG ĐIỆN VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
	Tiết 38: MẠCH DAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch dao động LC
- Viết được công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC
- Nêu được dao động điện từ là gì
- Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động LC là gì
2. Kỹ năng
- Vận dụng được công thức T = trong bài tập
3. Thái độ 
- Nghiêm túc, tích cực và tự giác trong học tập
- Hứng thú, say mê học tập bộ môn.
4. Năng lực và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán 
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ khi tham gia giải quyết các vấn đề của bài học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Kiến thức về mạch dao đông
2. Học sinh
- Ôn tập các kiến thức về tụ điện, cuộn cảm, biểu thức định nghĩa cường độ dòng điện, biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch có nguồn điện, hiện tượng tự cảm (đã học ở lớp 11).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu
- Học sinh bộc lộ những hiểu biết của bản thân về mạch dao động, đồng thời định hướng được nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong chương: Dao động điện và sóng điện từ.
- Tạo sự hứng thú, thu hút học sinh vào bài học.
Nội dung
- Ứng dụng của sóng điện từ và mạch dao động điện từ trong thực tế.
Tổ chức dạy học
GV: Tổ chức HS hoạt động cá nhân và đặt câu hỏi:
- Chúng ta muốn nghe đài, sử dụng điện thoại, truy cập internet ...thì cần phải sử dụng một loại sóng, theo các em đó là loại sóng nào?
- Mạch dao động được dùng ở đâu?
HS: Hoạt động cá nhân, bằng hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
Dự kiến sản phẩm của HS
- Sóng điện từ
- Mạch dao động được ứng dụng trong các mạch vô tuyến điện
Họat động 2: Tìm hiểu kiến thức mới
Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch dao động LC
- Viết được công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC
- Nêu được dao động điện từ là gì
- Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động LC là gì
- Vận dụng được công thức T = trong bài tập
NỘI DUNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
GV: Đưa ra hình minh hoạ mạch dao động.
C
L
x
+
-
q
C
L
C
L
Y
HS: Quan sát hình và trả lời CH thế nào là mạch dao động.
HS: Hoạt động cá nhân, quan sát việc sử dụng điện áp xoay chiều giữa hai bản tụ ® điện áp này thể hiện bằng một hình sin trên màn hình (hình 20.1a).
I. MẠCH DAO ĐỘNG
1. Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thành một mạch điện kín gọi là mạch dao động. Nếu điện trở của mạch rất nhỏ, coi như bằng không thì mạch là mạch dao động lí tưởng.
2. Muốn cho mạch dao động hoạt động thì ta tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện trong mạch LC. Nhờ có cuộn cảm mắc trong mạch, tụ điện sẽ phóng điện qua lại trong mạch nhiều lần tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.
3. Người ta sử dụng điện áp xoay chiều được tạo ra giữa 2 bản của tụ điện bằng cách nối 2 bản này với mạch ngoài. 
GV: Vì tụ điện phóng điện qua lại trong mạch nhiều lần tạo ra dòng điện xoay chiều ® có nhận xét gì về sự tích điện trên một bản tụ điện?
HS: Trên cùng một bản có sự tích điện sẽ thay đổi theo thời gian.
GV: Trình bày kết quả nghiên cứu sự biến thiên điện tích của một bản tụ nhất định.
HS: Theo dõi và ghi nhớ
GV: Phương trình về dòng điện trong mạch sẽ có dạng như thế nào?
HS: i = q’ = -q0wsin(wt + j)
 ® 
GV: Nếu chọn gốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện ® phương trình q và i như thế nào?
HS: - Lúc t = 0 ® q = CU0 = q0 và i = 0
® q0 = q0cosj ® j = 0
GV: Từ phương trình của q và i ® có nhận xét gì về sự biến thiên của q và i.
HS: i sớm pha so với q. 
GV: Cường độ điện trường E trong tụ điện tỉ lệ như thế nào với q?
HS: Tỉ lệ thuận 
GV: Cảm ứng từ B tỉ lệ như thế nào với i?
HS: Tỉ lệ thuận
GV: Có nhận xét gì về và trong mạch dao động?
HS: Chúng cũng biến thiên điều hoà, vì q và i biến thiên điều hoà.
GV: Đưa ra khái niệm và công thức tính chu kỳ và tần số dao động riêng của mạch dao động.
HS: Ghi nhớ khái niệm và công thức.
Áp dụng giải bài tập 8/SGK/107
II. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ TỰ DO TRONG MẠCH DAO ĐỘNG
1. Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng
Sự biến thiên điện tích của một bản tụ:
 q = q0cos(wt + j)
Trong đó w (rad/s) là tần số góc của dao động.
Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian:
i = q’ = -q0wsin(wt + j)
 ® 
trong đó I0 = q0w.
Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc tụ bắt đầu phóng điện. 
Lúc t = 0 ® q = CU0 = q0 và i = 0
® q0 = q0cosj ® j = 0
Khi đó: q = q0coswt
Và i = I0 cos(wt +)
*Điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian, i sớm pha so với q. 
2. Định nghĩa dao động điện từ tự do
 Sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc cường độ điện trườngvà cảm ứng từ)trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do.
3. Chu kỳ và tần số dao động riêng của mạch dao động
Chu kì và tần số của dao động điện từ tự do trong mạch dao động gọi là chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động :
 và 
GV: Hướng dẫn HS nhắc lại khái niệm và công thức tính năng lượng điện trường và năng lượng từ trường (đã học ở lớp 11)
HS: Nhắc lại khái niệm và công thức tính năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.
III. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TỪ
 Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch dao động gọi là năng lượng điện từ
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức bài học để làm một số bài tập trắc nghiệm
Nội dung
Nhận biết
Câu 1. Tần số dao động của mạch dao động được xác định bởi hệ thức 
A. 	B.	 C.	D. 
Thông hiểu
Câu 2. Một mạch dao động LC lí tưởng, với Q0 và I0 là điện tích cực đại trên hai đầu tụ điện và dòng điện cực đại trong mạch. Bước sóng mà mạch có thể bắt được có biểu thức nào sau đây?
A. 	B. D. 	D. 
Vận dụng
Câu 3. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có L = 1H và một tụ điện có C = 0,1µF.lấy π2=10. Tần số riêng của mạch là
A. 500Hz B. 2500 Hz C. 5000Hz D. 250Hz
Câu 4. Điện dung của tụ điện trong mạch dao động bằng 0,2 µF. Lấy π2=10. Để mạch có tần số riêng bằng 500Hz thì hệ số tự cảm của cuộn cảm phải có giá trị là
A. 0,2H	 B. 0,1H	 C. 0,4H	 D. 0,5H
Câu 5. Một mạch điện dao động gồm cuộn cảm L = 2mH và tụ xoay Cx. Giá trị Cx để chu kỳ riêng của mạch là T = 1ms là
A. 2,5 pF. 	B. 1,27 pF. 	 C. 12,66 pF. 	D. 7,21 pF. 
Tổ chức dạy học
GV: Tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu trắc nghiệm
HS: Cá nhân vận dụng kiến thức vừa học để lựa chọn đáp án và giải thích rõ tại sao lại chọn đáp án đó.
Dự kiến sản phẩm của HS 
1
2
3
4
5
A
A
A
D
C
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng trong thực tế
Nội dung
- So sánh dao động điện từ và dao động của con lắc đơn
Tổ chức dạy học
GV: Tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Hãy so sánh dao động điện từ với dao động của con lắc đơn>
HS: Cá nhân trả lời
Dự kiến sản phẩm của HS 
Đại lượng cơ
Đại lượng điện
x
q
v
i
m
L
k
1/C
F
u = q/C
Μ
R
Wt
WC
Wđ
WL
* Hướng dẫn về nhà
GV: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: CH 1,2,3,4,5 và BT 6,7,8/SGK/107
 Đọc trước bài: “Điện từ trường”
HS: Ghi chép yêu cầu của GV, chuẩn bị cho bài sau.
Ngày dạy: 
12C1:
12C2:
Sĩ số
	Tiết 39: ĐIỆN TỪ TRƯỜNG	
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Nêu được điện từ trường là gì.
2. Kỹ năng
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực và hợp tác trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- Hứng thú, say mê học tập bộ môn.
4. Năng lực và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán 
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ khi tham gia giải quyết các vấn đề của bài học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
- Làm lại thí nghiệm cảm ứng điện từ
2. Học sinh
- Ôn tập về hiện tượng cảm ứng điện từ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu
- Kiểm tra nội dung kiến thức HS đã được học trong bài “Mạch dao động”.
- Học sinh bộc lộ những hiểu biết ban đầu về điện từ trường.
- Tạo tình huống thu hút HS vào bài học.
Nội dung
- Giới thiệu về nhà bác học Maxwell.
Tổ chức hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ
- Mạch dao động là gì? Dao động điện từ tự do là gì?
- Viết công thức tính chu kỳ và tần số dao động riêng của mạch dao động?
HS: Cá nhân lên bảng trả lời CH của GV.
2. Khởi động
GV: Tổ chức HS hoạt động cá nhân nêu những hiểu biết của bản thân về nhà bác học Maxwell.
HS: Cá nhân trả lời
GV: Điện từ trường và sóng điện từ là hai khái niệm trung tâm của một thuyết vật lí lớn: thuyết điện từ. Sự ra đời của thuyết điện từ được đánh dấu bằng hai công trình nổi tiếng của Mắc- xoen: “về những đường sức từ của Fa-ra-đây” và “lý thuyết động lực về điện từ trường”
Dự kiến sản phẩm của HS
James Clerk Maxwell (13/6/1831 – 5/11/1879) là một nhà toán học, một nhà vật lý học người Scotland. Thành tựu nổi bật nhất của ông đó là thiết lập lên lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, lần đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa điện học, từ học, và ánh sáng như là biểu hiện của cùng một hiện tượng. Phương trình Maxwell của trường điện từ đã được gọi là "lần thống nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý" sau lần thống nhất bởi Isaac Newton.
Với bài báo Một lý thuyết động lực học của trường điện từ công bố năm 1865, Maxwell đã chứng tỏ được rằng lực tĩnh điện và từ trường lan truyền trong không gian như là các sóng chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng. Maxwell cho rằng ánh sáng là một dạng dao động sóng trong cùng một môi trường mà là nguyên nhân gây các các hiện tượng điện và từ.[7] Sự thống nhất của ánh sáng với các hiện tượng điện đã đưa đến tiên đoán tồn tại sóng vô tuyến.
Các khám phá của ông đã mở ra lối đi cho vật lý hiện đại, đặt cơ sở cho các lĩnh vực như thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử. Nhiều nhà vật lý coi Maxwell là nhà khoa học thế kỷ 19 có ảnh hưởng lớn nhất đến vật lý thế kỷ 20. Đóng góp của ông đối với khoa học được sánh ngang với các nhà khoa học Isaac Newton và Albert Einstein
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức mới
Mục tiêu
- Nêu được điện từ trường là gì.
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với đ
iện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
NỘI DUNG, TỔ C ... ược sinh ra đến khi nó mất đi hoặc biến đổi thành hạt sơ cấp khác.
GV:Thông báo về thời gian sống của các hạt sơ cấp.
- Ví dụ: 	n ® p + e- + 
	n ® p+ + p-
GV: Yêu cầu HS đọc Sgk và cho biết phản hạt là gì?
 Nêu một vài phản hạt mà ta đã biết?
HS: Trả lời:
* êlectron (e-) và pôzitron (e+) 
* nơtrinô (n) và phản nơtrinô ()
GV:Trường hợp hạt sơ cấp không mang điện như nơtrôn thì thực nghiệm chứng tỏ nơtrôn vẫn có momen từ khác không ® phản hạt của nó có momen từ ngược hướng và cùng độ lớn.
 Yêu cầu HS xem bảng 40.1 và cho biết hạt nào là phản hạt của chính nó.
HS: Trả lời: Các hạt piôn và phôtôn
II. Tính chất của các hạt sơ cấp
1. Thời gian sống (trung bình)
- Một số ít hạt sơ cấp là bền, còn đa số là không bền, chúng tự phân huỷ và biến thành hạt sơ cấp khác.
2. Phản hạt
- Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt tương ứng.
- Phản hạt của một hạt sơ cấp có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.
- Kí hiệu:
Hạt: X; 	Phản hạt: 
Hoạt động 3:Tìm hiểu về tương tác của các hạt sơ cấp
GV:Thông báo về các tương tác của các hạt sơ cấp.
- Tương tác điện từ là bản chất của các lực Cu-lông, lực điện từ, lực Lo-ren
- Tương tác mạnh: Một trường hợp riêng của tương tác mạnh là lực hạt nhân.
- Tương tác yếu:
Ví dụ: 	p ® n + e+ + ne
	n ® p + e- + 
- Các nơtrinô ne luôn đi đối với e+ và e-. Sau đó tìm được 2 leptôn tương tự như êlectron là m- và t-, tương ứng với hai loại nơtrinô nm và nt.
- Tương tác hấp dẫn:
Ví dụ: trọng lực, lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, giữa Mặt Trời và các hành tinh
HS: Ghi nhận 4 loại tương tác cơ bản.
III. Tương tác của các hạt sơ cấp
- Có 4 loại cơ bản
1. Tương tác điện từ
- Là tương tác giữa phôtôn và các hạt mang điện và giữa các hạt mang điện với nhau.
2. Tương tác mạnh
- Là tương tác giữa các hađrôn.
3. Tương tác yếu. Các leptôn
- Là tương tác có các leptôn tham gia.
- Có 6 hạt leptôn:
4. Tương tác hấp dẫn
- Là tương tác giữa các hạt (các vật) có khối lượng khác không.
Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
GV: Hệ thống lại nội dung bài học, khắc sâu nội dung chính của bài 
 Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: CH 1,2 và Bt 3/sgk/208,209
HS: Ghi chép yêu cầu của GV, chuẩn bị cho bài sau: "Cấu tạo vũ trụ"
*****.
Ngày dạy: C1: C4:
 C2: C5:
 Tiết 68:	CẤU TẠO VŨ TRỤ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được sơ lược về cấu trúc của hệ Mặt Trời.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát hình vẽ, thông qua các hình ảnh có thể hiểu và mô tả các thành phần cấu tạo chính của hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và hợp tác trong quá trình học.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
 - Một số hình ảnh về hệ mặt trời, máy chiếu peôjectơ.
Hoặc: - Hình vẽ hệ Mặt Trời trên giấy khổ lớn.
 - Ảnh màu chụp Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh và Trái Đất (chụp từ vệ tinh) in trên giấy khổ lớn.
 - Ảnh chụp một số thiên hà.
 - Hình vẽ Ngân Hà nhìn nghiêng và nhìn từ trên xuống.
Học sinh: Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học thông qua các tài liệu tham khảo và đọc trước bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
CH: Hạt sơ cấp là gì? Phân loại các hạt sơ cấp?
 Trình bày tương tác của các hạt sơ cấp?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ Mặt Trời
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
GV:Thông báo về cấu tạo của hệ Mặt Trời.
HS: Ghi nhận cấu tạo của hệ Mặt Trời.
GV:Cho HS quan sát hình ảnh mô phỏng cấu tạo hệ Mặt trời, từ đó quan sát ảnh chụp Mặt Trời.
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm và lần lượt trả lời các CH sau:
- Em biết được những thông tin gì về Mặt Trời?
- Chính xác hoá những thông tin về Mặt Trời ?
- Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hệ.
- Hệ Mặt Trời gồm những hành tinh nào?
- HS xem ảnh chụp của 8 hành tinh và vị trí của nó đối với Mặt Trời.
- Yêu cầu HS quan sát bảng 41.1: Một vài đặc trưng của các hành tinh, để biết thêm về khối lượng, bán kính và số vệ tinh.
HS: Quan sát hình ảnh Mặt Trời.
 Trao đổi những hiểu biết về Mặt Trời.
 Chỉ ra được: Từ trong ra ngoài: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
GV:Trình bày kết quả sắp xếp theo quy luật biến thiên của bán kính quỹ đạo của các hành tinh.
- Lưu ý: 1đvtv = 150.106km (bằng khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái đất).
HS: Ghi nhận kết quả sắp xếp và phát hiện ra các hành tinh nhỏ trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh.
GV:Cho HS quan sát ảnh chụp của sao chổi.
 Thông báo về sao chổi (cấu tạo, quỹ đạo).
HS: Quan sát ảnh chụp và ghi nhận các thông tin về sao chổi.
GV:Điểm gần nhất của quỹ đạo sao chổi có thể giáp với Thuỷ tinh, điểm xa nhất có thể giáp với Diêm Vương tinh.
- Giải thích về “cái đuôi” của sao chổi.
HS: Trình bày một số hiểu biết của mình về sao chổi.
GV:Thiên thạch là gì?
 Cho HS xem hình ảnh của sao băng và hình ảnh vụ va chạm của thiên thạch vào sao Mộc.
I. Hệ Mặt Trời
- Gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh.
1. Mặt Trời
- Là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. 
RMặt Trời > 109 RTrái Đất
mMặt Trời = 333000 mTrái Đất
- Là một quả cầu khí nóng sáng với 75%H và 23%He.
- Là một ngôi sao màu vàng, nhiệt độ bề mặt 6000K.
- Nguồn gốc năng lượng: phản ứng tổng hợp hạt nhân hiđrô thành Heli.
2. Các hành tinh
- Có 8 hành tinh.
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
- Xung quanh hành tinh có các vệ tinh.
- Các hành tinh chia thành 2 nhóm: “nhóm Trái Đất” và “nhóm Mộc Tinh”.
3. Các tiểu hành tinh
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đvtv, trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh.
4. Sao chổi và thiên thạch
a. Sao chổi: là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài km, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm.
b. Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh Mặt Trời.
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà
GV: Hệ thống lại nội dung bài học, khắc sâu nội dung chính của bài 
 Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: CH 1,2,3,4,5,6 và BT 7/sgk/216;217
HS: Ghi chép yêu cầu của GV, chuẩn bị cho bài sau: "Cấu tạo vũ trụ - Tiếp"
*****.
Ngày dạy: C1: C4:
 C2: C5:
 Tiết 69:	CẤU TẠO VŨ TRỤ (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được sơ lược về các thành phần cấu tạo của một thiên hà.
- Mô tả được hình dạng của Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà).
2. Kĩ năng: 
- Quan sát hình vẽ, thông qua các hình ảnh có thể hiểu và mô tả các sao và thiên hà của chúng ta: Ngân Hà.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và hợp tác trong quá trình học.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
 - Một số hình ảnh về các sao và thiên hà, máy chiếu peôjectơ.
Hoặc: - Ảnh chụp một số thiên hà.
 - Hình vẽ Ngân Hà nhìn nghiêng và nhìn từ trên xuống.
Học sinh: Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học thông qua các tài liệu tham khảo và đọc trước bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
CH: Trình bày cấu tạo của hệ Mặt Trời? Mặt Trời có vai trò gì trong hệ Mặt Trời?
 Phân biệt hành tinh và vệ tinh?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các sao và thiên hà
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
GV:Khi nhìn lên bầu trời về đêm, ta thấy có vô số ngôi sao ® sao là gì?
HS: Nêu các quan điểm của mình về sao ® Mặt Trời là một sao.
GV:Cho HS quan sát hình ảnh bầu trời sao, và vị trí sao gần hệ Mặt Trời nhất.
 Sao nóng nhất có nhiệt độ mặt ngoài đến 50.000K, từ Trái Đất chúng có màu xanh lam. Sao nguội nhất có có nhiệt độ mặt ngoài đến 3.000K ® màu đỏ. Mặt Trời (6.000K) ® màu vàng.
HS: Ghi nhận nhiệt độ của các sao và độ sáng của các sao nhìn từ Trái Đất.
GV:Những sao có nhiệt độ bề mặt cao nhất có bán kính chỉ bằng một phần trăm hay 1 phần nghìn bán kính Mặt Trời ® sao chắc. Ngược lại, những sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất lại có bán kính lớn gấp hàng nghìn lần bán kính Mặt Trời ® sao kềnh.
- Với những sao đôi ® độ sáng của chúng tăng giảm một cách tuần hoàn theo thời gian, vì trong khi chuyển động, có lúc chúng che khuất lẫn nhau.
HS: Đọc sgk và dựa vào hình vẽ kết hợp với sự hướng dẫn của GV để hiểu rõ hơn về các sao.
GV: Giới thiệu cho HS về punxa và lỗ đen:
 - Punxa là sao phát ra sóng vô tuyến rất mạnh, có cấu tạo toàn bằng nơtrôn, chúng có từ trường rất mạnh và quay rất nhanh.
- Lỗ đen: không bức xạ một loại sóng điện từ nào, có cấu tạo từ nơtrôn được liên kết chặt tạo ra một loại chất có khối lượng riêng rất lớn.
 Cho HS xem ảnh chụp của một vài tinh vân.
HS: Ghi nhận những kiến thức trên.
GV:Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà nhìn từ trên xuống và nhìn nghiêng.
- Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà Tiên Nữ.
- Cho HS quan sát ảnh chụp một số thiên hà dạng xoắn ốc và dạng elipxôit.
HS: Quan sát hình ảnh và nêu những hiểu biết của mình về thiên hà.
GV: Cho HS quan sát hình ảnh mô phỏng Ngân Hà của chúng ta.
 HS: Hình dung vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.
GV:Ngân Hà là một thành viên của một đám gồm 20 thiên hà.
- Đến nay đã phát hiện khoảng 50 đám thiên hà.
- Khoảng cách giữa các đám lớn gấp vài chục lần khoảng cách giữa các thiên hà trong cùng một đám.
- Đầu những năm 1960 ® phát hiện ra một loạt cấu trúc mới, nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X ® đặt tên là quaza.
HS: Ghi nhận và tìm hiểu trong sgk cùng các tài liệu tham khảo khác.
II. Các sao và thiên hà
1. Các sao
a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời.
b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng hạt nhân.
c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời.
- Bán kính các sao biến thiên trong khoảng rất rộng.
d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi.
e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh.
- Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen.
f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân.
2. Thiên hà
a. Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân.
b. Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên Nữ (2 triệu năm ánh sáng).
c. Đa số thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định.
- Đường kính thiên hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng.
3. Thiên hà của chúng ta: Ngân Hà
a. Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà.
b. Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt.
- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15.000 năm ánh sáng.
c. Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.
d. Ngân Hà có cấu trúc dạng xoắn ốc.
4. Các đám thiên hà
- Các thiên hà có xu hướng tập hợp với nhau thành đám.
5. Các quaza (quasar)
- Là những cấu trúc nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X. 
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà
GV: Hệ thống lại nội dung bài học, khắc sâu nội dung chính của bài 
 Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: CH 1,2,3,4,5,6 và BT 7/sgk/216;217
HS: Ghi chép yêu cầu của GV, chuẩn bị cho bài sau: "Cấu tạo vũ trụ - Tiếp"
 *****.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_12_chuong_trinh_hoc_ky_ii_moi.doc