Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Đặng Xuân Kỳ

Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Đặng Xuân Kỳ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Công thức của lực kéo về tác dụng vào vật dao động điều hoà.

+ Công thức tính chu kì của con lắc lò xo.

+ Công thức tính thế năng, động năng và cơ năng của con lắc lò xo.

2. Kĩ năng:

 - Giải thích được tại sao dao động của con lắc lò xo là dao động điều hoà.

 - Nêu được nhận xét định tính về sự biến thiên động năng và thế năng khi con lắc dao động.

 - Áp dụng được các công thức và định luật có trong bài để giải bài tập tương tự trong phần bài tập.

 - Viết được phương trình động lực học của con lắc lò xo.

3. Thái độ:

 + Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.

 + Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.

 + Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm ở nhà.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân (Năng lực tự học, năng lực giải quyết vần đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là NL thực nghiệm, Năng lực sáng tạo, Năng lực tự quản lí)

Nhóm năng lực vè quan hệ xã hội: (Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác)

Nhóm năng lực công cụ

(Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Nặng lực tính toán)

- Năng lực chuyên biệt:

 + Nêu được công thức tính con lắc lò xo.

 + Sử dụng kiến thức vật lý đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.

 + Học sinh trao đổi kiến thức và ứng dụng trong chương dao động điều hoà.

 + Học sinh hoạt động nhóm để giải quyết yêu cầu đặt ra.

 + Vận dụng bài học vào thực tiễn đời sống và trong thi đề Quốc Gia môn Vật Lý.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu.

 Mô hình đơn giản về con lắc lò xo.

 Chuẩn bị phần khởi động cho tiết học: Nội dung xoay quanh kiến thức về con lắc lò xo.

Ghi chú: Nhóm 1 phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu.

- PHT 1: Tìm tòi và hệ thống một số kiến thức con lắc lò xo.

 Tìm hiểu cách giải và chốt lại phương pháp thông qua việc giải bài tập.

Ghi chú: Nhóm 2 phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu và giải bài tập.

- PHT 2: Tìm tòi và hệ thống một số bài tập về con lắc lò xo.

 Tìm hiểu cách giải và chốt lại phương pháp thông qua việc giải bài tập.

Ghi chú: Nhóm 3 phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu và giải bài tập.

- PHT 3: Tìm hiểu và chuẩn bị một số bài tập trắc nghiệm về con lắc lò xo. (Tìm thêm những bài toán thực tế ứng dụng trong cuộc sống).

Ghi chú: GV phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu và giải bài tập vào phiếu học tập.

2. Học sinh

- Các khái niệm về con lắc lò xo.

- Các tính chất của hàm điều hoà (hàm sin hay cosin).

 - Chuẩn bị các nhiệm vụ học tập được giao.

 - Bảng phụ (nếu có).

 

doc 141 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 760Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Đặng Xuân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 8/2018	Tiết ppct: 01 + 02
Chương I	DAO ĐỘNG CƠ
	DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Định nghĩa dao động điều hoà.
+ Li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì?
2. Kĩ năng:
+ Phương trình của dao động điều hoà và giải thích được cá đại lượng trong phương trình.
+ Công thức liên hệ giữa tần số góc, chu kì và tần số.
+ Công thức vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hoà.
	- Vẽ được đồ thị của li độ theo thời gian với pha ban đầu bằng 0.
	- Làm được các bài tập tương tự như Sgk
3. Thái độ:
	+ Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
	+ Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
	+ Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm ở nhà.	
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: 
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân (Năng lực tự học, năng lực giải quyết vần đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là NL thực nghiệm, Năng lực sáng tạo, Năng lực tự quản lí)
Nhóm năng lực vè quan hệ xã hội: (Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác)
Nhóm năng lực công cụ
(Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Nặng lực tính toán)
- Năng lực chuyên biệt:
	+ Nêu được công thức tính dao động điều hoà. 
	+ Sử dụng kiến thức vật lý đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.
	+ Học sinh trao đổi kiến thức và ứng dụng trong chương dao động điều hoà.
	+ Học sinh hoạt động nhóm để giải quyết yêu cầu đặt ra.
	+ Vận dụng bài học vào thực tiễn đời sống và trong thi đề Quốc Gia môn Vật Lý. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Thiết bị dạy học: 	Máy chiếu.
	Mô hình đơn giản về dao động điều hoà.
	Chuẩn bị phần khởi động cho tiết học: Nội dung xoay quanh kiến thức về dao động điều hoà.
Ghi chú: Nhóm 1 phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu.
- PHT 1: 	Tìm tòi và hệ thống một số kiến thức dao động điều hoà.
	Tìm hiểu cách giải và chốt lại phương pháp thông qua việc giải bài tập.
Ghi chú: Nhóm 2 phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu và giải bài tập.
- PHT 2: 	Tìm tòi và hệ thống một số bài tập về dao động điều hoà.
	Tìm hiểu cách giải và chốt lại phương pháp thông qua việc giải bài tập.
Ghi chú: Nhóm 3 phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu và giải bài tập.
- PHT 3: 	Tìm hiểu và chuẩn bị một số bài tập trắc nghiệm về dao động điều hoà. (Tìm thêm những bài toán thực tế ứng dụng trong cuộc sống).	
Ghi chú: GV phụ trách chính. Các tổ còn lại tham gia tìm hiểu và giải bài tập vào phiếu học tập.
2. Học sinh
- Các khái niệm về dao động điều hoà.
- Các tính chất của hàm điều hoà (hàm sin hay cosin).
	- Chuẩn bị các nhiệm vụ học tập được giao.
	- Bảng phụ (nếu có).
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Đại cương về dao động điều hoà.
- Biết được công thức tính dao động điều hoà.
- Nêu được các đại lượng trong công thức tính dao động điều hoà.
- Tính được li độ, vận tốc, gia tốc trong dao động điều hoà.
- Vận dụng được các công thức để giải một số bài tập trong đề thi Quốc gia và bài tập ứng dụng thực tế.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đại cương về dao động cơ
1. Mục tiêu: Viết được biểu thức x, viết v, a. về dao động cơ
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 1 phụ trách chính.
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập. (bảng phụ) 
5. Sản phẩm: Biết được công thức. Ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
6. Đánh giá sản phẩm:
+ GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
+ GV có thể cho học sinh đánh giá lẫn trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động
+ Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Viết được biểu thức biểu thức x, viết v, a. về dao động cơ
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS tìm hiểu: Viết được biểu thức biểu thức x, viết v, a. về dao động cơ
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS Đại diện nhóm 1 thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Các nhóm lắng nghe, ghi nhớ thông tin.
- Báo cáo kết quả đã ghi nhớ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương trình của dao động điều hoà.
1. Mục tiêu: Tìm hiểu một số bài tập về phương trình của dao động điều hoà.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 2 phụ trách chính. Các nhóm còn lại thực hiện công việc theo nhóm.
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập. (bảng phụ)
5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
6. Đánh giá sản phẩm:
+ GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
+ GV có thể cho học sinh đánh giá lẫn trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động
+ Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PHIẾU HỌC TẬP 1
- Tìm hiểu một số bài tập về phương trình của dao động điều hoà.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành PHT, trình bày vào bảng phụ. 
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS
- Nhóm 2 phụ trách chính. Các nhóm còn lại thực hiện công việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Các nhóm trình bày trên bảng phụ. Đại diện nhóm thuyết trình.
- Các nhóm theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà 
1. Mục tiêu: Tìm hiểu về chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà 
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 3 phụ trách chính. Các nhóm còn lại thực hiện công việc theo nhóm.
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập. (bảng phụ)
5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
6. Đánh giá sản phẩm:
+ GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
+ GV có thể cho học sinh đánh giá lẫn trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động
+ Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PHIẾU HỌC TẬP 2
- Tìm hiểu về chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành PHT, trình bày vào bảng phụ. 
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS
- Nhóm 3 phụ trách chính. Các nhóm còn lại thực hiện công việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Các nhóm trình bày trên bảng phụ. Đại diện nhóm thuyết trình.
- Các nhóm theo dõi và nhận xét.
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 4: 	Vận dụng, củng cố
	Tìm hiểu, sưu tầm một số bài tập liên quan đến chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà 
1. Mục tiêu: Giải được một số bài tập liên quan đến chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà 
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ ở nhà.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: GV chuẩn bị câu hỏi, bài tập, các nhóm còn lại trả lời.
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu.
5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
6. Đánh giá sản phẩm:
+ GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
+ GV có thể cho học sinh đánh giá lẫn trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động
+ Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Yêu cầu các nhóm chuẩn bị trước bài bài tập và cách giải. 
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS
- Các nhóm còn lại thực hiện công việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Các nhóm trình bày trên bảng phụ. Đại diện nhóm thuyết trình.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Yêu cầu HS về giải một số bài tập trong PHT
- GV phát PHT chuẩn bị cho bài Con lắc lò xo. Bài tập.
E. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Nhóm 1 đảm nhiệm chính: Khởi động
I. Dao động cơ
1. Thế nào là dao động cơ
- Là chuyển động có giới hạn trong không gian lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
- VTCB: thường là vị trí của vật khi đứng yên.
2. Dao động tuần hoàn
Là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kì, vật trở lại vị trí như cũ với vật tốc như cũ.
Nhóm 2 đảm nhiệm chính: PHT1
II. Phương trình của dao động điều hoà
1. Ví dụ
- Giả sử một điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn theo chiều dương với tốc độ góc w.
- P là hình chiếu của M lên Ox.
- Giả sử lúc t = 0, M ở vị trí M0 với (rad)
- Sau t giây, vật chuyển động đến vị trí M, vớirad
- Toạ độ x = của điểm P có phương trình: x = OMcos(wt + j)
Đặt OM = A => x = Acos(wt + j)
Vậy: Dao động của điểm P là dao động điều hoà.
2. Định nghĩa
Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
3. Phương trình
- Phương trình dao động điều hoà: x = Acos(wt + j)
+ x: li độ của dao động.
+ A: biên độ dao động, là xmax. (A > 0)
+ w: tần số góc của dao động, đơn vị là rad/s.
+ (wt + j): pha của dao động tại thời điểm t, đơn vị là rad.
+ j: pha ban đầu của dao động, có thể dương hoặc âm.
4. Chú ý ( Sgk )
III. Chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà 
1. Chu kì và tần số
- Chu kì (kí hiệu và T) của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần.
+ Đơn vị của T là giây (s).
- Tần số (kí hiệu là f) của dao động điều hoà là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
+ Đơn vị của f là 1/s gọi là Héc (Hz).
2. Tần số góc
- Trong dao động điều hoà w gọi là tần số góc. Đơn vị là rad/s. 
IV. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà 
1. Vận tốc
v = x’ = - wAsin(wt + j)
- Ở vị trí biên (x = ±A): 
® v = 0.
- Ở VTCB (x = 0):
® |vmax| = wA
2. Gia tốc
a = v’ = - w2Acos(wt + j)
= - w2x
- Ở vị trí biên (x = ±A): 
® |amax| = - w2A
- Ở VTCB (x = 0):
® a = 0
V. Đồ thị trong dao động điều hoà
t
0
x
T
Nhóm 3 đảm nhiệm chính: PHT2
Câu 1: Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T = 2s. Vật qua vị trí cân bằng với vận tốc v0 = 0,314 m/s. Khi t = 0 vật qua vị trí có li độ x = 5cm theo chiều âm của quỹ đạo. Phương trình dao động điều hoà của vật là
A. x = 10 cos(t + )cm 	B. x = 10cos(4 t + ) cm 
C. x = 10cos(4 + ) cm 	 D. x = 10cos( t + ) cm
Câu 2: Một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí cân bằng
A.Vận tốc có độ lớn cực đại, gia tốc có độ lớn bằng 0.	B.Vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
C.Vận tốc có độ lớn bằng 0, gia tốc có độ lớn cực đại.	D.Vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng 0.
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB. Khi qua vị trí cân bằng, vectơ vận tốc của chất điểm
A. luôn có chiều hướng đến A.	B. có độ lớn cực đại.	
C. bằng không.	D. luôn có chiều hướng đến B. ... cấp đều giảm hai lần.
Câu 3. Chọn câu sai.Trong quá trình tải điện năng đi xa, công suất hao phí
	A. tỉ lệ với thời gian truyền tải.
	B. tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện.
	C. tỉ lện ghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện.
	D. tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi.
Câu 4. Biện pháp nào sau đây không góp phần tăng hiệu suất của máy biến áp?
	A. Dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ làm dây quấn biến áp.
	B. Dùng lõi sắt có điện trở suất nhỏ.
	C. Dùng lõi sắtgồmnhiều lámỏng ghép cách điện vớinhau.
	D. Đặt các lá sắt song song với mặt phẳng chứa các đường sức từ.
Câu 5. Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2200 vòng và 120 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220V– 50Hz, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
	A. 24 V. 	B. 17V. 	C. 12 V. 	D. 8,5V.
Câu 6. Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp là 2200 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220 V–50 Hz, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6V. Số vòng của cuộn thứ cấp là
	A. 85 vòng. 	B. 60 vòng. 	C. 42 vòng. 	D. 30 vòng.
Câu 7. Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp là 3000 vòng, cuộn thứ cấp 500 vòng, được mắc vào mạng điện xoay chiều tầns ố 50Hz, khi đó cường độ dòng điện qua cuộn thứ cấp là 12A. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là
	A. 1,41A	B. 2A	C. 2,83A	D. 72,0A.
Câu 8. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới điện áp2 kV và công suất 200 kW. Hiệu số chỉ củacác công tơ điện ở trạm phá tvà ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chên hlệch nhau thêm 480 kWh. Hiệu suất của quá trình truyền tải điện là
	A. H= 95%. 	B. H= 90%. 	C. H= 85%. 	D. H= 80%.
Câu 9: Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 100 V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 173 V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?
	A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
	B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác.
	C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
	D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác
Câu 10. Gọi Bo là cảm ứng từ cực đại của một trong ba cuộn dây ở động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện vào động cơ. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato có giá trị
	A. B = 0. 	B. B = Bo. 	C. B = 1,5Bo. 	D. B = 3Bo.
Câu 11. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng
	A. cảm ứng điện từ. 
	B. tự cảm.
	C. cảm ứng điện từ và lực từ tác dụng lên dòng điện. 
	D. tự cảm và lực từ tác dụng lên dòng điện.
Câu 12. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào
	A. hiện tượng tự cảm. 	B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
	C. khung dây quay trong điện trường. 	D. khung dây chuyển động trong từ trường.
Câu 13. Đối với máy phát điện xoay chiều một pha
	A. dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.
	B. tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.
	C. biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp cực từ của phần cảm.
	D. cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi tuần hoàn thành điện năng.
Câu 14. Máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực, số vòng quay của rôto là n (vòng/phút) thì tần số dòng điện xác định là:
	A. f = np 	B. f = 60np 	C. f = np/60 	D. f = 60n/
Câu 15. Một máy phát điện mà phần cảm gồm hai cặp cực từ quay với tốc độ 1500 vòng/phút và phần ứng gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp, có suất điện động hiệu dụng 220 V, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5 mWB. Mỗi cuộn dây gồm có bao nhiêu vòng?
	A. 198 vòng. 	B. 99 vòng. 	C. 140 vòng. 	D. 70 vòng.
Câu 16. Trong mạng điện ba pha mắc hình sao, các tải tiêu thụ giống nhau. Một tải tiêu thụ có điện trở là 10 W, cảm kháng là 20 W. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mỗi tải là 6A. Công suất của dòng điện 3 pha nhận giá trị là
	A. 1080 W. 	B. 360 W. 	C. 3504,7 W. 	D. 1870 W.
Câu 17. Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp giữa dây pha và dây trung hoà là 220 V. Mắc các tải giống nhau vào mỗi pha của mạng điện, mỗi tải gồm cuộn dây thuần cảm có cảm kháng 8 W và điện trở thuần 6 W. Công suất của dòng điện ba pha bằng
	A. 8712 W. 	B. 8712 kW. 	C. 871,2 W. 	D. 87,12 kW.
Câu 18. Một động cơ điện mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V tiêu thụ công suất 2,64 kW. Động cơ có hệ số công suất 0,8 và điện trở thuần 2 W. Cường độ dòng điện qua động cơ bằng
	A. 1,5A	B. 15 A. 	C. 10A	D. 2 A.
Câu 19 (ĐH 2012): Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144. Cho rằng chi tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Nếu điện áp truyền đi là 4U thì trạm phát huy này cung cấp đủ điện năng cho
	A. 168 hộ dân.	B. 150 hộ dân.	C. 504 hộ dân.	D. 192 hộ dân
Câu 20 (ĐH 2012): Từ một trạm phát điện xoay chiều một pha đặt tại vị trí M, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ N, cách M 180 km. Biết đường dây có điện trở tổng cộng 80 W (coi dây tải điện là đồng chất, có điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài của dây). Do sự cố, đường dây bị rò điện tại điểm Q (hai dây tải điện bị nối tắt bởi một vật có điện trở có giá trị xác định R). Để xác định vị trí Q, trước tiên người ta ngắt đường dây khỏi máy phát và tải tiêu thụ, sau đó dùng nguồn điện không đổi 12V, điện trở trong không đáng kể, nối vào hai đầu của hai dây tải điện tại M. Khi hai đầu dây tại N để hở thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,40 A, còn khi hai đầu dây tại N được nối tắt bởi một đoạn dây có điện trở không đáng kể thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,42 A. Khoảng cách MQ là
	A. 135 km.	B. 167 km.	C. 45 km.	D. 90 km.
F. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày Soạn: 8/2018	Tiết ppct: 33+34
Thực hành: KHẢO SÁT ĐOẠN MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU
	 CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Phát biểu và viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở, cường độ dòng điện hiệu dụng I, hệ số công suất cosj trong đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.
- Vận dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để biểu diễn các điện áp trong các loại đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng được đồng hồ đa năng hiện số để đo điện áp xoay chiều: lựa chọn đúng phạm vi đo, đọc đúng kết quả đo, xác định đúng sai số đo.
- Vận dụng được phương pháp giản đồ Fre-nen để xác định L, r của ống dây, điện dung C của tụ điện, góc lệch j giữa cường độ dòng điện i và điện áp u ở từng phần tử của đoạn mạch.
3. Thái độ: Trunng thực, khách quan, chính xác và khoa học.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung
	Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt
- Năng lực chung: 
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân(Năng lực tự học,Năng lực giải quyết vần đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là NL thực nghiệm,Năng lực sáng tạo, Năng lực tự quản lí)
Nhóm năng lực vè quan hệ xã hội: (Năng lực giao tiếp,Năng lực hợp tác)
Nhóm năng lực công cụ
(Năng lực sử dụng công nghệ thông tin,Năng lực sử dụng ngôn ngữ,Nặng lực tính toán)
- Năng lực chuyên biệt:
	Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và công nghệ hiện đại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
- Nhắc HS tìm hiểu nội dung bài thực hành, ôn lại các kiến thức liên quan về dòng điện xoay chiều, đặc biệt và phương pháp giản đồ Fre-nen.
- Trả lời câu hỏi trong phần “Tóm tắt lí thuyết” để định hướng việc thực hành.
- Chuẩn bị đủ và kiểm tra cận thận các dụng cụ cần cho từng nhóm thực hành.
- Tiến hành lắp thử mạch, đo, vẽ giản đồ theo nội dung bài thực hành trong Sgk để phát hiện các điểm cần điều chỉnh và rút ra các kinh nghiệm cần lưu ý.
- Lập danh sách các nhóm thực hành gồm 3 - 4 HS.
2. Học sinh: Trước ngày làm thực hành cần:
- Đọc bài thực hành để định rõ mục đích và quy trình thực hành.
- Trả lời câu hỏi phần Tóm tắt lí thuyết để định hướng việc thực hành.
- Trả lời câu hỏi ở cuối bài để biết cách dùng đồng hồ đa năng hiện số và luyện cách vẽ giản đồ Fre-nen.
- Chuẩn bị 1 compa, 1 thước 200mm và 1 thước đo góc và lập sẵn ba bảng để ghi kết quả theo mẫu ở phần báo cáo thực hành trong Sgk.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ để làm thí nghiệm
Một đồng hồ đa năng hiện số ;
Một nguồn điện xoay chiều 6V÷12V,(Hoặc máy phát tần số)
Một điện trở 10Ω (hoặc có thể dùng biến trở); 
Một tụ điện có C=4μF (hay 2 µF); 
Một cuộn dây 1000 ÷ 2000 vòng; 
Bốn sợi dây dẫn; 
Một thước 200mm; 
Một compa;
Một thước đo góc 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
	Hoạt động 2: 
Phiếu học tập 1. Tất cả các nhóm cùng làm.
1. Đo điện áp.
 Khi đo điện áp xoay chiều, cần chọn ở chế độ đo xoay chiều (khu vực có ký hiệu trên đồng hồ là ACV).
- Khi đo điện áp một chiều (DC), cần chọn ở chế độ đo một chiều (khu vực có ký hiệu trên đồng hồ là DCV).
2. Đo dòng điện.
 Ngoài ra khi đo, cần quan tâm đến giá trị dòng điện cần đo và kiểm tra xem loại đồng hồ bạn đang sử dụng có thể dùng được hay không.
3. Đo thông mạch, kiểm tra điện trở, kiểm tra tụ điện, kiểm tra cuộn cảm 
	- Bạn chỉ cần chuyển sang thang đo trên khu vực đo Ohm (Ω). 
- Sau đó cặp 2 que của đồng hồ đo vào 2 đầu linh kiện hoặc hai đầu đoạn mạch 
Phiếu học tập 2. Tất cả các nhóm cùng làm.
Câu 1: Trong ảnh chụp đồng hồ đa năng hiện số có núm xoay để chọn các đại lượng cần đo, các ổ cắm dây đo và các chữ số chỉ phạm vi đo (H.19.3. trang 101 SGKVL 12 chuẩn). Để đo điện trở cở 2200 ta cần thực hiện những thao tác nào? 
Câu 2: Trong ảnh chụp đồng hồ đa năng hiện số có núm xoay để chọn các đại lượng cần đo, các ổ cắm dây đo và các chữ số chỉ phạm vi đo (H.19.3. trang 101 SGKVL 12 chuẩn). Để đo được điện áp xoay chiều cỡ 12,5 V ta cần thực hiện những thao tác nào? 
Câu 3: Trong ảnh chụp đồng hồ đa năng hiện số có núm xoay để chọn các đại lượng cần đo, các ổ cắm dây đo và các chữ số chỉ phạm vi đo (H.19.3. trang 101 SGKVL 12 chuẩn). Để đo cường độ dòng điện cỡ 50 mA ta cần thực hiện những thao tác nào?
Câu 4: Đề xuất phương án tiến hành đo các giá trị R, r, L, C của mạch RLC mắc nối tiếp? Và cách tính R, r, L, C? 
Câu 5: Nêu cách đo: UMN ;UMP ;UMQ ;UNP và UPQ
C. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 19.1 
2. Ghi kết quả theo sơ đồ hình 19.1 
- Chọn U xoay chiều 12V, điều chỉnh vôn kế xoay chiều ở thang đo thích hợp đo 
	UMN = ± (V)
	UMP = ± (V)
	UMQ = ± (V)
	UNP = ± (V)
	UPQ = ± (V)
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
	- Yêu cầu HS về giải một số bài tập trong PHT
	- GV phát PHT chuẩn bị cho bài DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
	- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì 1
F. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.doc