Giáo án Vật lý 12 cơ bản - Cấu tạo vũ trụ - Nguyễn Đức Hồng

Giáo án Vật lý 12 cơ bản - Cấu tạo vũ trụ - Nguyễn Đức Hồng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được sơ lược về cấu trúc của hệ Mặt Trời.

- Trình bày được sơ lược về các thành phần cấu tạo của một thiên hà.

- Mô tả được hình dạng của Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà).

2. Kĩ năng:

3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Hình vẽ hệ Mặt Trời trên giấy khổ lớn.

- Ảnh màu chụp Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh và Trái Đất (chụp từ vệ tinh) in trên giấy khổ lớn.

- Ảnh chụp một số thiên hà.

- Hình vẽ Ngân Hà nhìn nghiêng và nhìn từ trên xuống.

2. Học sinh:

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 12 cơ bản - Cấu tạo vũ trụ - Nguyễn Đức Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 0	CẤU TẠO VŨ TRỤ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được sơ lược về cấu trúc của hệ Mặt Trời.
- Trình bày được sơ lược về các thành phần cấu tạo của một thiên hà.
- Mô tả được hình dạng của Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà).
2. Kĩ năng: 
3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Hình vẽ hệ Mặt Trời trên giấy khổ lớn.
- Ảnh màu chụp Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh và Trái Đất (chụp từ vệ tinh) in trên giấy khổ lớn.
- Ảnh chụp một số thiên hà.
- Hình vẽ Ngân Hà nhìn nghiêng và nhìn từ trên xuống.
2. Học sinh: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu về hệ Mặt Trời
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Thông báo về cấu tạo của hệ Mặt Trời.
- Cho HS quan sát hình ảnh mô phỏng cấu tạo hệ Mặt trời, từ đó quan sát ảnh chụp Mặt Trời.
- Em biết được những thông tin gì về Mặt Trời?
- Chính xác hoá những thông tin về Mặt Trời.
- Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hệ.
- Hệ Mặt Trời gồm những hành tinh nào?
- HS xem ảnh chụp của 8 hành tinh và vị trí của nó đối với Mặt Trời.
- Y/c HS quan sát bảng 41.1: Một vài đặc trưng của các hành tinh, để biết thêm về khối lượng, bán kính và số vệ tinh.
- Trình bày kết quả sắp xếp theo quy luật biến thiên của bán kính quỹ đạo của các hành tinh.
- Lưu ý: 1đvtv = 150.106km (bằng khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái đất).
- Cho HS quan sát ảnh chụp của sao chổi.
- Thông báo về sao chổi (cấu tạo, quỹ đạo).
- Điểm gần nhất của quỹ đạo sao chổi có thể giáp với Thuỷ tinh, điểm xa nhất có thể giáp với Diêm Vương tinh.
- Giải thích về “cái đuôi” của sao chổi.
- Thiên thạch là gì?
- Cho HS xem hình ảnh của sao băng và hình ảnh vụ va chạm của thiên thạch vào sao Mộc.
- HS ghi nhận cấu tạo của hệ Mặt Trời.
- HS quan sát hình ảnh Mặt Trời.
- HS trao đổi những hiểu biết về Mặt Trời.
- Từ trong ra ngoài: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
- HS ghi nhận kết quả sắp xếp và phát hiện ra các hành tinh nhỏ trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh.
- HS quan sát ảnh chụp.
- HS ghi nhận các thông tin về sao chổi.
- HS sinh đọc Sgk để tìm hiểu về thiên thạch.
I. Hệ Mặt Trời
- Gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh.
1. Mặt Trời
- Là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. 
RMặt Trời > 109 RTrái Đất
mMặt Trời = 333000 mTrái Đất
- Là một quả cầu khí nóng sáng với 75%H và 23%He.
- Là một ngôi sao màu vàng, nhiệt độ bề mặt 6000K.
- Nguồn gốc năng lượng: phản ứng tổng hợp hạt nhân hiđrô thành Heli.
2. Các hành tinh
- Có 8 hành tinh.
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
- Xung quanh hành tinh có các vệ tinh.
- Các hành tinh chia thành 2 nhóm: “nhóm Trái Đất” và “nhóm Mộc Tinh”.
3. Các hành tinh nhỏ
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đvtv, trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh.
4. Sao chổi và thiên thạch
a. Sao chổi: là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài km, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm.
2. Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh Mặt Trời.
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về các sao và thiên hà
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Khi nhìn lên bầu trời về đêm, ta thấy có vô số ngôi sao ® sao là gì?
- Cho HS quan sát hình ảnh bầu trời sao, và vị trí sao gần hệ Mặt Trời nhất.
- Sao nóng nhất có nhiệt độ mặt ngoài đến 50.000K, từ Trái Đất chúng có màu xanh lam. Sao nguội nhất có có nhiệt độ mặt ngoài đến 3.000K ® màu đỏ. Mặt Trời (6.000K) ® màu vàng.
- Những sao có nhiệt độ bề mặt cao nhất có bán kính chỉ bằng một phần trăm hay 1 phần nghìn bán kính Mặt Trời ® sao chắc. Ngược lại, những sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất lại có bán kính lớn gấp hàng nghìn lần bán kính Mặt Trời ® sao kềnh.
- Với những sao đôi ® độ sáng của chúng tăng giảm một cách tuần hoàn theo thời gian, vì trong khi chuyển động, có lúc chúng che khuất lẫn nhau.
- Punxa là sao phát ra sóng vô tuyến rất mạnh, có cấu tạo toàn bằng nơtrôn, chúng có từ trường rất mạnh và quay rất nhanh.
- Lỗ đen: không bức xạ một loại sóng điện từ nào, có cấu tạo từ nơtrôn được liên kết chặt tạo ra một loại chất có khối lượng riêng rất lớn.
- Cho HS xem ảnh chụp của một vài tinh vân.
- Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà nhìn từ trên xuống và nhìn nghiêng.
- Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà Tiên Nữ.
- Cho HS quan sát ảnh chụp một số thiên hà dạng xoắn ốc và dạng elipxôit.
- HS quan sát hình ảnh mô phỏng Ngân Hà của chúng ta.
- HS hình dung vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.
- Ngân Hà là một thành viên của một đám gồm 20 thiên hà.
- Đến nay đã phát hiện khoảng 50 đám thiên hà.
- Khoảng cách giữa các đám lớn gấp vài chục lần khoảng cách giữa các thiên hà trong cùng một đám.
- Đầu những năm 1960 ® phát hiện ra một loạt cấu trúc mới, nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X ® đặt tên là quaza.
- HS nêu các quan điểm của mình về sao ® Mặt Trời là một sao.
- Ghi nhận nhiệt độ của các sao và độ sáng của các sao nhìn từ Trái Đất.
- HS ghi nhận khối lượng và bán kính các sao. Quan hệ giữa bán kính và độ sáng của các sao (càng sáng ® bán kính càng nhỏ).
- HS ghi nhận về những sao đôi.
- HS ghi nhận về những sao biến đổi, punxa và lỗ đen.
- HS ghi nhận khái niệm tinh vân.
- HS ghi nhận khái niệm thiên hà, hình dạng các thiên hà.
- HS quan sát và ghi nhận về thiên hà của chúng ta.
- HS ghi nhận vị trí của hệ Mặt Trời.
- HS ghi nhận các thông tin về các đám thiên hà.
- HS ghi nhận các thông tin về quaza.
II. Các sao và thiên hà
1. Các sao
a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời.
b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng hạt nhân.
c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời.
- Bán kính các sao biến thiên trong khoảng rất rộng.
d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi.
e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh.
- Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen.
f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân.
2. Thiên hà
a. Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân.
b. Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên Nữ (2 triệu năm ánh sáng).
c. Đa số thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định.
- Đường kính thiên hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng.
3. Thiên hà của chúng ta: Ngân Hà
a. Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà.
b. Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt.
- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15.000 năm ánh sáng.
c. Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.
d. Ngân Hà có cấu trúc dạng xoắn ốc.
4. Các đám thiên hà
- Các thiên hà có xu hướng tập hợp với nhau thành đám.
5. Các quaza (quasar)
- Là những cấu trúc nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X. 
Hoạt động 4 ( phút): 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 5 ( phút): 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_0S41.doc