Giáo án vật lý 12 - Ban cơ bản

Giáo án vật lý 12 - Ban cơ bản

CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ HỌC

Tiết 1, 2. Dao động điều hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Nêu được:

 - Định nghĩa của dao động điều hòa.

 - Li độ, biên độ, tần số, chu kỳ, pha, pha ban đầu.

 Viết được:

 - Phương trình dđđh và giải thích được các đại lượng trong phương trình.

 - Công thức liên hệ tần số góc, chu kỳ, tần số.

 - Công thức vận tốc và gia tốc của dđđh

II. PHƯƠNG PHÁP, ph­¬ng tiÖn

1. Ph­¬ng ph¸p: diÔn giảng, đàm thoại

2. Ph­¬ng tiªn: - Giáo án, một số kiến thức về đạo hàm hàm số hợp

 

doc 46 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7999Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án vật lý 12 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình lớp 12 Cơ bản
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
Tiết 1, 2: Dao động điều hòa	Tiết 3: Bài tập
Tiết 4: Con lắc lò xo	Tiết 5: Con lắc đơn
Tiết 6: Bài tập	Tiết 7, 8: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
Tiết 9: Tổng hợp hai dao động điều hòa	Tiết 10. Bài tập
Tiết 11, 12 Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
Tiết 13: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ	Tiết 14: Giao thoa
Tiết 15: Bài tập	Tiết 16: Sóng dừng
Tiết 17. Đặc trưng vật lí của âm	Tiết 18. Đặc trưng sinh lí của âm
Tiết 19. Bài tập	Tiết 20. Kiểm tra 
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Tiết 21. Đại cương về dòng điện xoay chiều	Tiết 22, 23. Các mạch điện xoay chiều
Tiết 24. Bài tập	Tiết 25. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
Tiết 26. Bài tập	Tết 27. Công suất tiêu tụ của 
Tiết 28. Truyền tải điện năng. Máy biến áp	Tiết 29. Bài tập
Tiết 30. Máy phát điện xoay chiều	Tiết 31. Động cơ không đồng bộ ba pha
Tiết 32. Bài tập	Tiết 33, 34. Thực hành. Khảo sát mạch R,L,C 
Tiết 35. Kiểm tra học kỳ I
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Tiết 36. Mạch dao động	Tiết 37. Điện từ trường
Tiết 38. Sóng điện từ	Tiết 39. Nguyên tắc thông tin liên lạc 
Tiết 40. Bài tập
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG
Tiết 41. Tán sắc ánh sáng	Tiết 42. Giao thoa ánh sáng
Tiết 43. Bài tập	Tiết 44. Các loại quang phổ
Tiết 45. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại	Tiết 46. Tia X
Tiết 47. Bài tập	Tiết 48, 49. Thực hành: Đo bước sóng ánh sáng 
Tiết 50. Kiểm tra
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
Tiết 51. Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng
Tiết 52. Bài tập	Tiết 53. Hiện tượng quang điện trong
Tiết 54. Hiện tượng quang – phát quang	Tiết 55. Mẫu nguyên tử Bo
Tiết 56. Bài tập	Tiết 57. Sơ lược về Laze
CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
Tiết 58. Tính chất và cấu tạo hạt nhân	Tiết 59, 60. Năng lượng liên kết 
Tiết 61. Bài tập	Tiết 62, 63. Phóng xạ
Tiết 64. Bài tập	Tiết 65. Phản ứng phân hạch
Tiết 66. Phản ứng nhiệt hạch
CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
Tiết 67. Các hạt sơ cấp	Tiết 68, 69. Cấu tạo vũ trụ
Tiết 70. Kiểm tra học kỳ 2 
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ HỌC
Tiết 1, 2. Dao động điều hòa
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nêu được:
	- Định nghĩa của dao động điều hòa.
	- Li độ, biên độ, tần số, chu kỳ, pha, pha ban đầu.
	Viết được:
	- Phương trình dđđh và giải thích được các đại lượng trong phương trình.
	- Công thức liên hệ tần số góc, chu kỳ, tần số.
	- Công thức vận tốc và gia tốc của dđđh
II. PHƯƠNG PHÁP, ph­¬ng tiÖn 
1. Ph­¬ng ph¸p: diÔn giảng, đàm thoại
2. Ph­¬ng tiªn: - Giáo án, một số kiến thức về đạo hàm hàm số hợp
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:
2. Đặt vấn đề:
GV: Chuyển động cơ học của các vật trong thực tế có nhiều dạng. Dao động và sóng là những dạng chuển động rất đặc biệt và có nhiều ứng dụng đặc biệt. Dao động là gì? Sóng là gì? Nhũng chuyển động này có đặc tính ra sao và có gì khác những chuyển động mà ta đã biết?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Dao động cơ
a) Khái niệm
Là chuyển động có giới hạn trong không gian được lặp đi lặp lại quanh một vi trí cân bằng.
b) Dao động tuần hoàn
Là dao động mà trạng thái chuyển của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. 
Chu kì T là khoảng thời gian ngắn nhất nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
Tần số f là số dao động toàn phần mà vật dao động thực hiện trong một đơn vị thời gian. 
 f = 
2. Phương trình của dao động điều hòa
a) Ví dụ 
Xét chất điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính
Chọn C làm một điểm gốc trên đường tròn . 
Tại t = 0 vị trí chất điểm là Mo xác định bởi góc .
Tại t vị trí chất điểm là M xác định bởi góc.
Hình chiếu của chất điểm M xuống xx’có tọa độ x = .
Với OP = OM.cos(wt + j) = Acos(wt + j) 
 x = Acos(wt + j) (1)
(1) có dạng giống phương trình của dđđh.
 - Vậy một dđđh có thể coi là hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quĩ đạo.
b) Định nghĩa dao động điều hòa
Dao động điều hòa là dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin hay cosin.
c) Phương trình
 x = Acos(wt + j) 
3. Chu kỳ, tần số, tần số góc của dao động điều hòa
a) Chu kỳ và tần số
- Chu kỳ (T): là khoảng thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần.
- Tần số f: là số dao động toàn phần thực hiện trong 1 giây.
b) Tần số góc
4. Vận tốc và gia tốc của vật dđđh
a) Vận tốc
 v = x’ = - wAsin(wt + j) 
b) Gia tốc
 a = v’ = - w2Acos(wt + j) 
5. Đồ thị của dao động điều hòa
- Đồ thị là một đường hình sin
GV: Cho các ví dụ về dao động trong đời sống
HS: Cho các ví dụ
GV: Dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian được lặp đi lặp lại quanh một vi trí cân bằng.
GV: Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau	
GV: Chu kì T là khoảng thời gian ngắn nhất nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
GV: Tần số f là số dao động toàn phần mà vật dao động thực hiện trong một đơn vị thời gian. 
GV: Cho biết quan hệ giữa chu kì và tần số?
HS: f = 
GV: Vẽ hình, mô tả chuyển động tròn đều trên hình vẽ
GV: Thực hiện phép chiếu chuyển động tròn đều xuống xx’
GV: Tìm môí quan hệ của chiếu x với OM.
HS: OP = OM.cos(wt + j) = Acos(wt + j) 
 x = Acos(wt + j) 
GV: nhận xét dạng của phương trình tọa độ hình chiếu.
HS: (1) có dạng giống phương trình của dao động điều hòa .
GV: Vậy một dao động điều hòa có thể coi là hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quĩ đạo
GV: Dao động điều hòa là gì?
HS: Dao động điều hòa là dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin hay cosin.
 x = Acos(wt + j) 
GV: giải thích các đại lượng ?
GV: Yêu cầu hs nêu khái niệm chu kỳ, tần số?
GV: Hướng dẫn học sinh tìm chu kì, tần số, tần số góc.
GV: Yêu cầu hs sử dụng công thức đạo hàm để tìm biểu thức vận tốc, gia tốc?
GV: Yêu cầu hs vẽ đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc?
GV: Dựa vào các đồ thị, hãy nhận xét hình dạng đồ thị ?
	3. Củng cố kiến thức
	4. Bài tập về nhà
Bài 7: A = 6cm	Chọn đáp án C
Bài 8: w = p (rad/s); T = 2s; f = 0,5Hz	Chọn đáp án A
Bài 9: x = - 5cos(4pt) = 5cos(4pt + p) cm Þ A = 5cm; j = p 	Chọn đáp án D
Bài 10: cm Þ A = 2cm; j = ; pha dao động = 	
Bài 11: Ta có: Þ f = 2Hz; A = 18cm
Bài 1.4: x = 5cospt (cm) Þ vmax = Aw = 5p (cm/s)
Bài 1.6: x = 0,05cos10pt (cm) 
A = 5cm; T = 0,2s; f = 5Hz
vmax = Aw = 50p (cm/s); amax = w2A = 50 (m/s2)
t = 0,075s Þ x = - 0,035m
Bài 1.7: A = 24cm; T = 4s; t = 0 Þ x = - A
Phương trình: x = 24cos() cm
t = 0,5s Þ x = - 17cm; = 27cm/s; a = - w2x = 42cm/s2
Khi x = - 12cm Þ t = 0,67s; v = 33cm/s
TiÕt 3: Bµi tËp
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức trọng tâm: Giúp học sinh nắm vững các giải dạng bài tập đại cương về dao động điều hòa và viết phương trình dao động.
2. Kĩ năng: Học sinh viết thành thạo phương trình dao động
3. Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, làm việc có khoa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, ph­¬ng tiÖn 
1. Ph­¬ng ph¸p: diÔn giảng, đàm thoại
2. Ph­¬ng tiªn: Giáo án, hệ thống bài tập
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Định nghĩa pha và pha ban đầu của dao động điều hòa.
	- Tần số góc là gì, quan hệ giữa tần số góc và tần số.
	- Dao động tự do là gì? Vì sao công thức chỉ đúng với các dao động nhỏ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
I. Lý thuyết:
II. Bài tập:
1. Bài tập 1:
a. So sánh phương trình đã cho với
 ta có:
 suy ra
b. Tìm li độ:
Thay t = 2s vào phương trình ta được:
c.Vận tốc cực đại:
Vận tốc cực đại khi 
Bài 2:
a. Phương trình dao động:
Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng.
Phương trình dao động điều hòa của vật có dạng: với:
Thay điều kiện ban đầu: vào hệ ta được:
Vậy 
Bài 3:
a. Phương trình dao động:
Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng.
Phương trình dao động điều hòa của vật có dạng: với:
Thay điều kiện ban đầu: vào hệ ta được:
Vậy 
b. Lực đàn hồi:
Độ giãn ban đầu của lò xo:
.
Lực đàn hồi cực đại:
Lực đàn hồi cực tiểu:
Vì 
Bài 1 :Cho các dao động điều hòa :
 (cm,s)
a. Xác định 
b. Xác định li độ dao động khi t=2s.
c. Xác định vận tốc cực đại của vật
GV: Hãy xác địnhA,,T!
HS: 
 suy ra
GV: .Hãy xác định li độ
HS: Thay t = 2s vào phương trình ta được:
GV: Hãy tính vận tốc cực đại!
HS: Vận tốc cực đại khi 
Bài 2: Một vật dao động điều hòa với chu kì là 2s biên độ dao động là 8cm. Viết phương trình dao động của vật. Chọn gốc thời gian lúc vật ở biên dương.
GV: Hãy viết phương trình dao động!
HS: Làm việc theo nhóm.
HS: Các nhóm cho biết kết quả.
HS: Nhận xét.
GV: Kết luận
Bài 3: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k=40N/m và vật có khối lượng 100g. Kéo vật xuống dưới VTCB theo phương thẳng đứng một đoạn 5 cmvà thả nhẹ. Bỏ qua ma sát. 
a. Viết phương trình dao động của vật. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc thả vật .Lấy =10.
b. Tính lực đàn hồi cực đại, cực tiểu
Lấyg=10m/s2.
GV: Hãy viết phương trình dao động!
HS: Làm việc cá nhân viết phương trình.
HS: Nhận xét kết quả.
GV: Kết luận.
GV: Hãy tính lực đàn hồi cực đại.
HS: Làm việc theo nhóm báo cáo kết quả.
HS: Nhận xét
GV: Hãy tính lực đàn hồi cực tiểu.
HS: Làm việc cá nhân.
GV: Nhận xét kết luận.
3. Củng cố dặn dò: Cho học sinh nhận xét phương pháp giải dạng bài tập viết phương trình dđ.
Tiết 4. Con lắc lò xo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Viết được:
	- Công thức của lực kéo về tác dụng vào vật dđđh
	- Công thức tính chu kỳ của con lắc lò xo.
	- Công thức tính thế năng, động năng và cơ năng của con lắc lò xo.
	Giải thích được tại sao dao động của con lắc lò xo là dđđh.
	Nêu được nhận xét định tính về sự biến thiên động năng và thế năng khi con lắc dao động.
II. PHƯƠNG PHÁP, ph­¬ng tiÖn 
1. Ph­¬ng ph¸p: diÔn giảng, đàm thoại
2. Ph­¬ng tiªn: Một con lắc lò xo dao động ngang và một con lắc lò xo dao động dọc.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:
2. Đặt vấn đề: Con lắc lò xo dao động như thế nào ?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Con lắc lò xo 
Cấu tạo: lò xo và vật
Điều kiện khảo sát: 
- Bỏ qua khối lượng lò xo
- Bỏ qua lực ma sát
- Trong giới hạn đàn hồi của lò xo
2. Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học
- Xét con lắc lò xo như hình vẽ: 
 Û ma = - kx
 Þ 
 Þ x = Acos(wt + j) 
Vậy vật dđđh xung quanh vtcb
- Công thức :  ; 
3. Khảo sát dao động của lò xo về mặt năng lượng
a) Động năng : 
b) Thế năng : 
c) Cơ năng : 
 Þ 
KL : Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
Cơ năng của con lắc được bảo toàn nếu bỏ qua mọi ma sát. 
GV: Trình bày cấu tạo của con lắc lò xo:
GV: Khi kéo vật lệch khỏi vtcb vật dao động ntn?
HS: Vật chuyển động trở lại vtcb, sau một vài dao động vật dừng lại.
GV: Nguyên nhân làm dao động dừng lại gì ?
HS: Do ma sát 
GV: Nêu các điều kiện khảo sát con lắc lò xo
GV: Khi bỏ qua các điều kiện trên, con lắc lò xo dao động ntn?
GV: Hãy viết phương trình của định luật II Niutơn cho con lắc tại vị trí cân bằng và vị trí có li độ x!
HS: 
GV: Thực hiện biến đổi :
Từ (1) và(2) suy ra:
Với a = x// (t) 
 - kx = mx//
 x// + x = 0.
Đặt = x//+ x = 0. (3) 
Phương trình vi phân (3) có nghiệm:
 x = A ... n xoay chiều trong đoạ mạch chỉ có tụ điện
1. Tác dụng của tụ điện đối với dòng điện xoay chiều. 
Xét đoạn mạch như hình vẽ .
Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế xoay chiều.
Khoá K ở M đèn D sáng.
Khoá K ở N đèn D tối hơn.
Nếu thay hiệu điện thế xoay chiều bằng hiệu điện thế không đổi thì bóng đèn D hoàn toàn không sáng. 
Nhận xét:
Dòng điện xoay chiều chạy qua được tụ điện, nhưng tụ điện có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, tức là tụ điện có điện trở . Điện trở này gọi là dung kháng, kí hiệu ZC (W).
2. Quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế 
Xét đoạn mạch AB chỉ có tụ điện C
Đặt vào AB một hiệu điện thế xoay chiều có dạng
 Điện tích q của tụ điện ở thời điểm t là 
Cường độ tức thời qua mạch: 
Đặt ta có 
Nhận xét:
 Hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện dao động điều hòa cùng tần số nhưng chậm pha hơn dòng điện góc .
Giản đồ véc tơ:
Nếu chọn thì 
3. Định luật ôm cho đoạn mạch chỉ có cuộn cảm 
 Ta có Đặt ta có .Zc gọi là dung kháng.
GV: Giới thiệu mạch điện chỉ có R.
GV: Xây dưng biểu thức định luật ôm cho các giá trị tức thời của đoạn mạch chỉ có R. 
HS: Quan sát ghi nhớ.
GV: Hãy nêu mối quan hệ về pha của hiệu điện thế so với cường độ dòng điện! 
HS: Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng tần số cùng pha với dòng điện
GV: Hãy viết biểu thức định luật ôm cho mạch!
HS: hay
GV: Giới thiệu giản đồ véc tơ của mạch.
HS: Quan sát ghi nhớ.
GV: Giới thiệu sơ đồ thí nghiệm:
GV: Trình bày nội dung thí nghiệm.
HS: Quan sát lắng nghe.
GV: Hãy nhận xét vai trò của tụ điện trong mạch điện xoay chiều!
HS: Dòng điện xoay chiều chạy qua được tụ điện, nhưng tụ điện có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, tức là tụ điện có điện trở . 
GV: Giới thiêu khái niệm dung kháng.
GV: Xây dựng mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch chỉ chứa tụ:
GV: Hãy xác định điện q của tụ điện ở thời điểm t !
HS: 
GV: Hãy xác định cường độ tức thời qua mạch!
HS: 
GV: Đặt ta có 
GV: Hãy nêu mối quan hệ về pha của hiệu điện thế so với cường độ dòng điện! 
HS: Hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện dao động điều hòa cùng tần số nhưng chậm pha hơn dòng điện góc 
GV: Giới thiệu giản đồ véc tơ của mạch.
HS: Quan sát ghi nhớ
GV: Ta có . Đặt ta có . Zc gọi là dung kháng.
GV: Nêu đặc điểm của dung kháng.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
5
15
35
II. Dòng điện xoay chiều trong đoan mạch chỉ có cuộn cảm:
1. Tác dụng của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều: 
Xét đoạn mạch như hình (cuộn cảm có điện trở thuần không đáng kể).
Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế xoay chiều.
Khoá K ở M đèn sáng.
Khoá K ở N đèn tối hơn
Điều đó chứng tỏ cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, tức là cuộn cảm có điện trở . Điện trở này gọi là cảm kháng, kí hiệu ZC (W).
2. Quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế 
Xét đoạn mạch AB chỉ có cuộn cảm L
Đặt vào AB một hiệu điện thế xoay chiều. Giả sử dòng điện chạy qua cuộn cảm có dạng 
Suất điện động tự cảm xuất hiện ở cuộn dây
Áp dụng định luật Ôm cho mạch
Suy ra
Đặt ta có 
Nhận xét: Hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện dao động điều hòa cùng tần số nhưng nhanh pha hơn dòng điện góc .
3. Định luật ôm cho đoạn mạch chỉ có cuộn cảm 
 Ta có Đặt ta có :
4. Giản đồ véc tơ:
GV: Giới thiệu cho học sinh sơ đồ thí nghiệm.
HS: Quan sát tìm hiểu mạch điện.
GV: Tiến hành thí nghiệm.
HS: Quan sát tìm hiểu.
GV: Nhận xét gì vai trò của cuộn cảm trong mạch điện?
HS: Điều đó chứng tỏ cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, tức là cuộn cảm có điện trở .
GV: Hướng dẫn học sinh xây dựng mối quan hệ u,i trong mạch.
GV: Giả sử dòng điện chạy qua cuộn cảm có dạng tìm biểu thức suất điện động tự cảm xuất hiện ở cuộn dây!
HS: 
GV: Hãy xác địng biểu thức hiệu điện thế hai đầu cuộn dây.
HS: Áp dụng định luật Ôm cho mạch
Suy ra
Đặt ta có 
GV: Hãy nhận xét mối quan hệ u,i trong mạch.
HS: Hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện dao động điều hòa cùng tần số nhưng nhanh pha hơn dòng điện góc 
GV: Hãy thiết lập định luật Ôm cho mạch!
HS: Ta có . Đặt ta có :
GV:Nếu chọn thì 
Hãy vẽ giản đồ vec tơ cho mạch.
HS : Vẽ giản đồ.
GV : Nhận xét kết luận
5. Củng cố dặn dò:
Củng cố: 
GV: Hướng dẫn học sinh hệ thống các kiến thức của bài.
Dặn dò:
Làm bài tập5,6 trang 56 SGK.
Tiết 24. Bài tập
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức trọng tâm: 
Học sinh nhớ được phương pháp giải các dạng bài tập tính cảm kháng , dung kháng và viết biểu thức hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch chỉ chứa một phần tử.
2. Kĩ năng: 
Học sinh tính cảm kháng , dung kháng và viết được biểu thức hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch chỉ chứa một phần tử.
3. Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: 
Học sinh cảm tháy hứng thú khi giải được các bài tập đơn giản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Hướng dẫn theo mẫu.
III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy: 
Giáo án
2. Trò: 
Học bài cũ giải hệ thống bài tập đã cho.
IV. 	TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Đặt vấn đề:
GV: Vận dụng các kiến thức về mạch điện R, L, C ta xét các bài tập sau:
4. Bài mới:
TL
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1
10
25
I. Lý thuyết:
* Mạch R:
* Mạch L: 
ZL= Lw; 
* Mạch C: 
; 
II. Bài tập:
Bài 1:
a. Dung kháng của tụ điện:
b. Hiệu điện thế hiệu dụng:
c.Biểu thức hiệu điện thế:
Với:
Vậy 
Bài 2:
a. Cảm kháng: 
b. Cường độ hiệu dụng:
c.Biểu thức dòng điện:
Với:
Vậy 
GV: Hướng dẫn học sinh nhắc lại các kiến thức .
HS: Nhắc lại các kiến thức.
Bài 1: Cho mạch điện:
, 
a. Tính dung kháng của mạch.
b. Tính hiệu điện thế hiệu dụng.
c. Viết biểu thức hiệu điện thế hai đầu mạch 
GV: Hãy tính dung kháng của mạch!
HS: 
GV: Hãy tính hiệu điện thế hiệu dụng:
HS: 
GV: Hãy viết biểu thức hiệu điện thế!
HS: Biểu thức hiệu điện thế:
Với:
Vậy 
Bài 2: Cho mạch điện: 
. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 200V, tần số 50Hz, pha ban đầu bằng không.
a. Tính cảm kháng của mạch.
b. Tính cường độ hiệu dụng.
c. Viết biểu thức cường độ dòng điện qua mạch 
GV: Tương tự bài tập trên hãy giải bài tập!
HS: Học sinh tiến hành làm việc cá nhân giải bài tập.
HS: Nhận xét bài giải.
GV: Nhận xét hoàn thành bài tập.
5. Củng cố dặn dò:
Củng cố: 
GV: Cho học sinh nêu lại phương pháp giải dạng bài tập viết phương trình hiệu điên thế và cường độ dòng điện.
Dặn dò: 
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 60, 61 SGKVL12.
Đọc trước bài dòng điện xoay chiều trong mạch điện không phân nhánh.
Tiết 25. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức trọng tâm: 
Học sinh trình bày được các khái niệm tổng trở, độ lệch pha của mạch RLC. Phát biểu được định luật Ôm và nêu điều kiện cộng hưởng trong mạch RLC
2. Kĩ năng: 
Học sinh sử dụng phương pháp vectơ quay của Frexnen xác định được tổng trở Z của đoạn mạch , j là góc lệch pha của u và i
3. Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp: 
Học sinh thực hiện một cách tích cực.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Dạy học nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Đặt vấn đề:
GV: Dòng điện trong đoạn mạch gồm ba phần tử RLC có tính chất như thế nào? 
TL
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
5
15
30
40
1. Dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch RLC 
Đặt vào hai đầu một mạch điện RLC một hiệu điện thế xoay chiều, giả sử cường độ dòng điện qua đoạn mạch có dạng là 
Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở thuần là: 
Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm là: 
Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là: 
Theo định luật hiệu điện thế ta có
u = uR + uL + uC
2. Quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế trong mach RLC 
Biểu diễn uR , uL, uC bằng các véc tơ quay 
Ta có 
Vectơ tổng mô tả cho hiệu điện thế u ở hai đầu đoạn mạch AB. Hiệu điện thế này có dạng u = U0sin(wt+j) với U0 vàđược xác định từ giản đồ:
Kết luận:
3. Định luật Ôm cho đoạn mạch RLC 
-Ta co 
-Đặt 
Ta được hoặc
gọi là tổng trở của đoạn mạch RLC có vai trò như điện trở.
4. Hiện tượng cộng hưởng trong đoạn mạch RLC 
Hiện tượng cường độ hiệu dụng I trong mạch RLC đạt cực đại khi tổng trở Z cực tiểu gọi là hiện tượng cộng hưởng 
Từ nếu U xác định thì I cực đại khi Z cực tiểu
 ZL = ZC 
Hệ quả : Zmin = R. 
j = 0 Û u,i cùng pha.
GV: Giới thiệu sơ đồ mạch điện.
HS: Quan sát ghi nhớ.
GV: Giả sử cường độ dòng điện qua đoạn mạch có dạng là Hãy viết biểu thức hiệu điện thế trên từng phần tử!
HS: Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở thuần là 
Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm là 
Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 
GV: Hãy cho biết quan hệ giữa các thành phần hiệu điện thế này!
HS: u = uR + uL + uC
GV: Nếu biết u = uR + uL + uC lam thế nào xác định u?
 HS: Dùng phương pháp véc tơ quay.
GV: Cùng học sinh giáo viên tiến hành tổng hợp các véc tơ.
HS: Quan sát ghi nhớ cách thức tiến hành.
GV: Từ giản đồ véc tơ hãy xác định U0!
HS: 
GV: Từ giản đồ véc tơ hãy xác định !
HS: 
GV: Nhận xét gì về mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch.
HS: Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch RLC biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng lệch pha so với dòng điện một góc j.
GV: Trình bày một số trường hợp riêng của mạch.
HS: Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
GV: Hãy thiết lập biểu thức định luật Ôm cho mạch!
HS: Ta co 
-Đặt 
Ta được hoặc
GV: Hãy nhận xét vai trò của Z trong mạch!
HS: gọi là tổng trở của đoạn mạch RLC có vai trò như điện trở.
GV: Với u không thay đổi để cường độ hiệu dụng trong mạch đạt cực đại ta phải cần điều kiện gì?
HS: ZL = ZC 
GV: Trình bày các hệ quả.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ. 
5. Củng cố dặn dò:
Củng cố: Cho học sinh hệ thống các kiến thức trọng tâm của bài.
Dặn dò: Giải bài tập 4 trang 61 SGKVL12.
Tiết 26. Bài tập
Tết 27. Công suất tiêu tụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
Tiết 28. Truyền tải điện năng. Máy biến áp
Tiết 29. Bài tập
Tiết 30. Máy phát điện xoay chiều
Tiết 31. Động cơ không đồng bộ ba pha
Tiết 32. Bài tập
Tiết 33, 34. Thực hành. Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp
Tiết 35. Kiểm tra học kỳ I
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Tiết 36. Mạch dao động
Tiết 37. Điện từ trường
Tiết 38. Sóng điện từ
Tiết 39. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
Tiết 40. Bài tập
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG
Tiết 41. Tán sắc ánh sáng
Tiết 42. Giao thoa ánh sáng
Tiết 43. Bài tập
Tiết 44. Các loại quang phổ
Tiết 45. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Tiết 46. Tia X
Tiết 47. Bài tập
Tiết 48, 49. Thực hành: Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
Tiết 50. Kiểm tra
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
Tiết 51. Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng
Tiết 52. Bài tập
Tiết 53. Hiện tượng quang điện trong
Tiết 54. Hiện tượng quang – phát quang
Tiết 55. Mẫu nguyên tử Bo
Tiết 56. Bài tập
Tiết 57. Sơ lược về Laze
CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
Tiết 58. Tính chất và cấu tạo hạt nhân
Tiết 59, 60. Năng lượng lien kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
Tiết 61. Bài tập
Tiết 62, 63. Phóng xạ
Tiết 64. Bài tập
Tiết 65. Phản ứng phân hạch
Tiết 66. Phản ứng nhiệt hạch
CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
Tiết 67. Các hạt sơ cấp
Tiết 68, 69. Cấu tạo vũ trụ
Tiết 70. Kiểm tra học kỳ 2 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12(1).doc