Giáo án Văn 12 tuần 4 tiết 11: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô- xtôi- ép- xki (X. Xvai- gơ)

Giáo án Văn 12 tuần 4 tiết 11: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô- xtôi- ép- xki (X. Xvai- gơ)

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

 Nắm được cách trình bày quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ

 Nắm được chân dung của nhà văn Đô- xtôi- ép- xki và tầm vóc tác phẩm của nhà văn đối với nhân loại.

 II/PHƯƠNG PHÁP:

- GV hướng dẫn hs trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV diễn giảng nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.

 III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

 IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:7

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 4 tiết 11: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô- xtôi- ép- xki (X. Xvai- gơ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 4
TIẾT CT: 11
NGÀY DẠY: 09/9/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa
Bài:MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (NGUYỄN ĐÌNH THI)
 Bài:ĐÔ- XTÔI- ÉP- XKI (X. XVAI- GƠ)
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS:
	Nắm được cách trình bày quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ
	Nắm được chân dung của nhà văn Đô- xtôi- ép- xki và tầm vóc tác phẩm của nhà văn đối với nhân loại.
 II/PHƯƠNG PHÁP:
- GV hướng dẫn hs trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV diễn giảng nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.
 III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
 IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:7
Hãy làm sáng tỏ ánh sáng khác thường của ngôi sao NĐC qua thơ văn yêu nước cuả ông.
3/ Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
15’
15’
HOẠT ĐỘNG 1:
GV hướng dẫn HS đọc mục 1 để tìm hiểu về tác giả.
Cho HS tóm lược nội dung chính.
H: H·y cho biÕt những nét chính về tác giả.
GV nhận xét, chốt lại ý chính:
 Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Gv nói qua về hoàn cảnh lúc bấy giờ: 
Trên cơ sở đã đọc tác phẩm, cho học sinh tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi giáo khoa.
HOẠT ĐỘNG 2:
GV hướng dẫn HS đọc mục 1 để tìm hiểu về tác giả Xvai- gơ và Đô- xtôi- ép- xki.
 Cho HS tóm lược nội dung chính.
H: H·y cho biÕt những nét chính về tác giả.
GV nhận xét, chốt lại ý chính:
Trên cơ sở đã đọc tác phẩm, cho học sinh tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi giáo khoa.
Đọc mục 1 tóm lược nội dung chính về tác giả .
Căn cứ vào SGK trả lời.
Lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2:
Đọc mục 1 tóm lược nội dung chính về tác giả .
Căn cứ vào SGK trả lời.
Lắng nghe.
Căn cứ vào SGK trả lời.
I/ MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ:
1/ Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê Hà Nội.
- Là nhà văn hoá, nghệ sĩ đa tài: làm thơ, soạn nhạc, viết lí luận phê bình VH, biên khảo triết học.
- Tác phẩm chính: (sgk)
2/ Hoàn cảnh sáng tác:
Viết tháng 9/1949 tại hội nghị tranh luận văn nghệ tổ chức ở Việt Bắc. In trong tập”Mấy vấn đề văn học”.
3/ Tìm hiểu tác phẩm:
a/ Đặc trưng cơ bản của thơ:
- Thơ là biểu hiện tâm hồn con người.
- Khởi đầu 1 bài thơ, người viết phải có rung động thơ sau đó mới làm thơ.
- Làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn bằng lời hoặc bằng dấu hiệu thay lời (tức là chữ)
-Những lời, những chữ đó phải có sức truyền cảm tới người đọc thơ.
b/ Những yếu tố đặc trưng khác của thơ:
- Hình ảnh: dù là hình ảnh về sự vật cũng không cốt ghi lại vẻ bề ngoài mà bao hàm mõt nhận thức, một thái độ, một tình cảm.
- Thơ gắn liền với suy nghĩ nên thơ phải có tư tưởng.
- Cảm xúc, tình cảm là những cái quan trọng bậc nhất mà thơ hướng tới.
-Cái thực trong thơ cũng là sự thành thực của cảm xúc”thiếu cảm xúc chỉ có thể làm những câu có vần chứ không thể là thơ được”.
c/ Ngôn ngữ thơ:
 Ngôn ngữ thơ có tác dụng gợi cảm đặc biệt là nhờ yếu tố nhịp điệu đặc biệt là thứ nhịp điệu bên trong của tâm hồn con người.
d/Nghệ thuật:
-Nét tài hoa của NĐT bộc lộ ở nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
- Cách nhìn nhận của NĐT đến nay vẫn còn giá trị.
II/ ĐÔ- XTÔI- ÉP- XKI:
1/ Tác giả: (sgk)
- Xvai-gơ:
- Đô- xtôi- ép- xki:
2/ Tác phẩm:
a/ Chân dung Đô- xtôi- ép- xki:
- Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của Đô- xtôi- ép- xki:
+ Kiếp sống của kẻ lưu vong với cảnh ngộ bần cùng.
+ Trở về Tổ quốc trong niềm hứng khởi tột cùng. Sau đó là cái chết khi sứ mệnh đã hoàn thành.
- Những nét mâu thuẫn trong thiên tài Đô- xtôi- ép- xki:
+ Những tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối; con người mang trái tim vĩ đại.
+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và cũng tự đốt cháy trong lao động.
+ Con người bị lưu đày biệt xứ đau khổ một mình.
- Sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn với những hình ảnh cao cả.
b/ Nghệ thuật:
Những hình ảnh so sánh và ẩn dụ có hệ thống ở đây đều thuộc về lĩnh vực tôn giáo, hoặc những lực lượng siêu nhiên. Mục đích là nâng ông lên hàng một vị thánh, một con người siêu phàm.
5’
4. Củng cố: 
Cần nắm được trọng tâm bài học qua các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài.
Đọc lại 2 tác phẩm, tìm các dẫn chứng để chứng minh cho các luận điểm đã nêu.
5’
5. Dặn dò: 
Về nhà:học bài
Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Đọc kết quả cần đạt, đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn thảo luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docMAY Y NGHI VE THO, DO XTOI-EP-XKI.doc