Giáo án Văn 12 tuần 20 tiết 55, 56, 57: Vợ chồng A Phú - Tô Hoài

Giáo án Văn 12 tuần 20 tiết 55, 56, 57: Vợ chồng A Phú - Tô Hoài

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

 - Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi áp bức kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị.

 - Nắm được những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát những phong tục tập quán và lối sống của người HMông.

 - Cách trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 - Hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1970Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 20 tiết 55, 56, 57: Vợ chồng A Phú - Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19
Tiết CT : 55,56.57
Ngày dạy: 27/12/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hoà
Bài : VỢ CHỒNG A PHÚ .TÔ HOÀI
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
 - HiÓu ®­îc cuéc sèng cùc nhôc, tèi t¨m vµ qu¸ tr×nh ®ång bµo c¸c d©n téc vïng cao T©y B¾c vïng lªn tù gi¶i phãng khái ¸p bøc k×m kÑp cña bän thùc d©n vµ chóa ®Êt thèng trÞ. 
 - N¾m ®­îc nh÷ng ®ãng gãp cña nhµ v¨n trong viÖc kh¾c ho¹ tÝnh c¸ch nh©n vËt, sù tinh tÕ trong diÔn t¶ cuéc sèng néi t©m, së tr­êng quan s¸t nh÷ng phong tôc tËp qu¸n vµ lèi sèng cña ng­êi HM«ng. 
 - C¸ch trÇn thuËt linh ho¹t, lêi v¨n tinh tÕ mang mµu s¾c d©n téc vµ giµu chÊt th¬. 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
 - Hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:5’
Giới thiệu sơ lược về chương trình học kì II.
3/ Bài mới:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
20’
10’
15’
35’
20’
10’
5’
Hoạt động 1:
Gọi HS đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
GV nhận xét, chốt lại ý chính.
- Hãy cho biết tác phẩm được viết khi nào? Trích trong tác phẩm nào?
Gọi HS đọc tác phẩm ở các đoạn chữ to.
- Hãy tóm tắt nội dung tác phẩm.
GV nhận xét và chốt lại ý chính: đây là đoạn hay nhất của tác phẩm, nó nói lên cuộc đời cực nhục và sức sống tiềm tàng dẫn đến sự phản kháng mãnh liệt, táo bạo của các nhân vật. Phần hai: Mị và A Phủ trốn sanh Piềng Sa thành vợ chồng và tham gia cách mạng.
Hoạt động 2:
Mở đầu tác phẩm tác giả đã để nhân vật Mị xuất hiện như thế nào? Và nó nói lên điều gì?
Gv nhận xét, chốt lại ý chính.
Em hãy cho biết số phận éo le của Mị được thể hiện thế nào trong tác phẩm?
Gv nhận xét, diễn giảng: Con nợ thông thường dù khôn khổ vẫn hi vọng một ngày nào đó thoát thân, là dâu linh hồn Mị bị đem trình ma nhà thống lí nên Mị sẽ phải kéo lê số phận khốn khổ đến cuối đời.
Sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy ở những thời điểm nào?
Tiếng sáo gọi bạn tình có ý nghĩa thế nào đối với sự thức tỉnh quyền sống ở Mị?
GV nhận xét, diễn giảng: Tô hoài đã tìm thấy trong con người khốn khổ, vô cảm ấy một sức sống mãnh liệt.
Sức sống tiềm tàng như một ngọn lửa âm ỉ không thể dập tắt biến thành hành động phản kháng chống lại cường quyền áp bức để cứu lấy cuộc đời mình.
Nhân vật A Phủ được khắc họa thế nào?
Gợi ý:
- Số phận đặc biệt của A Phủ?
- Cá tính có gì đặc biệt?
GV nhận xét chốt lại ý chính: Mị và A Phủ đều là nạn nhân của bọn chúa đất miền núi nhưng cả hai đều có phẩm chất cao đẹp, có sức sống tiềm tàng không gì dập tắt được.
Em nhận xét gì về những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?
Gợi ý:
- Cách xây dựng nhân vật.
- Cách tạo tình huống.
- Cách miêu tả thiên nhiên.
- Giọng điệu và cách trần thuật.
Hãy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm.
GV gợi ý các phương diện của giá trị nhân đạo.
Đọc tiểu dẫn rút ra ý chính.
Lắng nghe.
Đọc và trả lời.
Đọc và tóm tắt tác phẩm
Lắng nghe.
Đọc đoạn đầu, suy nghĩ và trả lời.
Lắng nghe.
Đọc, suy nghĩ và trả lời.
- Mị bị nô lệ về thể xác và nô lệ về tinh thần.
Tìm dẫn chứng và chứng minh.
Lắng nghe.
Quá trình thức tỉnh khát vọng sống trong Mị diễn ra âm thầm nhưng mạnh mẽ, sự tàn bạo của A Sử không thể dập tắt được ngọn lửa của niềm khát khao hạnh phúc cháy bỏng.
Trên cơ sở đọc tác phẩm, suy nghĩ và trả lời theo gợi ý của GV.
Lắng nghe.
Qua nội dung phân tích, suy nghĩ và trả lời theo gợi ý của GV.
Lớp nhận xét hoàn chỉnh câu trả lời.
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả: 
( SGK)
2/ Xuất xứ:
- Viết năn 1953, là một trong 3 truyện ngắn xuất sắc của ông trong tập “Truyện Tây Bắc”. Tp được trao giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ VN 1954-1955
3/ Đọc và tóm tắt tác phẩm:
- Mị cô gái nhà nghèo nhưng tài hoa, trẻ đẹp và từng có tình yêu. Mị bị bắt cóc về làm dâu gạt nợ tại nhà thống lí Pá Tra. Cô phải sống những ngày bị đọa đày như một súc nô và bị áp chế về tinh thần rất tủi nhục. Mị định tự tử nhưng vì thương cha nên phải sống trong âm thầm, nhẫn nhục.
- Tuy nhiên, ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, vẫn khao khát tình yêu, hạnh phúc và cuộc sống tự do. Vào đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo, Mị bỗng nhớ lại quá khứ và chuẩn bị đi chơi. Bị A Sử trói đứng vào cột nhà, dập tắt khát vọng hạnh phúc vừa trỗi dậy nhưng trong Mị vẫn rập rờn tiếng sáo.
- A Phủ là một thanh niên nghèo khổ, mồ côi nhưng khỏe mạnh và lao động giỏi. Mắc tội đánh con quan phải làm nô lệ để trừ nợ. Vì để mất bò nên bị Pá Tra trói đứng chờ chết. Lúc đầu, nhìn A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay, nhưng khi thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và cả hai cùng trốn khỏi Hồng Ngài.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Hình tượng nhân vật Mị:
a/ Tình huống truyện:
 Mở đầu truyện Mị xuất hiện với hình ảnh đối nghịch gây ấn tượng ở người đọc:
- Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sơi, tàu ngựa trong cảnh đông đúc nhà thống lí.
- Cô gái ấy là con dâu nhà giàu nhưng lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi.
b/ Số phận éo le: 
- Xinh đẹp, có tài thổi sáo, tràn đầy khát vọng tình yâu và hạnh phúc.
- Vì món nợ gia đình, phải làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: bị tròng vào hai thứ dây trói con nợ bắt buộc và con dâu ép buộc đến suốt kiếp.
- Ban đầu Mị phản kháng: định hái lá ngón tự tử, vì thương bố lại thôi, chấp nhận sống kiếp ngựa trâu:
* Bị đọa đày về thể xác: Khổ hơn xúc vật, thường bị A Sử đánh đập, trở thành một th71 công cụ lao động làm việc suốt ngày, suốt năm.
* Bị đọa đày về tinh thần: Mị tồn tại như cái bóng “lùi lũi như con rùa trong xó cửa” “sống lâu trong cái khổ Mị đã quen khổ”. Căn buồng Mị nằm như một thứ ngục thất giam cầm tù nhân “kín mít,hay là nắng”.
=> Bị đọa đày thể xác, tê liệt tinh thần, cô mất hết ý niệm về lẽ sống. Ý nghĩa tố cáo sâu sắc.
c/ Sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ:
* Mị trong đêm hội tình xuân ở Hồng Ngài:
- Mị uống ừng ực từng bát rượu như nuốt đi bao tủi nhục đã qua và uống cái khát khao của hạnh phúc sắp tới.
- Tiếng sáo ngoại cảnh biểu tượng của tình yêu đã đi sâu vào tâm tư Mị: thấy phơi phới trở lại, nếu có nắm là ngón, Mị sẽ chết ngay => khat vọng sống hồi sinh một cách mãnh liệt.
- Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối.
- Bị A Sử trói đứng vào cột nhà, Mị vẫn hành động như người tự do với kí ức đẹp thời thanh xuân quên cả đang bị trói “vùng bước đirập rờn tiếng sáo”
* Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ:
- Mị vẫn ra ngồi thổi lửa hơ tay, bất chấp bị A Sử đánh.
- Thấy A Phủ bị trói: Mị vẫn thản nhiên. 
- Thấy dòng nước mắt trên má A Phủ: Mị nhớ lại cảnh ngộ mình, đồng cảm, thương xót cho A Phủ, căm thù bọn thống trị.
- Cắt dây cởi trói A Phủ, chạy theo A Phủ đến với tự do.
=> Sức sống tiềm tàng như một ngọn lửa âm ỉ không thể dập tắt biến thành hành động phản kháng chống lại cường quyền áp bức để cứu lấy cuộc đời mình.
2/ Nhân vật A Phủ:
- Số phận đặc biệt:
+ Mồ côi cha mẹ, sống một mình không người thân thích từ bé.
+ Vượt qua cơ cực thử thách trở thành chàng trai khỏe mạnh, tràn đầy khát vọng tình yêu.
+ Không thể cưới được vợ vì phép làng và tục cưới xin ngặt nghèo.
- Cá tính đặc biệt:
+ Gan góc từ bé: do cuộc sống hoang dã ở núi rừng, cảnh ở đợ, làm thuê cực nhọc đã hun đúc cho.
+ Mạnh mẽ và táo bạo không sợ cường quyền trừng trị kẻ xấu (đánh A Sử).
+ Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là con người tự do không sợ cường quyền.
=> Khắc họa nhân vật từ bên ngoài giúp ta thấy rõ vẻ đẹp của A Phủ qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.
3/ Đặc sắc nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc: thể hiện một cách sống động tính cách người dân lao động miền núi. Cái nhìn từ bên trong để làm nổi bật sức sống tiềm tàng của Mị và cái nhìn bên ngoài để thấy tính cách mạnh mẽ pha chút ngang tàng của A Phủ.
- Đặc sắc trong miêu tả thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, con người Tây Bắc hồn nhiên, ngay thẳng với những phong tục tập quán độc đáo.
- Giọng điệu trữ tình hấp dẫn, ngôn ngữ đầy chất thơ.
4/ Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông cho cuộc sống tủi nhục của người dân nghèo miền núi trước ách thống trị của bọn chúa đất chà đạp lên quyền sống của con người.
- Phát hiện đề cao bản chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người.
III/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ.
5’
4/ Củng cố:
Qua bài học cần thấy được:
Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt không gì dập tắt được của các nhân vật.
Từ đó phát hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Làm nổi bật nhựng đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách các nhân vật.
5’
5/ Dặn dò:
Học bài, tóm tắt được tác phẩm.
Soạn bài : Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Đọc các đề bài, thực hiện các câu hỏi gợi ý, từ đó rút ra cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Tài liệu đính kèm:

  • docvo chong a phu.doc