Giáo án Văn 12 tuần 1 tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án Văn 12 tuần 1 tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

_ Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, nhựng thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 và những bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

_ Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về VHVN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

II/PHƯƠNG PHÁP:

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị : Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

Kết hợp các phương pháp hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 1 tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1
TIẾT CT: 1,2
NGÀY DẠY: 12/8/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa
Bài: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS:
_ Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, nhựng thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 và những bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
_ Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về VHVN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
II/PHƯƠNG PHÁP:
GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị : Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
Kết hợp các phương pháp hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:5’
GV giới thiệu sơ lược về chương trình.
3/ Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
40’
35’
HOẠT ĐỘNG 1:
GV gọi HS đọc mục I ở SGK và cho biết:
Những nét lớn về lịch sử, xã hội, văn hóa đã tác động sâu sắc đến VH nước ta từ CMT 8- 1945 đến 1975 là gì?
GV nhận xét, chốt lại ý chính: 
Cho biết VHVN giai đoạn này đã phát triển qua những chặng đường nào?
Nêu những thành tựu của từng chặng đường ấy?
GV nhận xét, chốt lại ý chính: 
Thơ ca giai đoạn này ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của nền thơ, đại diện cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống.
Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964 VH có những thành tựu nào nổi bật?
GV nhận xét, chốt lại ý chính: Đây là chặng đường VH những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước .
Ở mỗi thể loại, GV yêu cầu HS kể tên các tác phẩm tiêu biểu.
GV lưu ý HS những hạn chế của VH giai đoạn này.
Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 có những thành tựu cơ bản nào?Hãy nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu cho từng chủ đề?
GV nhận xét, chốt lại ý chính: Đây là thời kì văn học đã tập hợp được một đội ngũ nhà văn gồm cả 3 thế hệ.
Đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
VHVN giai đoạn này có nhũng đặc điểm gì nổi bật?
GV chỉ yêu cầu HS nêu các đặc điểm.
GV giải thích rõ các đặc điểm đặc biệt là đặc điểm thứ 3: Nền VH chủ yếu mang khuynh hướnh sử thi và cảm hứng lãng mạng
HOẠT ĐỘNG 2:
Gọi HS đọc mục II SGK và trả lời.
GV nói qua về tình hình đất nước lúc bấy giờ và đòi hỏi bức thiết cần phải đổi mới văn học.
Trên cơ sở những điều kiện lịch sử, XH, VH gọi Hs nêu những thành tựu của VH GV giới thiệu các tác phẩm VH có giá trị giai đoạn này.
Gọi Hs nêu tên một số tác phẩm.
Cho HS chép phần ghi nhớ.
HS đọc, suy nghĩ và rút ra ý chính.
Lắng nghe.
Quan sát SGK nêu các chặng đường.
HS đọc và kể tên các tác phẩm VH giai đoạn này về thơ ca: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Bên kia sông Đuống, Tây tiến, Đất nước, Đống chí 
Đọc mục 2b, suy nghĩ và trả lời. Căn cứ vào SGK kể tên tác phẩm.
Lắng nghe.Vận dụng vào đọc hiểu tác phẩm.
Đọc mục 2c suy nghĩ và trả lời.
Căn cứ vào SGK kể tên các tác phẩm tiêu biểu ở từng thể loại.
Lắng nghe.
Đọc và trả lời. 
Nắm rõ các đặc điểm cơ bản của VH từ đó vận dụng tìm hiểu tác phẩm cụ thể trong chương trình.
HS đọc, trả lời.
Lắng nghe.
Đọc suy nghĩ và trả lời.
Căn cứ vào SGK kể tên tác phẩm.
Lắng nghe.
I/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ CM THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN 1975:
1/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- Đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền VH thống nhất trên đất nước ta.
- Nền VH phát triển trong điều kiện chiến tranh kéo dài ác liệt.
- Điều kiện giao lưu bị hạn chế (chủ yếu là Trung Quốc và Liên Xô).
2/ Quá trình phát triển và các thành tựu chủ yếu:
a/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954:
- VH những năm 1945- 1946 phản ánh niềm viu sướng, hồ hởi của dân ta khi nước nhà độc lập.
- Từ cuối 1946 Vh tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: VH gắn bó sâu sắc với đời sống CM và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là thể loại mở đầu cho cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp: Một lần tới thủ đô của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương.
- Từ 1950 xuất hiện những tác phẩm kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
- Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc:(tp) 
- Kịch nói ra đời gây được nhiều chú ý: ( tp)
b/ Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được phạm vi của hiện thực đời sống.
+ Viết về sự đổi đời của con ngưòi bất hạnh trong XH cũ tìm thấy hạnh phúc trong XH mới: Mùa lạc của Nguyễn Khải.
+ Đề tài kháng chiến chống Pháp:Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai
Ngoài ra còn có những truyện ngắn, tiểu thuyết viết về hiện thực đời sống trước CM tháng Tám: Vợ nhặt của Kim Lân, Vỡ bỡ của Nguyễn Đình Thi
+ Đề tài ca ngợi cuộc sống mới: Tùy bút sông Đà của Nguyễn Tuân
* Hạn chế: Vẫn còn tác phẩm thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, nghệ thuật còn non yếu.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ, tác phẩm ca ngợi cuộc sống mới, nỗi đau đất nước bị chia cắt là nguồn cảm hứng lớn của thơ ca: Gió lộng của Tố Hữu, Aùnh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, 
- Kịch nói: Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ,
c/ Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975:
- Tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động đã khắc họa thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường bất khuất.
+ Ở miền Nam: Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Chiếc lược ngà, Hòn Đất,
Ở miền Bắc kí phát triển mạnh: kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính của Ngưyễn Minh Châu,
- Thơ ca: Đạt được những thành tựu xuất sắc, đánh dấu một bước tiến mới của thơ VN hiện đại
- Khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
* Tác phẩm: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khao Điềm,
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận: ( tp)
d/ VH vùng tạm chiếm:
 Kín đáo bộc lộ lng2 yêu nước: ( tp)
3/ Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975:
a/ Nền VH chủ yếu vận động theo hướng CM hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước.
b/ Nền VH hướng về đại chúng.
c/ Nền VH chủ yếu mang khuynh hướnh sử thi và cảm hứng lãng mạng.
II/ VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX:
1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- Đất nước độc lập, thống nhất nhưng cũng gặp những khó khăn, thử thách về kinh tế do hậu quả của chiến tranh.
- Đất nước đổi mới theo nền kinh tế thị trường, VH cũng có điều kiện đổi mới, giao lưu với các nước khác.
2/ Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Thơ ca: Không tạo được sự lôi cuốn nhưng vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý. Trường ca nở rộ sau năm 1975.
- Văn xuôi có nhiều khởi sắc:một số cây bút đã bộc lộ ý thức đổi mới, đặc biệt là từ những năm 80. 
- Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, VH chính thức bước vào chặng đường đổi mới.
- Kịch nói: phát triển khá mạnh mẽ (tp)
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình VH cũng có sự đổi mới
III KẾT LUẬN:Ghi nhơ
7’
4. Củng cố: 
Qua bài học, các em cần nắm được: 
Các chặng đường phát triển của VHVN từ năm 1945 đến 1975 ( thành tựu chủ yếu của các thể loại).
Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ năm 1945 đến 1975 là gì? Làm rõ các đặc điểm đó qua từng thể loại.
Một số thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX là gì?
5’
5. Dặn dò: 
Về nhà:
 + Đọc lại văn bản nắm những ý chính .
+ Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Đọc phần mục tiêu cần đạt, xem các ví dụ và trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHAI QUAT VHVN.doc