Giáo án Văn 12 tiết 73 và 75: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Văn 12 tiết 73 và 75: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Đọc văn

 Chiếc thuyền ngoài xa

 - Nguyễn Minh Châu –

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

- Cảm nhận đươợc suy nghĩ của ngươời nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi ngươời trong cõi đời, nhất là ngươời nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con ngươời.

 - Thấy đơược nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

- Nâng cao ý thức về cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 + Thầy: SGK; sách GV; Đọc lại các truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ; Thiết kế bài dạy.

 + Trò: Đọc kĩ phần một, chú thích chân trang; soạn bài theo 6 câu hỏi ở SGK-Tr.78

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2143Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tiết 73 và 75: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuõ̀n: 25
Tiờ́t: 73-75
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
 Đọc văn
 Chiếc thuyền ngoài xa
 - Nguyễn Minh Chõu –
A. MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp HS:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
 - Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
- Nõng cao ý thức về cỏch nhỡn nhận, đỏnh giỏ sự vật, hiện tượng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRề:
 + Thõ̀y: SGK; sỏch GV; Đọc lại cỏc truyện ngắn Nguyễn Minh Chõu ; Thiết kế bài dạy.
 + Trò: Đọc kĩ phõ̀n một, chú thích chõn trang; soạn bài theo 6 cõu hỏi ở SGK-Tr.78
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
	Thụng qua 8 hoạt động trong tiết học, GV sử dụng các PP: diễn giảng kết hợp với phõn tớch bối cảnh LS gắn với sự nghiệp văn chương của NMC; phỏt vấn, gợi mở; tổ chức cho HS thảo luận ->quy nạp về đặc điểm nội dung & phong cỏch truyện ngắn của NMC.
D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Noọi dung
Lớp 12A1
Lớp 12A2
Lớp 12A3
Kieồm dieọn
Kieồm tra 
*Hỏi: - Túm tắt cốt truyện những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?
 - Cảm nhận của em về nhân vật Việt qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”
 - Khuynh hướng sử thi của tác phẩm thể hiện trên những phương diện nào ?
 - Qua hai TP: “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình” em có nhận xét gì về đặc điểm văn xuôi trước 1975?
Hoạt động 2: Vào bài mới: (Kể chuyện Mạnh Tử: Xe tránh thành chứ đời nào thành lại tránh xe!)
Hoạt động của GV&HS
Yờu cầu cần đạt
Tiết 1:Hoạt động 3: 
*Hỏi: Em biết gì về nhà văn Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông, nhất là ở chặng đường sau 1975 ?
*Hỏi: TP thuộc giai đoạn văn học nào ? Đặc điểm lịch sử và xu hướng nghệ thuật chung của giai đoạn văn học này là gì ?
Hoạt động 4: GV tổ chức cho HS đọc, trình bày tóm tắt và chia đoạn.
Hoạt động 5: 
 *Hỏi: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là“một cảnh đắt trời cho”. Em hiểu điều đó ntn ?
 *Hỏi: Vì sao người nghệ sĩ lại gọi cảnh tượng đó như vậy ?
*Hỏi: Cảm nhận của người nghệ sĩ khi chiêm ngưỡng bức tranh đó ntn?
 *Hỏi: Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh anh lại nghĩ đến lời đúc kết: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức” ?
 -> GV liên hệ quan điểm về văn chương của Thạch Lam và chi tiết cuối TP “Chữ người tử tù”(N.Tuõn)
*Hỏi: Ngay lúc đó người nghệ sĩ đã phát hiện ra điều gì sau bức tranh ? Thái độ của anh ta ra sao ? Vì sao ?
*Hỏi: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời ?
->Thảo luận nhóm:
 *Hỏi: Nếu đảo vị trí hai phát hiện trên. Theo em, điều đó có được không ? Vì sao?
 Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nghệ thuật gì qua hai phát hiện này ?
Tiết 2: 
*Hỏi: Vì sao người đàn bà hàng chài lại có mặt ở phiên toà?
*Hỏi: Người đàn bà đó có làm theo lời đề nghị của Đẩu không ? Vì sao ?
 *Hỏi: Nghe những lời giải thích của người phụ nữ hàng chài, thái độ của Đẩu ntn ?
->Thảo luận nhóm:
*Hỏi: Theo em, Đẩu đã “vỡ ra” và đang “suy nghĩ” điều gì ?
*Hỏi: Câu chuyện của người đàn bà ở toà án đã giúp Phùng hiểu ra điều gì ?
 *Hỏi: Qua câu chuyện của người đàn bà ở toà án, tác giả muốn gửi đến người đọc, người nghệ sĩ thông điệp nghệ thuật gì ?
 *Hỏi: Nhân vật người đàn ông gợi cho em nghĩ đến những nhân vật nào? Qua đây giúp em hiểu được gì về giá trị nhân đạo của TP?
 -> GV gọi HS đọc đoạn văn cuối TP
 *Hỏi: Mỗi khi ngắm bức ảnh, người nghệ sĩ đều nhìn thấy “...”Theo em, những hình ảnh ấy tượng trưng cho điều gì ?
 *Hỏi: Vậy, tác giả muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời ?
 *Hỏi: Tác giả đã tạo được một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Vì sao?
 *Hỏi: Hình thức kể chuyện của nhà văn có gì đặc sắc ?
Hoạt động 6: 
*Hỏi: SGK giới thiệu “TP kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của TG về nghệ thuật và cuộc đời” Em hiểu điều đó ntn ?
 *Hỏi: So với các TP trước 1975 đã học () Chiếc thuyền ngoài xa có những đổi mới nào về: đề tài, bút pháp, cái nhìn nghệ thuật về con người?
 *Hỏi: Sự đổi mới đó giúp em đánh giá ntn về nhà văn ?
Hoạt động 7: 
I. TèM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) là cây bút tiên phong của văn học thời kì đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay"
- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Tác phẩm chính (SGK).
2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” : 
+ TP tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975.
+ TP mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
+ Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. 
II. ĐỌC HIỂU:
1. Đọc – tóm tắt cốt truyện:
- Tóm tắt : (theo nhõn vật)
- Bố cục: 2 đoạn :
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “Chiếc thuyền lưới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: (Phần còn lại) : Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
2. Tìm hiểu chi tiết:
a) Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
- “Một cảnh đắt trời cho”: tuyệt đẹp, một bức hoạ kì diệu mà thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho con người.
=> Một “sản phẩm” quý hiếm của hoá công đvới đời người nghệ sĩ
- Người nghệ sĩ: “bối rối, trong tim như đang có cái gì bóp thắt vào”=> Tâm hồn rung động thật sự và một cảm xúc thẩm mĩ đang dấy lên trong lòng anh.
 => Trong khoảnh khắc của cuộc sống, anh đã cảm nhận được cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: một cảnh tượng tàn nhẫn: người đàn ông đánh đập vợ () => Kinh ngạc, thẩn thờ, như “chết lặng”
 Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
 => Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập: đẹp - xấu, thiện - ác
 -> Không thể đảo vị trí đó. Vì nhà văn đã có dụng ý khi để cảnh tượng “trời cho” hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài hòng che dấu cái bản chất thực của đời sống ở bên trong.
=> Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất; đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
b) Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
- Người đàn có mặt ở toà án theo lời mời của chánh án Đẩu – người đó khuyên chị bỏ lão chồng vũ phu.
- Người đàn bà đã từ chối lời đề nghị và giúp đỡ. Chị đau đớn đánh đổi mọi giá để không phải từ bỏ người chồng vũ phu ()
- Lí do: (người đàn bà giải thích)
+ Gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của chị, nhất là khi biển động, phong ba.
+ Chị cần hắn vì phải nuôi những đứa con
+ Trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái sống hoà thuận, vui vẻ
- Trong đầu “vị Bao Công” có một cái gì vừa mới vỡ ra”, “trụng Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.”
->Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn. Trong hoàn cảnh này, chị không có cách hành xử nào khác. 
- Câu chuyện giúp người nghệ sĩ hiểu rõ:
+ Về người đàn bà: Không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là một người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời ( trong mắt chị, người chồng vũ phu chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt)
.=> Nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh, lòng vị tha.
+ Về Đẩu: có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân.
=> pháp luật cần phải đi vào đời sống.
+ Về bản thân : Mình đã đơn giản khi nhìn nhận vấn đề.
ú Tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống. Phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
=> Cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn con người.
c) Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”
 * “Bức ảnh đen trắng” nhưng:
=> “hiện lên cái màu hồng của ánh sương mai” Chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật.
-> “người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh” hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau nghệ thuật.
ú Nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời.
d) Đặc sắc nghệ thuật của TP:
- Tạo tình huống truyện: () => đằng sau bức ảnh tuyệt diệu là biết bao nghịch lí oan trái và phức tạp trong gia đình hàng chài. 
=> Bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống
- Người kể chuyện: nghệ sĩ => câu chuyện gần gũi, khách quan, chân thực và có sức thuyết phục hơn.
- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
III. TỔNG KẾT:
1) Nội dung:
+ Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời.
+ Không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều. 
2) Nghệ thuật:
+ TP có sự đổi mới cơ bản của văn học sau 1975:
+ Đề cập đến những vấn đề của đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn đến đề tài đạo đức-thế sự.
+ Đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người trong cuộc sống thường nhật.
=> Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người. 
IV. LUYỆN TẬP: (sgk )
 Hoạt động 8: Củng cố-Dặn dũ:
+ Nắm chắc và phõn tớch được 2 ý chớnh của phần Ghi nhớ.-> Quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người.
+ Tiết sau học bài Tiếng Việt: "Thực hành về hàm ý "
PHAÀN RUÙT KINH NGHIEÄM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.73-75 - Chiecthuyenngoaixa.doc