Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 11 Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) Đô-Xtôi-ép-xki (X.xvai-gơ)

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 11 Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) Đô-Xtôi-ép-xki (X.xvai-gơ)

MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ – N. Đình Thi

ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI – X.Xvai-Gơ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức

- Bài : Mấy ý nghĩa về thơ ( NĐT):

+ Nhận thức về các đặc trưng của thơ

+ Cáh thức lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc

 - Bài : Đô- Tôi- ép - xKi

+ cuộc đời và tác phẩm của Đô- tôi- ép - xki là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết, đứng lên lật đổ ách cường quyền

+ Nghệ thuật dựng chan dung văn học của Xvai- gơ

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 11 Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) Đô-Xtôi-ép-xki (X.xvai-gơ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tiết 11
 Soạn ngày : 16/8/10 
Phân môn : Đọc thêm
 Ñoïc theâm:
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ – N. Đình Thi
ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI – X.Xvai-Gơ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1.Kiến thức
- Bài : Mấy ý nghĩa về thơ ( NĐT):
+ Nhận thức về các đặc trưng của thơ
+ Cáh thức lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc
 - Bài : Đô- Tôi- ép - xKi 
+ cuộc đời và tác phẩm của Đô- tôi- ép - xki là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết, đứng lên lật đổ ách cường quyền
+ Nghệ thuật dựng chan dung văn học của Xvai- gơ
2. Kĩ năng:
- Bài : Mấy ý nghĩa về thơ ( NĐT)
+ Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng
+ Vận dung cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận
Bài : Đô – tôi – ép - xki
+ Đọc hiểu văn bản theo thể loại
3. Tư tưởng, tình cảm 
 - Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận
 - Học tập các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận về một vấn đề văn học
Rèn luyện và bổ sung kiên sthức về thơ ca , tác giả 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
 1. GV :
 - SGK, SGV, Soạn giáo án lên lớp 
 * CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
 2. HS:
 - SGK, STK, Sưu tầm tranh ảnh về Nguyễn Đình Thi và tác phẩm của ông
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. ổn định ( 1 phút)
 2.Kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp) 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC
 Gv nêu câu hỏi:
 1. Phạm Văn Đồng đã trình bày các luận điểm, luận cứ nào khi nói về ngôi sao văn học Nguyễn Đình Chiểu?
 2. Em học văn bản này nhằm mục đích gì?
 * HS thực hiện và GV nhận xét đánh giá
 3.GV giới thiệu bài mới.( GV giới thiệu 2 tác giả được đọc them trong tiết học ). Một người Việt Nam ở thế kỉ XX , một người Nga ở thế kỉ XIX; cả hai đều lànhững nhà văn nổi tiếng có những đóng góp lớn vào lịch sử văn học dân tộc mỗi nước. Cách đây 60 năm , tại hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc , nhà văn trẻ ( 24 tuổi) Nguyễn Đình Thi đã trình bày quan niệm riêng của mình về thơ như thế nào. Và nhà viết chân dung tiểu luận nổi danh khắp châu Âu X.Xvai –gơ đã dựng chân dung nhà văn Nga vĩ đại Đô –xtôi –ép –xki trong sách Ba bậc thầy  ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này 
 4. Tổ chức dạy học 
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1:
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Mấy ý nghĩ về thơ 
Mục tiêu :
Định hướng và hiểu được giá trị cơ bản thơ
Hiểu được cách thức viết thơ và phân biệt đựoc sự khác nhau trong thơ 
Tổ chức thực hiện 
Thao tác 1: Luận điểm 1
GV nêu vấn đề:
Nguyễn Đình Thi lí giải về đặc trưng cơ bản nhất của thơ: Thơ là biểu hiện của tâm hồn con người như thế nào?
+ HS trả lời
* kết quả :
 GV định hướng và giảng bình thêm
- HS theop dõi + ghi nhận 
Thao tác 2: Luận điểm 2
GV thuyết giảng và gợi mở HS chú ý và phát biểu:
GV: Theo NĐT thơ có những đặc trưng nào?
+ HS trả lời
* Kết quả 
+ GV chốt vấn đề
+ Hs ghi bài 
* kết luận chung ;
GV nêu vấn đề: Quan niệm về thơ của NĐT ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?
+ HS suy nghĩ và thảo luận nhóm rồi trả lời trước lớp
 Gv định hướng chung
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Ñoâ-xtoâi-ep-ki
Mục tiêu 
Hiểu được cách viết chân dung nhà văn
Những đóng góp của Xvai – gơ trong ccáh nhìn nhận về Đô- tôi – ép - xki
Tổ chức dạy học: HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp
* GV chủ trì buổi thảo luận và định hướng chung
Thao tác 1: tìm hiểu về X. VAI- GƠ
GV nêu vấn đề: 
+ HS tìm dẫn chứng về số phận bị vùi dập và sức lao động phi thường của Đô-xtôi-ép-xki ?
* kết quả 
- GV chốt ý
- Hs ghi nhận 
Thao tác 2: tìm hiểu lối cấu trúc hình ảnh trái ngược
GV gợi mở vấn đề:
+ Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô-xtôi-ép-xki?
+ HS trả lời
* kết quả 
- GV định hướng chung
- HS ghi nhận
Thao tác 3: Tìm hiểu đoạn kết:
GV yêu cầu HS dựa SGK thảo luận
 ( thời gian : 5 phút)
 + GV nêu vấn đề :
 Từ câu “Cuối cùng ” đến hết đoạn trích, các biện pháp so sánh, ẩn dụ đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, X.Vaigơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đôx-xtôi-ép-xki?
+ HS thực hiện yêu cầu và trình bày ý kiến
* kết quả
- GV nhận xét đánh giá.
- HS ghi nhận
Thao tác 4: tìm hiểu về phần cuối
- GV hỏi: Việc X.Vaigơ luôn gắn Đôx-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự, chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
+ HS trả lời câu hỏi
* kết quả
- GV định hướng ý chính
- HS ghi nhận
* Kết luận chung:
- GV định hướng chung
- HS tự ghi lại
I. MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ: 
1. Thơ là biểu hiện tâm hồn con người.
- Ông đưa ra câu hỏi:
“Đầu mối của thơ..người chăng?”
à Câu hỏi không mang nghĩa nghi vấn mà mang nghĩa khẳng định.
- Khi nào mới có thơ: phải “rung động thơ” sau đó mới “làm thơ”.
- Rung động thơ có được khi: tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường, do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn con người thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ. 
- Còn làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn bằng lời hoặc những dấu hiệu thay cho lời nói. Những lời, những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc thơ khiến “mọi sợi dây của tâm hồn rung lên”
2. Những đặc trưng của thơ:
- Ngôn ngữ: 
Nếu ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện, kí chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện, ngôn ngữ trong các tác phẩm kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại thì ngôn ngữ thơ có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu, NĐT khẳng định: 
“Cái kì diệulà của tâm hồn”
- Xuất phát từ sự đề cao nhịp điệu bên trong nhịp điệu của tâm hồn, NĐT quan niệm:
 “ không có vấn đề thơ tự dongày nay”
à Các vấn đề tác giả đặt ra, các luận điểm xung quanh vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca ngày nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.
II. ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI: 
1. Hai nét nổi bật mà X.Vai gơ nhằm khắc hoạ chân dung Đô-xtôi-ép-xki là: một tích cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái:
	- Sống ở nước ngoài, thân thể yếu đuối bệnh tật >< một con người có trái tim vĩ đại, tình yêu Tổ quốc mãnh liệt.
- Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động 
à sức hấp dẫn ở tính cách và số phận đầy ngang trái của Đô-xtôi-ép-xki 
 + Viết những tác phẩm đồ sộ trong khi “vợ ông rên rỉ trong những cơn đau đẻ”, chủ nhà không được trả nợ “đe doạ gọi cảnh sát”
 + Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông “năm mươi tuổi nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt”
2. Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô-xtôi-ép-xki:
- Trong nội bộ một câu, giữa hai vế, hai từ: “Nước Nga  tuyệt vọng của ông”, “lao động là  thống khổ của ông”
- Trong từng đoạn: “Suốt đêm ông làm việc  của chúng ta”
à Hai hình ảnh trái ngược: sự dằn vặt của cuộc sống hàng ngày >< những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần phong phú
3. Từ câu “Cuối cùng ” đến hết đoạn trích, các biện pháp so sánh, ẩn dụ tập trung khắc hoạ sứ mạng, tầm vóc của thiên tài:
- So sánh: “Thắng lợi  vĩnh hằng”, “Trong niềm  như sất sét”
- Ẩn dụ: “Khi quả  rụng xuống”, “thành phố ngàn tháp chuông”
à Hình ảnh so sánh, ẩn dụ thuộc lĩnh vực tôn giáo, siêu nhiên nhằm mục đích: từ chỗ miêu tả Đôx-xtôi-ép-xki như một người khốn khổ đã trở thành một vị thánh, một con người siêu phàm.
4. X. Vaigơ luôn gắn Đôx-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự, chính trị và văn chương: 
Nhằm làm nổi bật vai trò của Đôx-xtôi-ép-xki đối với dân tộc và thời đại của ông.
- Ông là biểu tượng cho nỗi khổ của người dân Nga dưới ách thống trị của Nga hoàng.
- Ông trở về nước Nga như “báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự tổng hoà giải của nước Nga”
- Cái chết của ông làm cho “tất cả các đảng phái đoàn kết lại trong một lời nguyền yêu thương và cảm phục”
- Cách mạng nổ ra phía sau đoàn đưa tang ông “Ba tuần sau, Nga hoàng bị ám sát”
 5. Củng cố bài : HS cần nắm vững: 
 Nội dung và đặc sắc về nghệ thuật trong hai văn bản Đọc thêm.
 6. Dặn dò: 
 1) Đọc lại bài đọc thêm 
 2) Hướng dẫn chuẩn bị bài:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 Câu hỏi:
 1 - Các thao tác chính của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống? 
 2 - Các đề tài thường gặp về bài nghị luận một hiện tượng đời sống là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 11 - văn 12 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY - IN-R.doc