Phân tích: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

Phân tích: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

1-Hình ảnh người nghệ sĩ đấu tranh cho tựdo:

Lor-ca, nghệ sĩ Tây Ban Nha đấu tranh cho tựdo dân chủ và đã bị chế độ độc tài đương thời giết hại.

Sinh thời ông có câu thơ nổi tiếng “Khi tôi chết, hãy chôntôi với cây đàn”. Để tưởng nhớ Lor-ca, Thanh Thảo viết

bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” với câu thơ mở đầu tạo ấntượng về những tiếng đàn: Những tiếng đàn bọt nước.

Những tiếng đàn không chỉ dừng lại ở những cảm nhậnvề thính giác mà còn gợi tả hình ảnh, tiếng đàn như bọt

nước. Đây là thủ pháp của nghệ thuật siêu thực, từ âmthanh tiếng đàn vang xa mà gợi hình ảnh những bọt

nước lan rộng và tan vỡ. Trong bài thơ “Ghi ta” củamình, Lor-ca cũng đã viết rằng khi tiếng đàn vang lên

bỗng nghe tiếng tan vỡ của những chiếc li thủy tinh

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA 
Thanh Thảo 
1-Hình ảnh người nghệ sĩ đấu tranh cho tự 
do: 
Lor-ca, nghệ sĩ Tây Ban Nha đấu tranh cho tự 
do dân chủ và đã bị chế độ độc tài đương thời giết hại. 
Sinh thời ông có câu thơ nổi tiếng “Khi tôi chết, hãy chôn 
tôi với cây đàn”. Để tưởng nhớ Lor-ca, Thanh Thảo viết 
bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” với câu thơ mở đầu tạo ấn 
tượng về những tiếng đàn: Những tiếng đàn bọt nước. 
Những tiếng đàn không chỉ dừng lại ở những cảm nhận 
về thính giác mà còn gợi tả hình ảnh, tiếng đàn như bọt 
nước. Đây là thủ pháp của nghệ thuật siêu thực, từ âm 
thanh tiếng đàn vang xa mà gợi hình ảnh những bọt 
nước lan rộng và tan vỡ. Trong bài thơ “Ghi ta” của 
mình, Lor-ca cũng đã viết rằng khi tiếng đàn vang lên 
bỗng nghe tiếng tan vỡ của những chiếc li thủy tinh 
Nước Tây Ban Nha của Lor-ca nổi tiếng về môn 
đấu bò và cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài được 
diễn tả bằng hình ảnh Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt. 
Bức tranh có sắc đỏ gắt dữ dội, tượng trưng cuộc đấu 
tranh khốc liệt giữa độc tài và dân chủ, nước Tây Ban 
Nha như một đấu trường. 
Đàn ghi ta gắn bó với sự nghiệp sáng tác và 
cuộc đời đấu tranh của nghệ sĩ Lor-ca. Đàn ghi ta của 
Lor-ca trở thành nguồn cảm hứng cho bài thơ của 
Thanh Thảo. Bài thơ sử dụng điệp từ li-la li-la li-la, lặp 
lại và vang vọng, kéo dài suốt bài thơ. Lila gợi một hình 
ảnh đẹp vì đây còn là tên một loài hoa. 
đi lang thang về miền đơn độc 
với vầng trăng chếnh choáng 
trên yên ngựa mỏi mòn 
Trong thơ của Lor-ca thường xuất hiện những 
hình ảnh diễn tả kiếp sống lang thang của những người 
Di-gan. Lối sống của những người Di gan có nhiều nét 
phóng khoáng, lãng mạn, từng là nguồn cảm hứng cho 
thơ ca phương Tây về những kiếp người tự do nhưng 
đầy bất trắc và bi kịch. Tác giả Thanh Thảo đã sử dụng 
một số hình ảnh quen thuộc này để làm sống lại hình 
ảnh Lor-ca, cũng là một nghệ sĩ lãng mạn và tự do, cũng 
“lang thang” và “đơn độc”, bạn đường là “vầng trăng 
chếnh choáng”, con đường nghệ thuật và đấu tranh là 
vô tận “trên yên ngựa mỏi mòn” . Đoạn thơ là những 
cảm nhận về tâm trạng của Lor-ca trên con đường nghệ 
thuật và đấu tranh đơn độc, mỏi mòn, đầy bất trắc. 
2-Cái chết đau thương của Lor-ca 
Tây Ban Nha 
hát nghêu ngao 
Tiếng hát nghêu ngao, tiếng hát vô tư, tự do và 
yêu đời. Đất nước Tây Ban Nha với đã từng có những 
tháng ngày tự do thế nhưng niềm vui này không còn 
nữa dưới chế độ độc tài. 
bỗng kinh hoàng 
Tiếng hát bỗng ngừng bặt trong sự kinh hoàng. 
Lor-ca và nhiều chiến sĩ đấu tranh cho tự do đã bị chế 
độ độc tài khủng bố và giết hại không xét xử. Hành trình 
nghệ thuật của Lor-ca kết thúc một cách bất ngờ và bi 
thảm. Nhịp điệu thơ thay đổi với những câu thơ chỉ có 
ba chữ như đứt đoạn. 
áo choàng bê bết đỏ 
Sắc đỏ trong đoạn thơ trước là “áo choàng đỏ 
gắt”, nền đỏ gắt diễn tả sự dữ dội, khốc liệt cuộc đấu 
tranh, còn trong đoạn thơ này sắc đỏ từng mảng “bê 
bết” trên áo choàng đẫm máu trên đấu trường Tây Ban 
Nha. 
Lor-ca bị điệu về bãi bắn 
Nếu cuộc đấu kết thúc đẫm máu thì bãi bắn 
cũng là nơi Lor-ca kết thúc một cách bi thảm hành trình 
đấu tranh bằng nghệ thuật của mình. 
chàng đi như người mộng du 
Khi chế độ độc tài nắm quyền, làn sóng khủng 
bố diễn ra dữ dội và tàn bạo mà có lẽ chính Lor-ca cũng 
không ngờ. Nhân dân Tây Ban Nha kinh hoàng, không 
ai ngờ cái chết đến với Lor-ca nhanh như vậy. Chàng bị 
điệu ra bãi bắn trong trạng thái như người mộng du. 
Người mộng du không ý thức việc đang diễn ra trước 
mắt, trong hoạt động sáng tạo, người nghệ sĩ có khi như 
người mộng du. Kẻ thù đã bắn chết người nghệ sĩ, giết 
chết nghệ thuật và tiếng hát tự do. 
Tác giả Thanh Thảo đã làm sống lại những cảm 
giác kinh hoàng và đau thương mà chế độ độc tài đã 
gieo rắc trên đất nước Tây Ban Nha, đồng thời bày tỏ 
sự cảm thông sâu sắc với người chiến sĩ đấu tranh cho 
tự do đã bị giết hại một cách bi thảm không ngờ. 
3-Nỗi tiếc thương cho Lor-ca và tiếng đàn 
Tiếng ghi ta của Lor-ca đã đem lại bao nhiêu 
điều tốt đẹp cho đời, đã làm say mê bao nhiêu tâm hồn, 
đã góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh vì tự do. 
Trong đoạn thơ này, Thanh Thảo đã làm sống lại tiếng 
đàn ghi ta bằng thủ pháp của nghệ thuật siêu thực, yếu 
tố siêu thực thể hiện ở việc tiếng ghi ta được diễn tả 
không theo cảm nhận quen thuộc mà trong sự liên 
tưởng kết hợp của nhiều sắc màu. 
tiếng ghi ta nâu 
bầu trời cô gái ấy 
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy 
 Nhóm ba sắc màu đầu tiên: nâu, xanh (bầu 
trời), lá xanh có lẽ để diễn tả những điều tốt đẹp nhất 
mà tiếng đàn ghi ta của Lor-ca đem lại. Tiếng ghi ta nâu, 
màu nâu giản dị của chiếc đàn ghi ta. Từ cây đàn ghi ta 
giản dị này, đã vang lên những giai điệu hạnh phúc của 
tình yêu, những giai điệu màu xanh như bầu trời cô gái 
ấy . Giai điệu tràn đầy sức sống và lòng yêu đời như 
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy . 
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan 
tiếng ghi ta ròng ròng 
máu chảy 
Những sắc màu xuất hiện tiếp theo lại thể hiện 
sự tương phản gay gắt về âm điệu. Hình tượng tiếng 
đàn bọt nước đã từng xuất hiện ở đầu bài thơ một lần 
nữa xuất hiện ở đoạn thơ này. Có vẻ như bọt nước tan 
vỡ là một nỗi ám ảnh trong tiếng đàn của Lor-ca. Tiếng 
ghi ta của Lor-ca thật hay, thật cao cả nhưng dễ tan vỡ. 
2 
Tiếng ghi ta vẫn có gì đó mong manh cũng như tự do, 
tình yêu, hạnh phúc luôn bị đe dọa trong chế độ độc tài. 
tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy 
Đàn ghi ta có sáu dây, tiếng ghi ta ròng ròng 
như những nốt nhạc ở những dây trầm, từ láy ròng ròng 
gợi cảm giác nặng nề, diễn tả một cảm nhận khủng 
khiếp, nghe như máu chảy. 
Tiếng ghi ta được diễn tả thành nhiều sắc màu 
siêu thực, nhằm diễn tả nhiều giai điệu, từ nhẹ nhàng 
êm đềm đến đau thương kinh hoàng. Đoạn thơ là sự 
tưởng nhớ và niềm tiếc thương cho tiếng đàn nghệ 
thuật đã bị hủy diệt. 
4-Suy tư về di sản tinh thần của người nghệ 
sĩ 
không ai chôn cất tiếng đàn 
Sinh thời Lor-ca dùng tiếng đàn để đấu tranh 
cho lí tưởng tự do. Chấp nhận đấu tranh cũng là chấp 
nhận hi sinh, đối mặt với cái chết. Có lẽ Lor-ca cũng đã 
linh cảm một sự kết thúc qua câu thơ nổi tiếng “ khi tôi 
chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Thanh Thảo đã chọn câu 
thơ này làm đề từ cho bài thơ của mình. Nguyện ước 
của Lor-ca được chôn với cây đàn như một thông điệp 
nhiều ý nghĩa, trước hết đó là niềm say mê vô tận dành 
cho nghệ thuật, và nếu có chết vì nghệ thuật cũng không 
hối tiếc. Có lẽ nếu được sống một lần nữa, ông vẫn tiếp 
tục dùng cây đàn để làm vũ khí đấu tranh. 
Chế độ độc tài đã lén lút giết hại Lor-ca, thủ tiêu 
thi hài của ông, cho đến nay cũng không ai biết xác của 
ông ở đâu. Cái chết của Lor-ca thật bi thảm. Câu thơ 
của Thanh Thảo trước hết là sự xót xa cho cuộc đời và 
số phận một nghệ sĩ: “không ai chôn cất tiếng đàn”. 
Tuy nhiên ý thơ được phát triển theo một hướng 
bất ngờ với người đọc: tiếng đàn như cỏ mọc hoang. 
Phải chăng vì Lor-ca không còn nữa nên rất cần có 
người tiếp nối tiếng đàn, tiếp nối hành trình nghệ thuật 
và sự nghiệp đấu tranh của Lor-ca? Phải chăng ông là 
hiện tượng độc đáo của nghệ thuật Tây Ba Nha không 
lặp lại? Không thể vượt qua ông? 
Đâu là thông điệp nghệ thuật mà Lor-ca muốn 
để lại cho đời? Có ý kiến cho rằng ước nguyện sâu xa 
của Lorca là hãy chôn cây đàn của ông để nhường chỗ 
cho những cây đàn mới, hiểu theo cách này thì sự ra đi 
của ông cần có người kế tục sự nghiệp. Lor-ca là nhà 
cách tân luôn cổ vũ cho sự phát triển và sáng tạo nghệ 
thuật. 
Dù sao hình ảnh tiếng đàn như cỏ mọc hoang 
vẫn gợi cảm giác buồn bã tiếc thương khi nghĩ về một 
tài năng. Và giọng tiếc thương này còn được thể hiện 
một cách sâu lắng trong câu thơ tiếp theo: giọt nước 
mắt vầng trăng. Giọt nước mắt long lanh tiếc thương 
cho cuộc đời Lor-ca. Vầng trăng long lanh mãi mãi chiếu 
sáng như tâm hồn cao đẹp của Lor-ca. Không ai chôn 
cất tiếng đàn, tiếng đàn ấy vẫn mãi mãi vang vọng, long 
lanh, chiếu sáng như “trăng nơi đáy giếng” . Người Việt 
Nam có thành ngữ “trăng nơi đáy giếng” để diễn tả vẻ 
đẹp không thể vươn tới, vẻ đẹp như một ảo ảnh. 
5-Sự bất tử của nghệ sĩ và tiếng đàn 
Người Di gan ưa thích cuộc đời tự do, phiêu 
bạt, mưu sinh bằng múa hát xem chiêm tinh và bùa 
chúThanh Thảo mượn cách diễn đạt quen thuộc của 
họ để nói về số phận của Lor-ca: đường chỉ tay đã 
đứt: định mệnh tàn nhẫn đã cướp đi cuộc đời Lor-ca. 
Số phận của Lor-ca thật nghiệt ngã. 
Tâm hồn Lor-ca có được thanh thản sang một 
thế giới khác hay không? Thế giới bên kia rộng vô cùng, 
dòng sông rộng vô cùng. Nếu sinh thời Lor-ca ước 
nguyện được chôn với cây đàn thì ở đây, trong tâm 
tưởng của Thanh Thảo, Lor-ca đã được như ước 
nguyện: Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu 
bạc. Cây đàn màu bạc, không có màu rực rỡ của cuộc 
đời, cũng không còn sắc đỏ gắt của cuộc chiến đấu 
khốc liệt mà chỉ là sắc bạc tinh khiết như mặt nước dòng 
sông, của một thế giới không còn độc tài và khủng bố. 
Lor-ca đã bị giết hại nhưng đối với nhân dân 
Tây Ban Nha chàng đã bất tử, trong tâm tưởng của 
Thanh Thảo, Lor-ca có thể ra đi một cách thanh thản, có 
thể ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước. 
Đây chỉ là hình ảnh mang tính tượng trưng, lá 
bùa rơi vào xoáy nước sẽ mau chóng biến mất không để 
lại một dấu vết. Lor-ca từ bỏ lá bùa hộ mệnh, từ bỏ đấu 
trường đẫm máu, không vương vấn để thanh thản vào 
cõi vô tận. 
chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất 
chợt 
Đây là một hình ảnh của nghệ thuật siêu thực 
diễn tả cái chết. Chàng từ bỏ trái tim. Có vẻ như Lor-ca 
không còn để lại gì cho mình, sau một đời đấu tranh cho 
nghệ thuật. Trái tim ném vào cõi hư không, khoảng lặng 
yên bất chợt. Trái tim Lor-ca đã ngừng đập một cách đột 
ngột để bắt đầu một “khoảng lặng yên bất chợt”. 
 li-la li-la li-la 
Điệp từ li-la li-la li-la bắt gặp ở đầu bài thơ một 
lần nữa lại xuất hiện để kết thúc bài thơ. Lor-ca mãi mãi 
ra đi nhưng vẫn còn lại cho đời tiếng đàn Lor-ca bất tận, 
đấu tranh cho tự do “li-la li-la li-la”. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfPhan tich van ban Dan ghi ta cua Lorca.pdf