Giáo án Văn 12 tiết 23 và 30: Luật thơ

Giáo án Văn 12 tiết 23 và 30: Luật thơ

Tiếng Việt

 LUẬT THƠ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

1. Kiến thức: Nắm được quy luật của các thể thơ; đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam. Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể.

2. Kĩ năng: Cách gieo vần, hài hoà âm thanh, ngắt nhịp trong một số thể thơ.

3. Thái độ: Biết nhận ra giá trị nhạc tính và phân tích, biết làm thơ theo đề tài.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 + Thầy: SGK; sách GV; Đọc lại "Từ điển văn học" ; Thiết kế bài dạy.

 + Trò: Đọc kĩ & soạn bài theo 2 phần I-II (Trang 101-127.)

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Thông qua 8 hoạt động trong 2 tiết dạy, GV sử dụng các PP: diễn giảng kết hợp với phân tích c¸c ng÷ liÖu, vÝ dô; phát vấn, gợi mở; tổ chức cho HS thảo luận -> tích hợp với bài Tập làm thơ (THCS), quy nạp về đặc trưng của một số thể thơ phổ biến.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7052Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tiết 23 và 30: Luật thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08,10
Tiết: 23, 30
Ngày soạn:20 /9/09
Ngày dạy: 26 /9 /09
 Tiếng Việt
 LUẬT THƠ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được quy luật của các thể thơ; đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam. Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. 
2. Kĩ năng: Cách gieo vần, hài hoà âm thanh, ngắt nhịp trong một số thể thơ.
3. Thái độ: Biết nhận ra giá trị nhạc tính và phân tích, biết làm thơ theo đề tài.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 + Thầy: SGK; sách GV; Đọc lại "Từ điển văn học" ; Thiết kế bài dạy.
 + Trò: Đọc kĩ & soạn bài theo 2 phần I-II (Trang 101-127.) 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
Thông qua 8 hoạt động trong 2 tiết dạy, GV sử dụng các PP: diễn giảng kết hợp với phân tích c¸c ng÷ liÖu, vÝ dô; phát vấn, gợi mở; tổ chức cho HS thảo luận -> tích hợp với bài Tập làm thơ (THCS), quy nạp về đặc trưng của một số thể thơ phổ biến.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Nội dung
Lớp 12A1
Lớp 12A2
Lớp 12A3
Kiểm diện
Kiểm tra 
*Hỏi: - Trình bày khái niệm VB khoa học và ngôn ngữ KH?
 - Giải bài tập 3 ở SGK-tr. 76
*Trả lời: 
- Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập (dựa vào ngành: văn bản KHTN, văn bản KHXH&NV và văn bản KH- công nghệ).
 - Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực KH, tiêu biểu là trong văn bản KH.
 Hoạt động 2: Vào bài mới: Các tác phẩm thơ từ cổ chí kim ra đời và tồn tại mãi với thời gian, ngoài nội dung sâu sắc, cón có yếu tố thi luật. Vậy thế nào là luật thơ của một thể thơ và VN có những thể thơ chính nào? Một số thể thơ phổ biến hiện nay có luật thơ ra sao? 2 tiết học này sẽ tập trung đi vào việc tìm hiểu các nội dung trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức khái quát về luật thơ:
->Gọi HS đọc mục I SGK, chú ý tìm hiểu khái niệm, phân loại, vai trò của tiếng trong việc hình thành luật thơ ( Thế nào là luật thơ? Theo em tiếng trong tiếng Việt có vai trò như thế nào?...)
-> Đưa ví dụ một đoạn thơ cho HS quan sát , nhận xét về vai trò của Tiếng trong thơ (“Đưa người ta không đưa qua sông...mắt trong” )
-> GV lưu ý tính chất đơn lập của tiếng Việt, nhấn mạnh vai trò của tiếng trong tiếng Việt, từ đó hiểu vai trò của tiếng trong việc hình thành luật thơ
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể thơ truyền thống.
-> Đưa ngữ liệu: Một bài (đoạn thơ) lục bát, yêu cầu HS quan sát và nhận xét các phương diện: Số tiếng, vần, ngắt nhịp, hài thanh... căn cứ vào tiếng
-> Theo dõi HS trả lời, nhận xét, hoàn thiện nội dung và lưu ý thêm một số trường hợp đặc biệt về ngắt nhịp, hiệp vần trong thơ lục bát
-> Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ song thất lục bát.
- Yêu cầu HS quan sát ngữ liệu SGK, đối chiếu phần nhận xét, hình thành kiến thức về thơ song thất lục bát, sau đó đưa một ngữ liệu khác cho HS phân tích khắc sâu kiến thức (Một đoạn trong Cung oán ngâm khúc của NGT)
-> Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ các thể thơ ngũ ngôn Đường luật.
- Yêu cầu quan sát ngữ liệu, nêu nhận xét hình thành kiến thức.
- Hướng dẫn Hs quan sát ngữ liệu SGK và ngữ liệu khác ( một bài thơ tứ tuyệt của Lí Bạch hoặc HCM ), nhận ra các nguyên tắc của luật thơ
- Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ của thể thơ TNBCĐL ( Như trên)
- Đưa ngữ liệu : Bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
VD:*Luật trắc, vần bằng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 *Luật bằng, vần bằng:
Trong tù không rượu cũng 
 không hoa 
Hoạt đông 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu thi luật các thể thơ hiện đai
- GV giới thiệu đôi nét về Phong trào Thơ mới và những cách tân của thơ hiện đại
- Chọn 1 ngữ liệu trong các bài thơ hiện đại ở phần đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn 11.
TIẾT 2:
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS luyện tập khắc sâu kiến thức cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức 
->Ghi bài tập lên bảng, phân nhóm cho HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả, yêu cầu lớp theo dõi nhận xét bổ sung hoàn thiện
->Hướng dẫn Hs thực hiện như bài tập 1
->Hướng dẫn Hs dùng các kí hiệu, lập mô hình theo yêu cầu của bài tập
Hoạt động 7: Hướng dẫn HS tổng kết kiến thức qua phần ghi nhớ SGK
-HS đọc SGK
-Nêu ngắn gọn lí thuyết dựa theo SGK
-Hs quan sát đoạn thơ của Thâm Tâm, nhận xét : Thanh điệu, vần, ngắt nhịp...
->HS theo dõi và ghi vở nội dung
HS quan sát ngữ liệu
“ Cậy em, em có chịu lời, ...Xót tình máu mủ thay lời nước non...” (Truyện Kiều- ND)
->HS làm việc cá nhân và trả lời kết quả.
-> Lớp trao đổi, góp ý hoàn thiện
-> Hs quan sát ngữ liệu SGK, nhận ra các đặc điểm của thể thơ qua phần nhận xét.
- Vận dụng hiểu biết từ ví dụ trong SGK, phân tích ngữ liệu do GV nêu:
“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi...”
HS quan sát ví dụ SGK, nhận xét các phương diện
- HS đọc ngữ liệu, đối chiếu phần nhận xét của SGK, vận dụng vào việc nhận biết các quy tắc đó thể hiện trong các ngữ liệu khác 
->HS đọc hiểu ngữ liệu trong SGK, vận dụng phân tích các đặc điểm luật thơ thể hiện ở bài Thương vợ:
 1/ B B B T T B B
 2/ B T B B T T B
 3/ T T B B B T T
 4/ B B T T T B b
 5/ T B B T b B T
 6/ B T B b T t b
 7/ B T T B B T T
 8/ T B B T T B B 
- HS theo dõi, chú ý các đ. điểm của thơ hiện đại.
- Phân tích đặc điểm thơ hiện đại qua ngữ liệu (Tiếngthu-Lưu Trọng Lư):
“Em không nghe mùa thu.
Dưới trăng mờ thổn thức.
Em không nghe rạo rực .
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ...”
- Hs theo dõi các bài tập , thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện trình bày.
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
- Hs theo dõi hướng dẫn của Gv tiến hành lập mô hình bằng kí hiệu bài thơ của HXH
HS theo dõi, ghi kiến thức ở phần Ghi nhớ vào vở
I/ Khái quát về luật thơ:
 1. Khái niệm: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp...trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
Ví dụ: Luật thơ lục bát, thơ song thất lục bát...
Phân nhóm các thể thơ Việt Nam:
- Nhóm 1: Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát, hát nói.
- Nhóm 2 : Các thể thơ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú
- Nhóm 3: Các thể thơ hiện đại: Thơ 5 tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do, hỗn hợp, thơ văn xuôi...
 3. Vai trò của Tiếng trong việc hình thành luật thơ:
+ Tiếng trong Tiếng Viêt: 
- Xét về ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết.
- Xét về ngữ nghĩa: Nhìn chung tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
- Xét về ngữ pháp: Tiếng thường là một từ.
 + Tiếng trong hình thành luật thơ:
- Tiếng là căn cứ để xác định các thể thơ. (Thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn...)
- Tiếng là căn cứ đẻ xác định cách hiệp vần của bài thơ (Vần chân, vần lưng, vần ôm, gián cách...vần bằng vần trắc...)
- Thanh của tiếng tạo nên nhạc điệu thơ, nhịp thơ ( Phối thanh, ngắt nhịp)
=> Như vậy số tiếng và đặc điểm của tiếng là những nhân tố cấu thành luật thơ.
II/ Một số thể thơ truyền thống:
 1. Thơ lục bát:
- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát có 2 dòng : Dòng lục(6 tiếng) và dòng bát(8 tiếng)
- Hiệp vần: Vần chân và vần lưng.
- Ngắt nhịp: Nhịp chẵn 2/2/2 
- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên các thanh B-T-B ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm - bỗng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát
 2. Thơ song thất lục bát
- Số tiếng: Cặp song thất ( 7 tiếng) và cặp lục bát (6,8 Tiếng) luân phiên kế tiếp trong bài 
- Hiệp vần: ( lọc- mọc, buồn- khôn)
 . Cặp song thất có vần trắc
 . Cặp lục bát có vần bằng.
 . Giữa cặp sông thất và cặp lục bát có vần liền ( non- buồn )
- Hài thanh: Cặp song thất có thể lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát có sự đối xứng B-T chặt chẽ như ở thể lục bát
- Ngắt nhịp: Nhịp ¾ ở câu thất và nhịp 2/2/2 ở câu lục bát.
 3. Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật: Có 2 thể chính: Ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú
- Số tiếng: 5 hoặc 8, có 4 hoặc 8 dòng 
- Gieo vần: Vần chân, độc vận.
- Ngắt nhịp : Lẻ 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4
 4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật: Có 2 thể chính: 
a/ Thất ngôn tứ tuyệt: 
Số tiếng: 7 tiếng/ 4 dòng
-Vần: Vần chân, độc vận, vần cách
 - Nhịp 4/3
 - Hài thanh: Mô hình SGK
b/ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
- Số tiếng: 7 tiếng/ 8 dòng ( 4 phần: Đề, thực, luận, kết)
- Vần: Vần chân, độc vận
- Nhịp 4/3
- Hài thanh: Mô hình SGK
- Niêm luật chặt chẽ:
 + Luật: .Luật B vần B
 .Luật T vần B (Căn cú tiếng thư 2 câu phá đề)
 + Niêm (dính): Ở các dòng thơ: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 ( Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh)
III/ Các thể thơ hiện đại (Thơ mới): 
 1. Khái niệm: Thơ mới được khởi xướng từ năm 1932, là thơ không theo luật lệ của thơ cũ => Không hạn chế số tiếng, số câu, không theo niêm luật. Thơ mới coi trọng vần và điệu
 2. Đặc điểm:
- Thể thơ : Không nhất định. Thường là 5 - 8 tiếng
- Vần: Vần B vần T (Vần chính, vần thông) . Cách hiệp theo nhiều kiểu: vần liên tiếp, vần gián cách, vần ôm.
- Nhịp điệu : Các âm và thanh được lựa chọn tự do, ngắt nhịp tuỳ tình ý trong câu, trong bài.
IV/ Luyên tập: 
* Bài tập 1: ( Trang 107) 
 +Câu a:
- Gieo vần: - Nguyệt- mịt ( Vần T)
 - Tay- ngày ( Vần B) 
 - Mây – Tay
 - Ngắt nhịp: 
. Hai câu thất: Nhip ¾
. Hai câu lục bát : Nhịp chẵn 2/2/2
 - Hài thanh: Tiếng thứ 3 ở cặp thất: thanh B; Cặp lục bát các tiếng 2,4,6 : B-T-B ...
 + Câu b: Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt : Các yếu tố số tiếng, vần, ngắt nhịp theo đúng luật thơ.
 + Bài tập 1: ( Trang 127)
- Bài thơ : Sóng của Xuân Quỳnh viết theo luật thơ hiện đại.
 . Số tiếng: 5 tiếng
 . Gieo vần: Vần T, vần B, gián cách
 . Hài thanh: Hài hoà theo nhịp những con sóng
+ Bài tập 2: (tr. 107)
 . Số tiếng : & tiếng
 . Ngắt nhịp : Linh hoạt
 . Hài thanh : Câu 2: Hầu hết thanh T
 Câu 4: Hầu hết thanh B
 . Gieo vần : B, liên tiếp , gián cách
+ Bài tập 3: Bài Mời trầu ( HXH) 
 T B B T T B Bv
 B T B B T T Bv
 T T B B B T T
 B B B T T B Bv 
+ Bài tập 4: Khổ thơ trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
 . Số tiếng : 7 tiếng ( Thất ngôn)
 . Ngắt nhịp 4/3
 . Vần : Chân gieo ở câu 2, 4, hiệp vần cách
 . Hài thanh: Các tiếng 2,4 6, có thanh đối xứng luân phiên 
V/ Ghi nhớ : (SGK-tr. 107)
Hoạt động 8: Củng cố-Dặn dò:
+ Nắm và phân tích được các ý chính trong phần Ghi nhớ(tr.107) 
+ Hoàn thành bài luyện tập còn lại. 
+ Tiết sau Chuẩn bị bài mới Làm văn: Phát biểu theo chủ đề.
PHẦN RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.23, 30-Luat tho1.doc