Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011

Đây là tài liệu mang tính chất tham khảo, định hướng cho giáo viên trong việc ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 cho học sinh bên cạnh tài liệu “Chuẩn kiến thức kỹ năng” và “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” môn Ngữ văn 12 của Bộ GD&ĐT.

Tài liệu ra đời là kết quả của “Hội nghị chuyên đề nâng cao chất lượng dạy – học các môn bộ Ngữ văn, Toán và tiếng Anh năm 2011” do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 23/02/2011.

 Tài liệu được xây dựng nhằm mục đích ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT năm 2011, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém. Tài liệu có thể phát cho học sinh. Nhưng trước khi phát, giáo viên giảng dạy cần lựa chọn nội dung nào sẽ chuyển đến các em.

 Giáo viên triển khai nội dung ôn tập cho học sinh theo tài liệu. Một số nội dung có tính chất đề cương, gợi ý, giáo viên cần bổ sung thêm trong quá trình ôn tập, dựa vào tài liệu “Chuẩn kiến thức và kĩ năng” và “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” môn Ngữ văn 12 của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình biên soạn, giáo viên chú ý đến điều kiện dạy học và trình độ của đối tượng học sinh trường mình. Việc biên soạn bổ sung cần đảm bảo ngắn gọn để học sinh dễ tiếp nhận, tránh tình trạng quá tải.

 

doc 47 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1273Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
Đây là tài liệu mang tính chất tham khảo, định hướng cho giáo viên trong việc ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 cho học sinh bên cạnh tài liệu “Chuẩn kiến thức kỹ năng” và “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” môn Ngữ văn 12 của Bộ GD&ĐT. 
Tài liệu ra đời là kết quả của “Hội nghị chuyên đề nâng cao chất lượng dạy – học các môn bộ Ngữ văn, Toán và tiếng Anh năm 2011” do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 23/02/2011.
	Tài liệu được xây dựng nhằm mục đích ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT năm 2011, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém. Tài liệu có thể phát cho học sinh. Nhưng trước khi phát, giáo viên giảng dạy cần lựa chọn nội dung nào sẽ chuyển đến các em.
	Giáo viên triển khai nội dung ôn tập cho học sinh theo tài liệu. Một số nội dung có tính chất đề cương, gợi ý, giáo viên cần bổ sung thêm trong quá trình ôn tập, dựa vào tài liệu “Chuẩn kiến thức và kĩ năng” và “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” môn Ngữ văn 12 của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình biên soạn, giáo viên chú ý đến điều kiện dạy học và trình độ của đối tượng học sinh trường mình. Việc biên soạn bổ sung cần đảm bảo ngắn gọn để học sinh dễ tiếp nhận, tránh tình trạng quá tải.
	Tài liệu được biên soạn dưới dạng các chuyên đề. Những nội dung kiến thức trình bày trong tài liệu là nội dung cơ bản, tương đối ngắn gọn, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản để làm bài thi. Sau mỗi chuyên đề có một số câu hỏi và đề làm văn để giáo viên giúp học sinh viết bài từ đó để rèn luyện thêm kĩ năng làm bài cho các em.
	Do biên soạn trong một thời gian khá ngắn và là sản phẩm của nhiều thành viên nên tài liệu này chắc chắn còn có chỗ chưa thỏa mãn nhu cầu người học cũng như còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp chia sẻ. 	
Sở GD&ĐT trân trọng cảm ơn các tổ chuyên môn của các trường THPT, trung tâm, các thầy cô giáo là cộng tác viên thanh tra, giáo viên cốt cán của bộ môn Ngữ văn trong toàn tỉnh đã đồng hành, hợp tác biên soạn tài liệu này trong thời gian qua. 
Ban biên tập rất mong được sự góp ý của cán bộ, giáo viên và các em học sinh để tài liệu ngày càng hoàn chỉnh hơn.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ 1
KIẾN THỨC GIAI ĐOẠN VĂN HỌC VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975
I. Hoàn cảnh lịch sử
- 9.1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ.
- 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
II. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước.
 2. Nền văn học hướng về đại chúng. 
 3. Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
III. Những nét lớn về thành tựu
 	 1. Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ, có sự kế thừa và phát trriển liên tục.
 	 2. Về đề tài và nội dung sáng tác
 - Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để phản ánh .
 - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam.
 	 - Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
 	 - Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
 	 3. Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm 
 	 - Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát
 	 - Thơ là thành tựu nổi bật nhất. 
 	 - Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu
 	 - Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.
B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 1975 - XX
I. Hoàn cảnh lịch sử
- 1975, đất nước hoàn toàn độc lập. 
- 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
- Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
-> Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học 
II. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 - XX
Về đề tài và khuynh hướng sáng tác:
	+ Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những mưu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội.
	+ Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều
	+ Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội..
Về tác phẩm và thể loại:
+ Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật
+ Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học
+ Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau Cách tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?
2. Những thành tự chủ yếu của Văn học Việt Nam từ sau Cách tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?
3. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 – XX?
CHUYÊN ĐỀ 2
TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM 
TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1. Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với Dân với Nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
2. Sự nghiệp văn học:
 a. Di sản văn học: 
- Những tác phẩm chính của HCM thuộc các thể loại: chính luận, truyện, kí, thơ ca. 
- Văn chính luận
+ Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
+ Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
+ Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946)
- Truyện và kí
+ Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
+ Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
+ Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hành (1923) ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
	- Thơ ca
+ Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
+ Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
b. Quan điểm sáng tác: 
- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần chiến đấu như chiến sĩ ngoài mặt trận.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người rất coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và luôn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào ?
c. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
- Văn chính luận: Thường ngắn, gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.
 - Truyện kí : Rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu rất mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.
- Thơ ca: Những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn. Thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.
* CÂU HỎI ÔN TẬP:
1.Trình bày ngắn gọn di sản văn học Hồ Chí Minh.
2. Nêu quan điểm sáng tác Hồ Chí Minh.
3. Nêu phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
 TÁC GIA TỐ HỮU
I. Tiểu sử cuộc đời:
Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002). Quê: Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn học, yêu thích thơ ca dân gian, gắn bó với quê hương xứ Huế. Từ nhỏ, những làn điệu dân ca trữ tình Huế đã in dấu ấn sâu đậm và làm nên phong cách thơ của ông.
Quá trình hoạt động : tuối thanh niên lớn lên trùng với thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, trở thành nguyời lãnh đạo chủ chốt của phong trào thanh niên Huế:
+ 1938 : được kết nạp vào Đảng (lúc 18 tuổi). 
+ 1939 : bị giặc Pháp bắt giam, năm 1942 vượt ngục.
+ 1945 : tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trong yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
II. Con đường thơ, con đường cách mạng của Tố Hữu:
 	Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với con đường giác ngộ và hoạt động cách mạng. Ở ông, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ văn gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. 5 tập thơ lớn của Tố Hữu phản ánh những chặng đường hoạt động cách mạng của chính nhà thơ và cũng là của cách mạng Việt Nam:
	1. “Từ ấy” (1937 – 1946): tập thơ đầu tay – thể hiện chất men say lý tưởng là tiếng reo vui của tâm hồn một thanh niên khao khát lẽ sống, bắt gặp lý tưởng của Đảng và hang hái quyết tâm phấn đấu hy sinh đẻ thực hiện lý tưởng ( Từ ấy, Tâm tư trong tù, Tiếng hát sông Hương, Vui bất tuyệt,)
2. “Việt Bắc” (1947 – 1954): giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
“Việt Bắc” là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, viết nhiều về nhân dân, bộ đội, quê hương việt Bắc, biểu dương những con người bình dị mà anh hùng. Nội dung và hình thức nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc và đại chúng. Là tác phẩm xuất sắc của Vh thời kháng chiến chông Pháp (Việt Bắc, Lượm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
	3. “Gió lộng” (1955 – 1961): viết trong thời kỳ miền Bắc được giải phóng, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới, miền Nam còn trong tay giặc, phải tiếp tục đấu tranh đẻ thống nhất đất nước. Gió lộng là tập thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, phơi phới lạc quan và thắm thiết ân tình (Quê mẹ, Me Tơm, Bài Ca mùa xuân 1961,)
	4. “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977): là  ...  sách sẽ phong phú về vốn từ, nói năng sẽ lưu loát, hấp dẫn hơn. Đọc sách về nấu ăn, giúp ta biết nấu món canh ngon. Đọc sách “Đắc nhân tâm” giúp ta kĩ năng ứng xử, không nói: “Bài văn của bạn dở lắm”, mà hãy nói: “Bài văn của bạn chưa được hay”,
          Ngoài những tác dụng nói trên, đọc sách còn có tác dụng giải trí. Học bài nhiều, mệt mỏi, đọc vài truyện cười dân gian sẽ giúp đầu óc bớt căng thẳng, xem vài trang truyện tranh sẽ giúp đầu óc được thư giãn,
         Chúng ta cần phê phán một số tư tưởng sai lệch: Không biết quí trọng sách, lười đọc sách là người đáng phê phán. Cũng cần thấy rằng không phải sách nào cũng có nội dung tốt, vì vậy, người chỉ thích đọc sách kích động bạo lực hay sách đồi trụy cũng cần phê phán. Lại càng đáng phê phán những bạn học sinh lấy cớ để giải trí đã đem truyện tranh đọc trong giờ học khi thầy cô đang giảng bài.
          Từ việc tìm hiểu tác dụng của đọc sách, chúng ta cần rút ra bài học nhận thức và hành động. Về nhận thức: thấy được tác dụng của đọc sách, cần phải đọc sách để mở mang tri thức. Về hành động: Cần rèn luyện thói quen đọc sách, đọc sách phải có lựa chọn. Với học sinh, cần đọc thêm sách có liên quan đến các môn học để kiến thức được mở rộng hơn. Ngoài ra, cũng cần đọc thêm những sách khác để có thêm hiểu biết và kĩ năng sống. Còn nữa, đọc sách cần đúng lúc, đúng chỗ.
          Tóm lại, đọc sách có rất nhiều tác dụng. Mọi người nói chung, học sinh nói riêng cần biết quí trọng sách, có thói quen đọc sách. Bởi đọc sách sẽ có thêm nhiều hiểu biết phục vụ cho học tập và cuộc sống. Quan trọng hơn là những hiểu biết ấy giúp bản thân mỗi người chúng ta sống tốt hơn, hoàn thiện hơn.
BƯỚC 4: KIỂM TRA BÀI LÀM   (Đã thực hiện)
Ví dụ 2 (đề thi tốt nghiệp năm 2010):
          Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ
-  Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
-  Yêu cầu nội dung: Trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay. Là hiện tượng tốt, bài làm cần có bốn ý sau: Giải thích “lòng yêu thương con người”. Đánh giá: ý nghĩa của “lòng yêu thương con người”. Phê phán sự vô cảm. Phương hướng rèn luyện.
                                                                BƯỚC 2: LẬP DÀN Ý
I/. Mở bài:
-  Nêu ý: Yêu thương con người là truyền thống của dân tộc. Nhận định: Tuổi trẻ hiện nay đang có những hành động thể hiện lòng yêu thương con người
II/. Thân bài:
1. Giải thích:
-  “Lòng yêu thương”:  là đồng cảm, chia sẻ, là phẩm chất tốt của con người.
-  Biểu hiện lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay: quan tâm, giúp đỡ người khó khăn,
2. Đánh giá: Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay có ý nghĩa sâu sắc, phân tích các ví dụ để thấy:
-  Hành động của tuổi trẻ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong xã hội.
-  Phát huy được truyền thống dân tộc.
3. Phê phán thái độ vô cảm của một số thanh niên hiện nay.
4. Phương hướng rèn luyện: Chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ người khó khăn.
III/. Kết bài: Đánh giá chung ý nghĩa lòng yêu thương của tuổi trẻ. Cảm nghĩ cá nhân.
 BƯỚC 3: VIẾT BÀI
Bài viết tham khảo:
          Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, nhu cầu vật chất tầm thường của nền kinh tế thị trường có sự chi phối đến tình cảm con người. Tuy vậy, tuổi trẻ hiện nay đã và đang có những việc làm tốt, biểu hiện lòng yêu thương con người.
          Trước hết cần hiểu về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay là như thế nào ? Lòng yêu thương con người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau. Những biểu hiện về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay như: quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp,
          Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay có ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, những việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của tuổi trẻ đã tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Với các phong trào như “Mùa hè xanh”, “Thanh niên tình nguyện”, các anh chị thanh niên, sinh viên, đã đến những vùng đồng bào còn khó khăn giúp họ sửa nhà, bắc cầu, làm vệ sinh thôn xóm, dạy chữ cho những em nhỏ không có điều kiện đến trường,là những việc làm đầy tình nghĩa. Phong trào “Tiếp sức mùa thi” của sinh viên giúp cho những thí sinh từ các vùng nông thôn xa xôi đến thành phố để thi đại học có được sự thuận tiện về đi lại, ăn ở. Nhận chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng là việc làm thể hiện sự tri ân của tuổi trẻ với những người có công với nước. Thu gom trẻ em đường phố đưa về “Mái ấm tình thương” để dạy chữ, dạy nghề, là những việc làm thể hiện tình người sâu sắc. Còn rất nhiều những việc làm và những tấm gương thể hiện lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
          Ca dao có câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cũng có câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”, đó là tư tưởng, đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Tuổi trẻ hiện nay đã và đang phát huy, truyền thống ấy của dân tộc. Lòng yêu thương con người đã bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng hơn, cao đẹp hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
          Bên cạnh những tấm gương tốt của tuổi trẻ, chúng ta cần phê phán một bộ phận thanh niên mất phẩm chất. Đó là những thanh niên thờ ơ, vô cảm trước những cảnh đời bất hạnh, những con người có hoàn cảnh khó khăn. Thậm chí còn có những thanh niên sống buông thả, sa đọa rồi gây ra tội ác cho đồng bào, có khi cả bạn bè, người thân. Đó là những con người đáng lên án.
          Tìm hiểu về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay, chúng ta cần vạch ra cho mình một phương hướng rèn luyện. Mỗi thanh niên cần có lòng yêu thương con người với những biểu hiện như: biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn. Với thanh niên học sinh, giúp một người già qua đường trong lúc xe đông, đỡ một em bé đứng dậy khi em bị ngã đau, bớt chút tiền ăn sáng để ủng hộ đồng bào khó khăn, trân trọng và noi gương những người có phẩm chất cao đẹp, chính là thể hiện lòng yêu thương con người.
Tóm lại, lòng yêu thương con người là một trong những phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Với nhiều hành động cao đẹp của tập thể, cá nhân, thanh niên đã và đang giữ gìn và phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xứng đáng là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.
 BƯỚC 4: KIỂM TRA BÀI LÀM
                                                       (Đã thực hiện)
CHUYÊN ĐỀ 10 
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng. Nó có thể là một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng,
1.1. Cách làm.
- Vận dụng những kỹ năng chung về các bước làm văn nghị luận;
- Tập trung tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, cảm hứng,của bài thơ, đoạn thơ cần nghị luận.
1.2. Dàn bài tổng quát.
1.2.1. Mở bài.
Thường có những ý sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
+ Những nét tiêu biểu về tác giả có liên quan đến nội dung vấn đề sẽ nghị luận;
+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, xuất xứ đoạn thơ;
+ Chủ đề (Hoặc ý chủ đạo cần nghị luận) của bài thơ, đoạn thơ.
- Trích dẫn bài thơ, đoạn thơ. Có ba cách trích dẫn:
+ Chép đầy đủ;
+ Trích dẫn đầu – cuối (đối với đoạn thơ quá dài);
+ Nêu tên bài thơ mà không trích dẫn (đối với bài thơ quá dài).
1.2.2. Thân bài.
Lần lượt nghị luận, bàn bạc, phân tích về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ qua từng phần của bài thơ, đoạn thơ.
1.2.3. Kết bài.
- Đánh giá chung bài thơ, đoạn thơ về các phương diện:
+ Giá trị tư tưởng và nghệ thuật;
+ Tác dụng của bài thơ, đoạn thơ.
- Cảm nghĩ của người viết.
2. Nghị luận một ý kiến bàn về văn học.
Đối tượng của kiểu bài này có thể là một ý kiến, nhận định về văn học sử, về lý luận văn học hoặc vè tác phẩm văn học,
2.1. Cách làm.
- Vận dụng những kỹ năng chung về các bước làm văn nghị luận;
- Tập trung bàn luận, giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
2.2. Dàn bài tổng quát.
2.2.1 Mở bài.
- Giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ của ý kiến;
- Trích dẫn ý kiến;
- Nhận định, đánh giá khái quát về ý kiến.
2.2.2. Thân bài.
- Giải thích nội dung ý nghĩa của ý kiến.
- Lần lượt phân tích, bình luận, chứng minh các khía cạnh của ý kiến.
2.2.3. Kết bài.
- Khẳng định về tính đúng hoặc sai của ý kiến;
- Tác dụng của ý kiến đối với đời sống văn học.
3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Đối tượng của kiểu bài này có thể là giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích nói chung; một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích hoặc các tác phẩm đoạn trích khác nhau.
3.1. Cách làm.
- Vận dụng những kỹ năng chung về các bước làm văn nghị luận;
- Tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá vấn đề qua các phương diện ngôn ngữ, kết cấu, tình huống, cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện,
3.2. Dàn bài tổng quát.
3.2.1. Mở bài.
Thường có những ý sau:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm, đoạn trích:
+ Những nét tiêu biểu về tác giả có liên quan đến nội dung vấn đề sẽ nghị luận; 
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; xuất xứ đoạn trích;
- Nêu ý chủ đạo của tác phẩm, đoạn trích.
- Nhận định khái quát về ý chủ đạo ấy.
3.2.2. Thân bài.
Lần lượt bàn bạc, phân tích những khía cạnh của vấn đề cần nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích đó.
3.2.3. Kết bài.
- Đánh giá chung đối với vấn đề đã nghị luận về tác phẩm, đoạn trích;
- Cảm nghĩ của người viết đối với vấn đề đã nghị luận về tác phẩm, đoạn trích.
–—˜™˜™–—
MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu chung.................................................................................. Trang 1
Phần 2 : Nội dung 
Chuyên đề 1: Giai đoạn Văn học Việt Nam..................................................... Trang 1
Chuyên đề 2: Tác gia Văn học Việt Nam ........................................................ Trang 2
Chuyên đề 3: Tác gia, tác phẩm Văn học nước ngoài...................................... Trang 5
Chuyên đề 4: Văn chính luận........................................................................... Trang 8
Chuyên đề 5: Thơ............................................................................................. Trang 11
Chuyên đề 6: Truyện ngắn............................................................................... Trang 18
Chuyên đề 7: Tùy bút, ký, kịch........................................................................ Trang 31
Chuyên đề 8: Kỹ năng chung về làm văn nghị luận......................................... Trang 36
Chuyên đề 9: Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội............................................. Trang 40
Chuyên đề 10 : Kỹ năng làm văn nghị luận văn học........................................Trang 46
Mục lục: ........................................................................................................... Trang 48
–—˜™˜™–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON TAP NGU VAN 12 THPT NAM 2011.doc