Giáo án Ngữ văn 12 kì 2

Giáo án Ngữ văn 12 kì 2

VỢ NHẶT

 ( KIM LÂN )

 A- Mục tiêu bài học:

 * Thấy được số phận vô cùng bi thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 .Vượt lên tất cả là sức sống kì diệu ,niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết .

 * Tất cả đã được xây dựng bằng tình huống truyện độc đáo ,nghệ thuật kể truyện hấp dẫn ,dựng cảnh và miêu tả tâm trạng nhân vật đặc sắc của tác giả .

 B- Phương tiện thực hiện : SGK+SGV+Bài soạn

 C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi

 

doc 185 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vợ nhặt
 ( Kim lân )
	A- Mục tiêu bài học: 
 * Thấy được số phận vô cùng bi thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 .Vượt lên tất cả là sức sống kì diệu ,niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết .
 * Tất cả đã được xây dựng bằng tình huống truyện độc đáo ,nghệ thuật kể truyện hấp dẫn ,dựng cảnh và miêu tả tâm trạng nhân vật đặc sắc của tác giả .
 B- Phương tiện thực hiện : SGK+SGV+Bài soạn 
 C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 	 
 D- Tiến trình lên lớp : 
 1- Kiểm tra bài cũ :
 2- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Yêu cầu cần đạt 
I- Đọc –tìm hiểu 
 1- Tiểu dẫn :
H/ S đọc SGK
-Nêu những nét chính về cuộc đời của Kim Lân? 
Nguồn gốc : - Sinh năm 1920 và mất năm 2007
	-Tên khai sinh là Nguyễn văn Tài 
 - Làng Phù Lưu-Xã Tân Hồng – Huyện Từ Sơn- Tỉnh Bắc Ninh .
Quá trình tiến thân : 
 -Do hoàn cảnh gia đình khó khăn chỉ được học hết bậc tiểu học .Năm 1941 bắt đầu sự nghiệp viết văn đăng ở tiểu thuyết thứ bảy Trung bắc chủ nhật năm 1944 ,Kim Lân tham gia hội văn hoá cứu quốc .Từ đó lấy sự nghiệp văn học phục vụ kháng chiến và xây dựng Chủ Nghĩa Xã hội 
( viết văn ,làm báo ,diễn kịch ,đóng phim )
 - Đặc điểm trong sáng tác của Kim Lân : Chuyên viết về truyện .Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung ở khung cảnh nông thônvà hình tượng người nông dân . 
 - Ông viết rất hay về những thú chơi gọi là phong lưu đồng ruộng của người nông dân sau luỹ tre làng ( chó săn ,đánh vật ,chọi gà ,chim bồ câu đang bay) 
 - Ông viết chân thật và xúc động về cuộc sống và con người ở nông thôn mà ông hiểu sâu sắc về họ .Những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng .
 - Kim Lân đã xuất bản tập truyện ngắn “ Nên vợ nên chồng” (1955) và “ con chó xấu xí” (1962) 
- Kim Lân được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
2- Truyện ngắn “ Vợ nhặt” 
 a- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác 
- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được rút trong tập truyện “ Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962 .
- Truyện ngắn nguyên là truyện “ xóm ngụ cư” viết ngay sau cách mạng tháng Tám .Bản thảo chưa in .Sau này (1962) ,tác giả cho in và lược đi một số đoạn .
- Kể tả tiền thân cũng như sau này sửa đổi cho in ,truyện ngắn “Vợ nhặt” nhằm tái hiện lại thảm hoạ mà “ con cháu ta đến năm 2000 vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình” .Vì nạn đói khủng khiếp và kết cục bi thảm của nó ,hơn hai triệu người bị chết đói .Biết cái hôm qua để mọi người càng yêu cái hôm nay ,càng gắn bó với cuộc sống trong tự do ,độc lập ,trong những ngày Miền bắc tiến lên trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội .Đó là “ôn cố tri tân” (Ôn lại cái cũ để càng biết cái mới) .Không chỉ ôn nghèo, nhớ khổ ,truyện ngắn còn giúp con người vững niềm tin để vượt lên mọi sự đe doạ của cái đói và cái chết bằng khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương con người .Để từ đó khẳng định giá trị nhân văn ,mối quan hệ giữa con người với con người và nội dung chủ nghĩa nhân đạo .
b- Chủ đề 
H/S -đọc SGK
-Nêu chủ đề của truyện? 
Miêu tả cái đói và cái chết đe doạ cuộc sống con người ở xóm ngụ cư .Đồng thời khẳng định khát vọng hạnh phúc và niềm tin vào mối quan hệ của người nông dân với cách mạng .
-Chủ đề đặt ra mấy nội dung ? 
-Chủ đề là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm .ở tác phẩm này gồm ba nội dung 
 + Cái đói ,cái chết đe doạ cuộc sống conngười 
 + Khát vọng hạnh phúc và tình thương con người 
 + Niêm tin vào mối quan hệ của người nông dân với cách mạng 
c- Tình huống truyện 
- Em hiểu thế nào là tình huống truyện ? Kim Lân đã tạo được tình huống độc đáo ở chi tiết nào ? 
- Tình huống là tất cả những sự kiện, chi tiết xảy ra trong cuộc sống của con người .Nhà văn không thể miêu tả tất cả mà phải chọn lọc .Kim Lân đã tạo được tình huống độc đáo .Đó là anh Tràng con bà cụ Tứ ở xóm ngụ cư làm nghề kéo xe thuê vừa xấu ,vừa dở hơi tự nhiên nhặt được vợ ( có người theo về làm vợ )giữa những ngày đói kém ,cái chết đe doạ con người .Tình huống này chi phối cả nội dung truyện . 
II-Đọc –hiểu 
- Theo anh (chị) nên đọc hiểu theo cách nào ? (theo chủ đề hay tình huống độc đáo )
- Đọc- hiểu theo từng khía cạnh của chủ đề là việc thông thường khi tìm hiểu giá trị của một tác phẩm .Nếu đọc -hiểu theo chủ đề chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ,phân tích ,đánh giá nội dung và nghệ thuật tác phẩm dựa vào ba khía cạnh : 
 + Cái đói và cái chết đang đe doạ con người ở xóm ngụ cư 
+ Khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương của họ ( Bà cụ Tứ ,Tràng và người con gái theo Tràng làm vợ ) 
+ Niềm tin và mối quan hệ của người nông dân với cách mạng tháng Tám .
- Đọc hiểu theo tình huống đọc đáo của truyện ,chúng ta vừa làm rõ từng khía cạnh của chủ đề vừa làm nổi bật ý định của kim Lân dù trong cái đói ,cái chết đe doạ ,con người vẫn vươn lên đón nhận hạnh phúc bằng khát vọng ,bằng tình thương ,bằng cả niềm tin của con người .Vậy ta chọn đọc –hiểu theo tình huống truyện . 
1- Tình huống truyện 
 a- Rất tự nhiên 
 - Tình huống tràng nhặt được vợ rất tự nhiên ở chỗ nào ? 
- Chỉ có hai lần gặp gỡ mà nên vợ ,nên chồng .
 * Lần thứ nhất nghe Tràng hò bâng quơ khi kéo xe bò thóc lên dốc :
 “ Muốn ăn cơm trắng với giò này 
 Lại đây mà đẩy xe bò với anh này” 
(Mấy cô gái đùn đẩy ,rồi một cô cười như nắc nẻ chạy lại chỗ Tràng “ Có ối cơm trắng với giò đấy này nhà tôi ơi .Nói thật hay nói khoác đấy) 
 * Lần thứ hai gặp lại ,vẫn cô gái ấy ,không khí câu chuyện cũng rất tự nhiên : 
 - “ Đấy người thế mà điêu ! Hôm ấy hẹn xuống mà mất mặt 
 - Chẳng hôm ấy thì hôm nay vậy .Nhưng mà thôi hãy vào đây ăn miếng giầu đã nào 
 - Có ăn gì thì ăn ,chứ chẳng ăn giầu 
 - Đấy muốn ăn gì thì ăn 
 - Ăn thật nhá ! ừ ăn thì ăn chứ sợ gì” 
Thế là Thị ngồi sà xuống ăn thật .Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc .Câu chuyện lại tiếp diễn 
 - Hà ,ngon ! về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố 
 - Làm đếch gì có vợ .Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về .Nói thế Tràng tưởng là nói đùa ,ai ngờ Thị về thật .Hôm ấy hắn đưa Thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho Thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về .
-Em có suy nghĩ gì về tình huống gặp gỡ tự nhiên này ? 
- Có cái gì rất vui mà cũng thật cám cảnh .Vui vì con người nên vợ ,nên chồng .Đây cũng là tình cảm tự nhiên của con người .Nhưng cũng thật cám cảnh .Cái đói đa xlàm cho con người chẳng còn biết ý tứ ,xấu hổ là gì .Chỉ có bốn bát bánh đúc lúc đói mà nhặt được vợ ,giá trị con người thật rẻ rúng .Đây là điều thật tâm đắc .Con người tự suy nghĩ về số phận của chính mình 
- Mặt khác tình huống tự nhiên này cũng tạo ra sự ngạc nhiên .Ngạc nhiên ở người đọc và ngạc nhiên của cả những người trong cuộc .Vì vào cái thời buổi đến cái thân mình biết có nuôi nổi không ,lại còn đèo bòng .Kim Lân muốn đưa người đọc trở về với thực tế cuộc sống lúc ấy ,từ tình huống này .Đó là cái đói ,cái chết đang bủa vây con người .
b- Tràng nhặt được vợ trong lúc cái đói và cái chết đang đe doạ con người .
 - Cái đói và cái chết được miêu tả như thế nào khi Tràng nhặt được vợ ?
- Nhà văn thuật lại bằng những chi tiết ,hình ảnh : 
 “ Những gia đình từ những vùng Nam Định ,Thái Bình ,đội chiếu lũ lượt bồng bế ,dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma ,và nằm ngổn ngang khắp lều chợ ,đi làm đồng không gặp ba ,bốn cái thây nằm còng queo bên đường .Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” và “ Ngã tư xóm chợ về chiều càng xơ xác heo hút .Từng trận gió ngoài cánh đồng thổi vào ngăn ngắt .Hai bên dãy phố úp súp ,tối om ,không nhà nào có ánh đèn lửa .Dưới gốc đa ,gốc gạo xù xì ,bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như bóng ma .Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi cứ gào lên từng hồi tha thiết” , “ Bữa cơm đón nàng dâu thật thảm hại chỉ có rau chuối thái rối ăn với cháo loãng và cháo cám nữa” .
-Em có nhận xét gì về chi tiết này ? 
- Nhà văn không miêu tả nhiều ,chỉ vài nét nhưng đã gợi ra được cái đói : 
 + Những đoàn người rời bỏ quê hương đi cầu thực để mong kiếm được miếng ăn .Nét mặt họ “xanh xám” họ “ bồng bế ,dắt díu nhau” hẳn là có cả cụ già và trẻ em .Họ đói và mệt “ Nằm ngổn ngang khắp lều chợ” .Không ánh sáng ,không tiếng cười ,nói gợi niềm vui .ánh lửa chiều bên bếp không có .Tất cả chìm trong bóng tối .Không phải tự nhiên ,hai lần tác giả gợi lên bóng ma .Họ còn sống, một cuộc sống ngắc ngoải để rồi dự báo một thế giới của cô hồn ( Hồn người chết không nơi thờ cúng ) 
 + Cái chết đã hiện ra “ Người chết như ngả rạ” .Sự so sánh này diễn tả khắp nơi nhiều người chết nằm la liệt “ Ba ,bốn cái xác nằm còng queo” .Người đọc tưởng tượng không khỏi rùng mình .
 + Thiên nhiên cũng góp phần làm cho không gian ,cảnh vật ảm đạm .Gió thì “ ngăn ngắt” làm rõ cái đói và cái rét thấm vào tận xương .Đường làng, ngõ xóm thì “xơ xác,heo hút”.Chẳng ai còn đủ sức để đi lại ,chơi bời .Tiếng quạ thì gào lên “thê thiết” .Loài chim này đã đánh hơi được xác người chết ở đâu đó .Nghe thật rùng rợn ,thật buồn .
 + Nhà văn không hề tố cáo mà những trang ,những dòng ấy tự nhiên là bản luận tội bọn Pháp vàNhật ,thủ phạm chính gây lên nạn đói này .Tác phẩm vừa như cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người ,vừa tố cáo những gì vô nhân đạo mà đế quốc pháp ,Phát xít Nhật cùng chính quyền tay sai phong kiến lúc ấy gây ra .Gia trị của tác phẩm là ở chỗ ấy .Tình huống truyện đã góp phần làm rõ chủ đề . 
c- Tập trung hơn cả tình huống truyện thể hiện khát vọng hạnh phúc và tình thương con người 
- Bằng cách nào Kim Lân thể hiện rõ khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương ? Hãy phân tích ? 
-Bằng cách miêu tả tâm trạng của nhân vật trước hoàn cảnh thực tế : 
 + Tràng và cô gái thật táo bạo và liều lĩnh .
 *Bản thân Tràng biết “mình cũng chưa chắc nuôi nổi mình mà còn đèo bòng”.Nhưng anh ta “ tặc lưỡi” và “mặc kệ” .Mặc kệ có nghĩa là liều lĩnh mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy .Tràng chẳng lo sợ gì ,tính toán gì ,miễn là mình có vợ .
 * Cô gái theo Tràng về làm vợ càng táo bạo hơn .Một người đàn ông xa lạ ,không hề biết một tí gì về gốc tích ,hoàn cảnh sống của anh ta mà chỉ vì bốn bát bánh đúc lúc đói đã liều lĩnh theo người ta để gọi bằng chồng .Ngưopừi ta lấy chồng phải có tiền cưới ,tiền treo .Người con trai phải “ Năm lần ra ba lần vào” quen cả ngõ ,mòn cả lối cổng .Đằng này Chao ôi! thật buồn cho sự liều lĩnh ấy .
-Ngoài sự liều lĩnh ,em đánh giá như thế nào về Tràng và người con gái theo Tràng ? 
-Để cho hoàn cảnh thực tế sai khiến ,chỉ đạo là sự liều lĩnh,táo bạo .Nhưng có một điều nó quyết định sự liều lĩnh ,táo bạo ấy của Tràng và cô gái là khát vọng hạnh phúc .Khát vọng hnạh phúc đã giúp họ vượt qua hoàn cảnh của cái đói và cái chết để đến với nhau .Trước mắt họ không hề gợi ra một chút của cái đói và cái chết .Họ chỉ thấy có nhau .Vì thế trên đường trở về nhà trước bao cặp mắt của mọi người , “ Thị càng ngượng nghịu ,chân nọ bước díu cả vào chân kia” .Còn tràng thì “ thích ý lắm ,cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình” . Họ nói với nhau những câu chuyện không đầu ,không cuối .Nào là khoe “ dầu thắp đây này” .Nào là trách móc “ hoang nó  ...  những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm loại hình, các phong cách ngôn ngữ của tiếng Việt đã học từ lớp 10 đến lớp 12. Nắm chắc đặc điểm của từng phong cách và việc sử dụng mỗi phong cách trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp.
	* Nâng cao thêm kĩ năng lĩnh hội và tạo lập văn bản thuộc từng phong cách khi cần thiết.
	B- Phương tiện thực hiện : SGK+SGV+Bài soạn 
 C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 	 
 D- Tiến trình lên lớp : 
 1- Kiểm tra bài cũ :
 2- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt 
1. Kẻ bảng và điền những nội dung cần thiết vào trong các mục đã ghi 
Bảng thống kê
Nguồn gốc và lịch sử phát triển Tiếng Việt
Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập 
a- Về nguồn gốc Tiếng Việt thuộc
- Họ: Ngôn ngữ Nam á 
- Dòng: Môn – khơ me 
- Nhánh: Việt – Mường
(Tiếng Việt và tiếng Mường)
b- Các thời kì trong lịch sử
- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
- Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Tiếng Việt ở thời kì độc lập tự chủ.
- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.
- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám tới nay. 
a- Đơn vị cơ sở ngữ pháp: tiếng
(Yêu cầu học sinh lấy ví dụ)
b- Từ không biến đổi hình thái
(yêu cầu học sinh lấy ví dụ)
c- ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng trật tự từ và hư từ
(yêu cầu học sinh lấy ví dụ)
Câu 2 – SGK 
- Kẻ vào vở và điền trên các phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách 
Phong cách ngôn ngữ và thể loại tiêu biểu
Thể loại
PCCN nghệ thuật
Khoa học
Chính luận
Báo chí
Hành chính
Sinh hoạt
Văn bản tiêu biểu 
Thần thoại Truyền thuyết 
- Truyện ngắn
- Tiểu thuyết
- Thơ
- 
- Phong cách khoa học SGK (SGK các cấp tài liệu tham khảo, giáo trình)
- Phong cách khoa học chuyên sâu (những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học)
- Sách phổ biến kiến thức khoa học.
- Tuyên ngôn độc lập.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
- Các tin trên báo (tin vắn, tin dài, tin sâu).
- Phóng sự điều tra.
- Ghi nhanh
- Quyết định
- Công văn
- Báo cáo
- Đơn từ
-Giấy chứng nhận 
- Lời nói trong sinh hoạt hàng ngày. 
- Trong tắc phẩm nó là lời nói táI hiện, thể hiện qua tuồng, chèo, kịch. Đối thoại giữa các nhân vật. 
Câu 3 – SGK 
Phong cách ngôn ngữ và đặc trưng 
Phong cách ngôn ngữ 
Đặc trưng 
Nghệ thuật
(Lớp 10)
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hoá
Sinh hoạt 
(Lớp 10)
Mang đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày
- Đó là tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể 
Chính luận 
(Lớp 11)
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm và thuyết phục
Báo chí
(Lớp 11) 
- Tính thông tin thời sự 
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động hấp dẫn 
Hành chính 
(Lớp 12)
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ 
Khoa học
(Lóp 12) 
- Tính khái quát trìu tượng
- Tính lí trí lô gích
- Tính khách quan phi cá thể 
Câu 4 – SGK 
- Văn bản a được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học
- Văn bản b được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 
Về đặc điểm ngôn ngữ, văn bản a sử dụng ngôn ngữ khoa học sách giao khoa, miêu tả hình dáng, ánh sáng của mặt trăng ở thời gian và không gian khác nhau.
- Văn bản b sử dụng ngôn ngữ gọt giũa, ngôn ngữ nghệ thuật, miêu tả sự vật trong tưởng tượng so sánh. 
Câu 5 – SGK phần a 
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
b- Câu 5 
- Từ ngữ có lớp từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính được sử dụng với tần số cao. Ví dụ. Căn cứ, nghị định số, Hội đồng Bộ trưởng ban hành, xét đề nghị, thi hành quyết định này 
- Về kiểu câu: Mỗi một ý quan trọng đều được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
- Kết cấu văn bản có 3 phần theo quy định. 
c- Câu 5
Bảo hiểm y tế Hà Nội vừa được thành lập
Cách đây hai tiếng, một tin vui đến với cán bộ công nhân viên và nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trực tiếp chủ tịch thành phố đã kí, ra quyết định thành lập Bảo hiểm y tế Hà Nội.
Quyết định yêu cầu kiện toàn tổ chức của Bảo hiểm y tế thành phố, các quận, huyện trực thuộc thành phố. Đồng thời có kế hoạch kết hợp Bảo hiểm y tế với phòng ban chức năng của Sở, các bệnh viện để tổ chức tốt khám chữa bệnh cho nhân dân.
Quyết định thành lập Bảo hiểm y tế Hà Nội thể hiện tinh thần sáng suốt thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của uỷ ban nhân dân thành phố, sự chăm sóc sức khoẻ của người dân lao động. 
Ôn tập phần văn học
	A. Mục tiêu bài dạy
	* Nắm một cách hệ thống và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 12 kì II. 
	* Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, vấn đề tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. 
	B- Phương tiện thực hiện : SGK+SGV+Bài soạn 
 C-Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 	 
 D- Tiến trình lên lớp : 
 1- Kiểm tra bài cũ :
 2- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Câu 1 – SGK 
Sau khi vào đề, bài viết tập trung nêu được các ý 
1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
+ Mị và A Phủ là nạn nhân của chế độ phong kiến và đế quốc miền núi (con dâu gạt nợ, người đi ở truyền kiếp) 
+ ở “Vợ nhặt” nhà văn miêu tả cái đói và cái chết đe doạ cuộc sống con người. Giữa cái đói và cái chết đe doạ, Tràng con bà cụ Tứ ở xóm ngụ cư bỗng nhiên nhặt được vợ ở giữa đường, giữa chợ nhờ mấy bát bánh đúc. Tràng lấy vợ trong tình cảnh éo le vui, buồn lẫn lộn, trong hoàn cảnh mẹ goá, con côi nuôi nhau còn khó khăn, mang lại thêm một miếng ăn nữa. Hạnh phúc của họ diễn ra trong tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945. 
2- Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của hai tác phẩm
+ “Vợ chồng A Phủ” thể hiện khát vọng hạnh phúc của cô gái người H Mông đáng thương. Hạnh phúc bị chà đạp, Mị không lấy được người mình yêu, Mị phải sống những ngày trong tăm tối khổ nhục ở nhà thống lí Pá Tra. Căn buồng Mị ở thực sự là nhà tù giam hãm, đầy đoạ. Mị sống câm lặng. Nhưng sự câm lặng ấy lại là sự dồn nén, tích tụ để có ngày Mị vụt đứng dậy. Nét đặc sắc của tư tưởng nhân đạo là nhà văn đã miêu tả quá trình nhận thức của nhân vật về cuộc đời của mình. Bắt đầu bằng tiếng sáo gọi bạn từ xa vọng lại nghe “thiết tha bồi hồi”, Mị nghĩ lại cuộc đời tươi trẻ của mình trong quá khứ. Quá khứ rất đẹp “Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo. Biết bao người đã theo Mị thổi hết từ núi này sang núi khác” Mị nghĩ về hiện tại để khẳng định mình “Mị còn trẻ, Mị còn trẻ lắm”. Không gì sâu sắc hơn khi con người tự khẳng định về mình. Phải khát sống, khát yêu Mị mới có khẳng định như thế. Đây là đoạn văn thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Suy nghĩ của Mị có lúc như một đòi hỏi về quyền sống của mình “Bao nhiêu người có chồng còn đi chơi xuân huống chi Mị và A Sử không có lòng vẫn phải sống với nhau”. Từ chỗ bị tê liệt “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị đã nhận thức được quyền sống của con người. Hành động của Mị đều theo hướng của sự phát triển về nhận thức. Mị không thể sống cam chịu mãi như thế “Mị sắn mỡ bỏ vào đèn” để sáng lên trong không gian mờ mịt của căn buồng. Đó là thứ ánh sáng đã le lói trong nhận thức, tầm hồn của Mị. “Mị với tay lấy áo, váy mới. Mị muốn đi chơi. Mị sắp đi chơi”. Nếu không có hành động tàn ác của A Phủ thì Mị đã có mặt ở sân chơi đầu lòng. Tuy bị trói trong buồng tối, tai Mị vẫn lắng nghe tiếng sáo gọi bạn, trái tim Mị vẫn thổn thức theo lời bài hát người đang thổi ()
Chi tiết Mị cứu A Phủ là thể hiện đỉnh cao của khát vọng được sống tự do. Quá trình diễn biến tâm trạng nhân vật từ thương mình đến thương người, từ lo cho người đến nghĩ về số phận mình, Mị quyết định cứu A Phủ. Mị cũng chạy theo A Phủ. Mị không chỉ cứu A Phủ còn tự giải thoát cuộc đời mình.
+ Trong “Vợ nhặt” khát vọng hạnh phúc thể hiện giữa cái đói và cái chết bủa vây. Nét đặc sắc là ở chỗ đó.
Hai lần gặp nhau mà nên vợ nên chồng
Bước chân ngượng nghịu của cô gái theo Tràng
Sự có mặt của họ ở xóm ngực cũng làm cho khuôn mặt hốc hác của họ tươi tỉnh hẳn lên.
Câu chuyện của ba mẹ con trong đêm đầu, bà cụ Tứ nói toàn chuyện làm chuyện ăn (). Nó xua đi cái nặng nề của tư khí.
Cả gia đình thức dậy dọn nhà, dọn cửa ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình trong đó nổi bật nhất là ý nghĩ của Tràng (). Cuối truyện, hình ảnh đoàn gnười vác cờ đỏ sao vàng đi phá kho thóc của Nhật gợi cho người đọc liên tưởngt ới một ngày không xa vợ chồng Tràng cũng nhập trong đoàn người ấy, vùng lên giải phóng quê hương.
+ Miêu tả bộ mặt, hành động tàn ác của kẻ thù là thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc nhất.
* Ai gây nên cảnh bất công ngang trái (phong kiến, đế quốc)
* Hành động của chúng thể hiện như thế nào ?
(đàng đoạ con người, chúng cưỡng cả tình yêu của Mị. Hành động A Sử trói Mị được miêu tả một cách lạnh ling “Trói xong vợ, A Sử thắt nốt chiếc bao xanh, tắt đèn, bước ra, khép cửa buồng lại”. Hành động tra tấn dã man A Phủ của cha con Thống lí Pá Tra. “Đá Tra đốt hương lẩm nhẩm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ ” tất cả đã diễn tả bộ mặt tàn bạo, độc ác của kẻ thù giai cấp. Trong truyện “vợ nhặt” bọn phát xít Nhật bắt dân nhổ lúa, nhổ ngô để trồng đay là nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Câu 2 - SGK
Sau khi vào để, bài viết cần tập trung làm rõ các ý sau:
1- Hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu.
+ Không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết thắng giặc
+ Yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế cao cả
+ Sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cứu nước.
+ Có đời sống tình cảm hài hoà, phong phú, đặt cái chung trên mọi quan hệ riêng tư.
2. Cách thể hiện nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng có những nét riêng độc đáo trong khám phá và sáng tạo “rừng xà nu” và “những đứa con trong gia đình. 
+ “Những đứa con trong gia đình” miêu tả truyền thống gia đình hoà trong truyền thống của đất nước “Truyền thống gia đình cũng như con sông để . Nước ta”. Tác giả làm nổi bật hai nhân vật chiến và Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có thù sâu với phong kiến và đế quốc. Chị em đã biết nương tựa nuôi nhau như những ngày mà còn sống. Chị em cùng các cô các chú du kích bắn chết thằng Mĩ trên dòng sông Định Thuỷ. Cả hai hăng hái tùng quân. Những câu nói của Chiến, Việt trong đêm ở nhà để ngày mai lên đường về đơn vị đã chứng minh cho ý chí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Việt đã hành động đúng như lời mình hứa. Trong trận chiến đấu, Việt đã tiêu diệt một xe tăng của địch. Bị thương nặng nhưng ngón tay lúc nào cũng để ở vòng cò để sẵn sàng nổ song. Chi tiết không bàn thờ ba, ma sang gủi nhà chú Năm thật cảm động. Người đọc vẫn nhận ra trách nhiệm của Chiến, Việt trước tình nhà, nghĩa nước và “mối thù đè nặng ở trên vai”. Có một vài chi tiết khác như cuốn sổ gia đình, giọng hò của chú Năm  cũng là làm rõ nét đẹp của chủ nghĩa anh hùngn cách mạng của đồng bào miền Nam trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. 
+”Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành làm rõ đặc điểm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng chi tiết độc đáo. Đó là “mười đầu ngón tay TNú bốc cháy như mười ngọn đuốc” khi bị kẻ thù đôt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 sach moi -.doc