Giáo án tự chọn Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ

Giáo án tự chọn Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ

 VỢ CHỒNG A PHỦ

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững những nét đáng lưu ý về nghệ thuật , nghệ thuật miêu tả, dựng truyện , miêu tả diễn biến tâm trạng , hành động của nhân vật và giá trị nhân đạo của tác phẩm

 II.Phương tiện :- SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo khác.

 III. Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận nhóm , diễn giảng

 IV. Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định

 2.Kiểm tra: Thông qua

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2096Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20-22 Ns:10.01.09
 Tiết: 20-22 Ng:17.01.09. Chủ đề 4 (tiết 1-3)
 VỢ CHỒNG A PHỦ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững những nét đáng lưu ý về nghệ thuật , nghệ thuật miêu tả, dựng truyện , miêu tả diễn biến tâm trạng , hành động của nhân vật và giá trị nhân đạo của tác phẩm
 II.Phương tiện :- SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo khác.
 III. Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận nhóm , diễn giảng 
 IV. Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định
 2.Kiểm tra: Thông qua 
 3.Bài mới:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
 Nội dung cần đạt
HĐ 1
Hãy cho biết những nét đáng chú ý trong nghệ thuật trần thuật của Tô Hòai trong đoạn văn sau “Trên đầu núi , các nương ngô, nương lúa gặt xongCó biết bao nhiêu người mê , ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
Gợi ý :Miêu tá trong nghệ thuật kể chuyện.Tâm lý nhân vật.Câu văn thấm đẩm sự ngọt ngào , sống động
 HĐ 2
Hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả và dựng truyện của Tô Hoài? 
Gợi ý:Miêu tả sinh hoạt, thiên nhiên ,miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật, xây dựng cốt truyện và tình huống
Thảo luận nhóm theo gợi ý
HĐ 3
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được biểu hiện trong “đêm tình mùa xuân”
Gợi ý :Chỉ ra tình trạng tê liệt tinh thần của Mị từ khi trở về nhà Pá Tra 
Tác động của tiếng sáo , của không khí mùa xuân tràn về đã đưa Mị về với miền ký ức .
Hành động xắn mỡ bỏ thêm vào đèn 
HĐ 4
Hãy phân tích tâm trạng và hành động của Mị khi cắt dây trói cho A Phủ.
HĐ 5 
Theo anh ,chị ,tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện như thế nào qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ?
Đọc kỹ đoạn trích , tìm dẫn chứng chứng minh những luận điểm GV gợi ý. Phát biểu
Thảo luận nhóm nhỏ theo gợi ý , đại diện nhóm phát biểu theo gợi ý của GV 
Phát biểu , các HS khác bổ sung
Phát biểu , các HS khác bổ sung
Trả lời 
I Những nét đáng chú ỷ trong nghệ thuật trần thuật
-Miêu tả trong nghệ thuật kể chuyện:
+Cảnh thiên nhiên Tây Bắc rất đặc trưng và sống động:Cỏ tranh vàng ửng , mhững chiếc váy hoa sặc sỡ , những quả bí ngô chín đỏ,..
+ Cảnh sinh hoạt :cảnh uống rượu, ốp đồng tụ tập vui chơi của thanh niên nam nữ diễn ra theo lối thuật và kể, ngắn gọn nhưng sinh động , gợi được không khí riêng.
+Khắc họa những phong tục , tập quán riêng ở Tây Bắc: Lễ sinh tiền , tục bắt con gái làm vợ, những cảnh vui xuân, cảnh nam nữ hò hẹn hát giao duyênQua cái phông văn hóa đó đã góp phần lý giải tâm lý , tính cách con người có thêm chiều sâu , làm nổi rõ sắc thái vùng Tây Bắc.
-Nắm bắt tinh tế tâm lý nhân vật:
Trong cảnh
mùa xuân đầy sức sống , trong không khí thanh bình của vụ gặt vừa xong, trong trạng thái tâm lý háo hức của mọi người đang chờ đón Tết, Mị nghe “có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”, “tiếng sáo vọng lại ,thiết tha bổi hổi”, Mị lén lấy rượu “cứ uống ừng ực từng bát”cơn say đưa Mị “sống về ngày trước” àMiêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật rất logic , chân thật , góp phần tăng thêm sức sống cho hình tượng.
-Trong dòng hồi ức của Mị , trong nhịp điệu câu văn , trong lời bài hát , trong những từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm (tha thiét bổi hổi, những đêm tình mùa xuân,run bần bật,lịm mặt) vừa khắc sâu hơn nỗi cay đắng hiện tại vừa hé mở sự sống đang bắt đầu hồi sinh trong Mị.
II.Nghệ thuật miêu tả đặc sắc 
-Nghẹ thuật miêu tả thiên nhiên:hính ảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên rất đặc trưng và có hồn, vừa gợi ra một không gian quen thuộc vừa gợi ra dòng chảy diệu kỳ của thời gian (cảnh nương ngô nương lúa đã gặt , những đám lửa do trẻ con đốt lều canh nương , gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng , những chiéc váy hoa phơi trên mỏm đá xòe như con bươm bướm sặc sỡ, những đêm mùa đông và những đêm tình mùa xuân)
-Nghệ thuật miêu tả sinh hoạt gắn chặt với phong tục ,tập quán của người đân miền núi Tây Bắc:các phong tục như:cướp vợ, đánh pao,đánh quay, thổi sáo, cúng ma, cảnh vui xuân, cảnh hát giao duyên)đều được miêu tả chân thật, góp phần giải thích tính cách , tâm hồn con người và gián tiếp tố cáo bọn thống trị lợi dụng hủ tục để ức hiếp người lao động.
-Nghệ thuật miêu tả tâm lý , hành động của nhân vật : Diễn biến nội tâm của Mị được miêu tả qua hành động : “quỳ lạy bố,uống rượu đêm mùa xuân, hành động cắ dây trói cho A Phủ”, lúc được miêu tả như một dòng chảy cảm xúc , suy tư “trong lòng đột nhiên vui sướng như những đem Tết ngày trước. Mị trẻ lắm .Mị vẫn còn trẻ.Mị muốn đi chơi” ,”Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi,những đám chơi ..Mị 
thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”đều hợp logic và có tác dụng làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Cốt truyện và tình huống truyện được tổ chức mạch lạc nhưng đảm bảo sự bât ngờ , kịch tính trong mạch truyện .những bước ngoặt hành động của nhân vật đều hợp lý mà vẫn khó đoán trước .do đó truyện duy trì được sức hấp dẫn. 
III.Sức sống tiềm tàng cuả Mị trong “đêm tình mùa xuân”
-Sống trong nhà thống lý Pá Tra , Mị đã bị cuộc sống tù hãm làm tê liệt tinh thần ‘Mị cuối mặt ,không nghĩ ngợi gì nữa” ”lùi lũi như con rùa trong xó cửa
-Khởi đầu là tác động của tiếng sáo “nghe tiến sáo vọng lại thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”, bài háy rủ bạn đi chơi.Tiếp đó, Mị uống rượu một cách khác thường, rồi Mị trở về sống sống những ngày trong ký ức.Ký ức đua Mị về những khát khao đẹp đẽ thuở còn ở với cha mẹ,ký ức giúp Mị nhận ra giá trị của mình : “thổi sáo giỏi” , “thổi lá cũng hay như thổi sáo”, “trẻ lắm”,”không có lòng với nhau”mà vẫn phải sống với A SửNỗi uất ức hiện lên cùng với nièm vui sướng vì lúc này Mị đã hồi sinh , Mị ý thức được quyền làm người.Mị quyết định đi chơi.
-Hành động xắn thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng ,quấn lại tóc ,sửa sọan váy để đi chơi vừa là thực hiện ao ước vừa là sự thách thức với hoàn cảnh hiện tại .
Tô Hoài phát hien và miêu tả thành công sức sông tiềm tàng trong Mị điều đó chứng toe ông là người am hiểu tâm lý nhân vật và là người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
IV.Tâm trạng và hành động của Mị khi cắt dây trói cho A Phủ
-Lúc đầu thấy A Phủ bị trói ,Mị vẫn thản nhiên vì đã quá quen với cảnh ngang trái xảy ra với mình và mọi người chung quanh, Mị đang chìm trong trạng thái vô cảm.
-Khi thấy “hai dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”của A Phủ , Mị như bừng tỉnh:thương mình đến thương người đồng cảnh ngộ , Mị nhận ra sự tàn bạo ,độc ác của cha con Pá Tra , bất bình trước cái chết oan uổng sắp đến với A Phủ Mị quyết định cởi trói cho A Phủ 
-Nỗi sợ hải khi nghĩ đến sự trả thù tàn bạo của cha con Pá Tra sẽ giành cho mình ,Mị đã chạy theo A Phủ , đó chính là biểu hiện của niềm khát khao được sống , việc giải thoát cho A Phủ cũng có nghĩa là Mị tự giải thóat cho mình.
Với tài năng và tình thương ,sự trân trọng con người cùng với sự hiểu biết về vùng Tây Bắc dã giúp nhà văn thể hiện thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật 
V.Tư tưởng nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ”
-Miêu tả chân thực ,tỷ mỷ ,sinh động với niềm thông cảm sâu sắc nỗi khổ vật chất và nỗi đau tinh thần của các nhân vật Mị và A Phủ dưới chế độ thống trị của phong kiến miền núi.
-Khám phá sức mạnh tiềm ấn của những nạn nhân :niềm khát khao hạnh phúc , tự do và khả năng vùng dậy để tự giải phóng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantuchon12bamsattuan20-22.doc