Tự chọn: Tiết 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 – 1975
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức bài khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng T8-1945 đến hết thế kỷ XX. Trọng tâm là những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975.
II. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Nội dung và phương pháp
Tự chọn: Tiết 1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 – 1975 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức bài khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng T8-1945 đến hết thế kỷ XX. Trọng tâm là những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975. II. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ Nội dung và phương pháp Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt VHVN từ 1945- 1975 có những đặc điểm chung cơ bản nào? Chỉ rõ biểu hiện của sự gắn bó giữa văn học với vận mệnh chung của đất nước? Lấy VD cụ thể minh họa? Tổ quốc và CNXH là đề tài bao quát toàn bộ VHVN từ 45-75. Biểu hiện của việc hướng về đại chúng trong văn học 1945- 1975? Lấy VD cụ thể làm rõ? Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của VHVN từ 1945- 1975 thể hiện ở trên những phương diện nào? Người mẹ cầm súng. Rừng xà nu. Đất nước đứng lên. Cảm hứng lãng mạn có tác dụng như thế nào đối với con người Việt Nam lúc bấy giờ? Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 45-75: a, Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: - Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Tập trung vào đề tài bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà. Ví dụ: Ôi tổ quốc ta yêu như da thịt Như mẹ cha ta như vợ như chồng Ôi tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông - Đề tài xây dựng CNXH, ca ngợi hình ảnh con người mới, phẩm chất tốt đẹp của người lao động... Hai đề tài này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau b, Nền văn học hướng về đại chúng: - Quảng đại quần chúng vừa là đối tượng phản ánh thưởng thức tiếp nhận của văn học vừa cung cấp đội ngũ những nhà văn, nhà thơ. Nền văn học giai đoạn này mang tính nhân văn sâu sắc - Quan tâm tới nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh của người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ, niềm vui, niềm tự hào về cuộc đời mới... - Dung lượng ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức quen thuộc, ngôn ngữ bình dị... c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Giọng điệu trang trọng, mang tính ngợi ca... - Cảm hứng lãng mạn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc... Cảm hứng lãng mạn nâng đỡ con người Việt nam vượt lên mọi thử thách từ trong máu lửa đi đến chiến thắng, từ khó khăn cơ cực đi đến ấm no, hạnh phúc. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên tinh thần lạc quan, đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực... Củng cố và dặn dò: Nắm chắc 3 đặc điểm cơ bản nói trên. Lấy ví dụ phân tích. Soạn bài tác giả Hồ Chí Minh
Tài liệu đính kèm: