Vấn đề giao tiếp trong môi trường học đường

Vấn đề giao tiếp trong môi trường học đường

Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là nơi truyền bá những nét đẹp văn hóa. Người xưa có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là phải học lễ nghĩa trước khi học văn hóa. Và mọi chuẩn mực về lời nói trong giao tiếp, ứng xử là một phần của chữ “lễ”. Nó góp phần quan trọng vào việc hình thành cũng như phát triển nhân cách học sinh.

Song thực tế, cách xưng hô trong giao tiếp ở học đường hiện đang là vấn đề cần phải xem lại. Một số em sử dụng ngôn từ rất tùy tiện, bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu văn hóa. Chẳng hạn, chỉ xoay quanh chữ “bạn” mà bao nhiêu tiếng, thanh có, thô có: Vừa cậu vừa tớ, vừa mày vừa tao, vừa thằng vừa nó, vừa ông vừa bà cứ như ta đang nghe một bản nhạc, trong đó mọi âm thanh đều trở nên hỗn độn, xô bồ. Ấn tượng hơn, các thành ngữ dân gian chứa đựng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng đầy hàm súc về cuộc sống xưa, đã bị các em biến tấu thành những câu so sánh vô nghĩa. Như khi nói về cái nghèo của người nông dân, ông cha ta đúc lại trong bốn từ “nghèo rớt mồng tơi” thì được cải biên: “Nghèo như con mèo”.Hay để diễn tả cảm xúc trước cái đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, các em nói: “Ngất ngây con gà tây”. Bộc lộ nỗi chán chường, buồn bã: “Chán như con gián” – “Buồn như con chuồn chuồn”. Còn cái ác được ví: “Ác như con tê giác – Dã man con ngan thật” Những câu “thành ngữ tân thời”ấy nghe thì rất vui tai bởi nó có vần có điệu, nên các em hồn nhiên sử dụng chúng mọi nơi mọi lúc, mà không nhận thức được tác hại khôn lường. Nó làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, khiến ngôn ngữ dân tộc bị lai căng, biến dạng

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2164Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề giao tiếp trong môi trường học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG
Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức  mà còn là nơi truyền bá những nét đẹp văn hóa. Người xưa có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là phải học lễ nghĩa trước khi học văn hóa. Và mọi chuẩn mực về lời nói trong giao tiếp, ứng xử là một phần của chữ “lễ”. Nó góp phần quan trọng vào việc hình thành cũng như phát triển nhân cách học sinh.
Song thực tế, cách xưng hô trong giao tiếp ở học đường hiện đang là vấn đề cần phải xem lại. Một số em sử dụng ngôn từ rất tùy tiện, bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu văn hóa.  Chẳng hạn, chỉ xoay quanh chữ “bạn” mà bao nhiêu tiếng, thanh có, thô có: Vừa cậu vừa tớ, vừa mày vừa tao, vừa thằng vừa nó, vừa ông vừa bà cứ như ta đang nghe một bản nhạc, trong đó mọi âm thanh đều trở nên hỗn độn, xô bồ. Ấn tượng hơn, các thành ngữ dân gian chứa đựng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng đầy hàm súc về cuộc sống xưa, đã bị các em biến tấu thành những câu so sánh vô nghĩa. Như khi nói về cái nghèo của người nông dân, ông cha ta đúc lại trong bốn từ “nghèo rớt mồng tơi” thì được cải biên: “Nghèo như con mèo”.Hay để  diễn tả cảm xúc trước cái đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, các em nói: “Ngất ngây con gà tây”. Bộc lộ nỗi chán chường, buồn bã: “Chán như con gián” – “Buồn như con chuồn chuồn”. Còn cái ác được ví: “Ác như con tê giác – Dã man con ngan thật” Những câu “thành ngữ tân thời”ấy nghe thì rất vui tai bởi nó có vần có điệu, nên các em hồn nhiên sử dụng chúng mọi nơi mọi lúc, mà không nhận thức được tác hại khôn lường. Nó làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, khiến ngôn ngữ dân tộc bị lai căng, biến dạng 
Có lần cô phát bài kiểm tra một tiết. Một học sinh nam của lớp đạt 7 điểm. Môn văn, em vốn không khá, hơn nữa đạt điểm văn cao đâu phải dễ. Em rất đỗi vui mừng, nâng niu bài trên tay, đọc tới đọc lui thật kĩ. Đấy là thành quả của sự cần cù, chăm chỉ, siêng năng. Em khoe với các bạn và khoe cả với cô. Bỗng một giọng nữ vang lên: “Ăn gì? 7 điểm ngon vậy cha nội?” Em sững người, mắt tối sầm, còn cô hoàn toàn bất ngờ trước ngôn ngữ phản cảm đó. Cô cứ ngỡ mình đang nghe câu nói của những bợm nhậu khích bác nhau, chứ không phải thốt lên từ đôi môi xinh xinh của em nữ sinh nọ. Giá như, em có thể thay câu đấy bằng lời khen ngắn gọn “ Xin chúc mừng cậu” thì ấm áp biết bao. Một lời khen chân tình, đúng lúc sẽ thắp lên ngọn lửa niềm tin trong bạn và trong cả chính mình về học tập. Vì nó là điểm nhắm mà mình muốn vươn tới. Quan trọng hơn, nó thể hiện tính văn hóa ở môi trường học đường.
Lần khác đi qua hành lang, cô gặp vài ba em nam đứng tán gẫu, có em nữ chen ngang đôi lời. Lập tức, một em nam quay sang, ném ra câu: “ Đồ đàn bà, biết gì mà xía vô”. Cô thật sự sốc trước câu nói ấy. Dẫu biết em chỉ vô tình, nhưng sao mang nặng tư tưởng thời phong kiến “trọng nam khinh nữ” thế kia. Là trường có điểm đầu vào cao nhất tỉnh với tỷ lệ học sinh nữ luôn luôn chiếm ưu thế, điều đó chứng tỏ các em nữ học tốt hơn các em nam. Vậy nên, nếu em nam nào còn tư tưởng “coi thường bạn nữ” thì hãy xét lại mình về mọi mặt, nhất là học tập đã vượt bạn nữ trong lớp nói riêng và trong trường nói chung hay chưa? Cô nghĩ, hơi khó đấy.
Đáng chú ý hiện đương rộ lên hiện tượng các em gọi nhau theo kiểu tình cảm vợ chồng của người lớn: Ông xã – bà xã. “Nè, ông xã ơi! Lát nữa tan học chở em về với nhé - Hôm qua ông xã chở con Hoa em tức tím ruột” – “Ừ, bà xã yên tâm đi! Tui không chở bà xã thì chở ai” – “Vậy chớ, ông xã dễ thương ghê” Với cách xưng hô gần gũi quá trớn như thế, chính các em đang tự đánh mất dần sự hồn nhiên của tuổi học trò.
Cũng đôi khi chỉ một lỗi nhỏ như dẫm phải chân bạn, tại sao các em không nói được nhẹ nhàng câu “xin lỗi ” mà cứ phải buông ra: mày – tao – thằng khốn Để rồi dẫn đến hành động nghiêm trọng: Đánh nhau.
Trên đây là những cách xưng hô vô ý thức, thiếu văn hóa, chưa thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp, chưa đạt hiệu quả giao tiếp kéo tình bạn xích lại gần nhau. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do giáo dục của gia đình, do tác động của xã hội song hơn hết vẫn là do thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng giao tiếp, thích a dua bắt chước Nó làm giảm giá trị của tiếng Việt cũng như vẻ đẹp văn hóa của người học sinh. Vì vậy cần phải được chấn chỉnh kịp thời, để trường học thực sự trở thành môi trường có văn hóa, có giáo dục, phù hợp với chủ trương xây dựng “trường học thân thiện” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Những phản ánh đấy mới chỉ là một phần của giao tiếp. Đâu đó cô vẫn nghe vang lên lời trò chuyện thân tình, xưng hô nhã nhặn, lịch sự thấm đẫm tình bạn, tình người của áo trắng - tóc ngắn nói với nhau: “Bài tập này khó quá, cậu giảng cho mình với”, “Bạn Lan bị bệnh phải nhập viện, chúng mình lên thăm và chia nhau chép bài giúp bạn ấy” hay “Xe bạn bị thủng hả? Đưa tớ dắt hộ cho” hoặc “Nhà bạn Hồng rất hoàn cảnh, mình để ý bạn ấy đi học chỉ có bộ áo dài duy nhất, các cậu cùng mình ủng hộ bạn ấy bộ áo dài nhé”  Đặc biệt, ngày 20/10 vừa qua - ngày phụ nữ Việt nam - các em nam lớp 12A6 đã có một hành động giao tiếp thật tuyệt vời. Thay lời muốn nói, các em mua 3 thùng quà đầy ý nghĩa tặng cho tất cả bạn nữ, không chỉ của lớp mà cả ở những lớp kế bên. Cô cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt thơ ngây, trong sáng của những cô cậu học trò. Họ đã thực sự trưởng thành trong nhân cách. Hy vọng những lời nói hay, những hành động đẹp đó sẽ được nhân rộng ra làm đẹp thêm nét đẹp văn hóa vốn có của các em học sinh trường THPT Phan Bội Châu. Và mong rằng các em sẽ mãi mãi giữ được nụ cười hồn nhiên, lời nói văn hóa trong giao tiếp học đường . 
Mai Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docVan de giao tiep cua hoc sinh trong hoc duong.doc