Giáo án Ngữ văn 12 tiết 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt (tt)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt (tt)

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (TT)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thơi có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng;

- Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.

3. Thái độ: Yêu tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9	 Ngày dạy: 07 -09 -2010
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (TT)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng;
- Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.
3. Thái độ: Yêu tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. TRỌNG TÂM :
- Trách nhiệâm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
 + Về tình cảm và thái độ: yêu mến và quý trọng di sản ngôn ngữ của cha ông, tài sản của cộng đồng.
 + Về nhận thức: luôn luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt.
 + Về hành động:sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực và quy tắc chung, không lạm dụng tiếng nước ngoài và chú trọng tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt?
- Tiếng Việt cĩ hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nĩi, bài văn...
Nguyên tắc: 
+ Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụâm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.
+ Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khĩ.
+ Khi nĩi viết phải dùng từ đúng nghĩa và đầy đủ các thành phần câu
- Tiếng Việt khơng cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện , khơng cần thiết những yếu tố của ngơn ngữ khác.
- Việc sử dụng những từ ngữ thơ tục, thiếu văn hĩa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.
Yêu cầu: Cần phải thể hiện được tính lịch sự, cĩ văn hố trong lời nĩi. 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tạo tâm thế tiếp nhận
Vào bài: 
 Ở tiết học trước, ta đã tìm hiểu thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt và các phương diện biểu hiện sự trong sáng đĩ. Trong tiết học hơm nay, chúng ta sẽ xác định trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
HĐ 2: Hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật
- Là học sinh chúng ta phải cĩ tình cảm gì đối với tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- Chúng ta phải cĩ những hiểu biết gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- Chúng ta phải cĩ những hành động cụ thể gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
HĐ3:Tự bộc lộ, nhận thức:
- Cho 1 -2 học sinh đọc phần Ghi nhớ của sách giáo khoa
- Yêu cầu học sinh đọc các bài tham khảo phía sau bài học ở nhà
- Gọi học sinh đọc bài tập 1
- Yêu cầu học sinh phân tích từng câu văn để tìm ra những câu văn “trong sáng” và những câu “khơng trong sáng”?
- Gọi học sinh đọc bài tập 2
- Yêu cầu học sinh phân tích để tìm ra những từ nước ngồi nào khơng nên sử dụng và thay thế bằng từ khác để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
1. Về tình cảm:
Cần cĩ ý thức tơn trọng và yêu quý tiếng Việt, coi đĩ là ”Thứ của cải vơ cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”
2. Về nhận thức:
Cần cĩ những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp
3. Về hành động:
- Phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng và đòi hỏi mọi người có trách nhiệm cao trong hoạt động sử dụng tiếng việt khi giao tiếp ( Nói hoặc viết). Không sử dụng lối nói lai căng, nói lạ không theo chuẩn mực.
- Phải bảo vệ và có ý thức về sự phát triển của tiếng việt. Sáng tạo ngôn ngữ cần phải tuân theo quy tắc chung để đảm bảo yêu cầu trong sáng của tiếng việt.
III. Kết luận:
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập :
 1. Bài tập 1:
- Các câu b, c, d là những câu trong sáng, 
- Câu a khơng trong sáng (cĩ sự lẫn lộn giữa trạng ngữ muốn xĩa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nơng thơn và chủ ngữ , trong khi đĩ các câu b, c, d thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu
2. Bài tập 2:
 - Trong lời quảng cáo dùng 3 hình thức biểu hiện cùng nội dung: ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày Tình yêu .
à Cùng biểu hiện ý nghĩa cao đẹp là tình cảm con người .
- Từ cần thay thế: ngày Valentine
à ngày lễ tình nhân,ngày Tình yêu
4. Củng cố, luyện tập: 
- Thanh niên, học sinh cần phải cĩ trách nhiệm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- Khi hành văn, cần phải viết như thế nào để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt?
 Tuân theo hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về chữ viết, dùng từ, đặt câu, bài văn...
 Khơng pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện , khơng cần thiết những yếu tố của ngơn ngữ khác.
 Không sử dụng những từ ngữ thơ tục, thiếu văn hĩa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.
5. Hướng dẫn tự học:
- Học bài cũ.Tuyên ngôn Độc lập phần tác phẩm
- Chuẩn bị bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"
Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài viết của tác giả Phạm Văn Đồng?
V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIU GIN SU TRONG SANG CUA TIENG VIET TT.doc