Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 21: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 2)

Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 21: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 2)

 Chủ đề : NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

 THỰC HÀNH SỬA LỖI

Tiết : 2

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Kiến thức: HS cần nắm vững kiến thức cơ bản về lựa chọn và sử dụng từ ngữ để nói, viết đạt hiệu quả, đúng yêu cầu âm và nghĩa, phù hợp sắc thái, phong cách của văn bản.

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dùng từ, nói, viết tạo lập văn bản qua các bài tập thực hành.

 - Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục: Có ý thức lựa chọn từ ngữ khi sử dụng.

B. CHUẨN BỊ :

 - Từ điển tiếng Việt.

 - Tiếng Việt thực hành - Đình Cao, Lê A.

 - Các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn - Trương Dĩnh.

 - Bộ SGK Ngữ văn lớp 6,7,8,9 THCS.

 - GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: ôn luyện, tái hiện, thực hành;

 trao đổi, thảo luận và biện pháp đặt câu hỏi.

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1446Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 21: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :21
Ngày soạn : 10/01/2010	Người soạn : Phan Nguyệt Hạnh	
Bài soạn: 	Ngày giảng:
 Chủ đề : NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT 
 THỰC HÀNH SỬA LỖI 
Tiết : 2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- Kiến thức: HS cần nắm vững kiến thức cơ bản về lựa chọn và sử dụng từ ngữ để nói, viết 	đạt hiệu quả, đúng yêu cầu âm và nghĩa, phù hợp sắc thái, phong cách của văn bản.	
	- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dùng từ, nói, viết tạo lập văn bản qua các bài tập thực hành.	
	- Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục: Có ý thức lựa chọn từ ngữ khi sử dụng.
B. CHUẨN BỊ : 
	- Từ điển tiếng Việt.
	- Tiếng Việt thực hành - Đình Cao, Lê A.
	- Các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn - Trương Dĩnh. 
	- Bộ SGK Ngữ văn lớp 6,7,8,9 THCS.
 	- GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: ôn luyện, tái hiện, thực hành;
	trao đổi, thảo luận và biện pháp đặt câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
	(1’) 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	(5’) 2. Kiểm tra bài cũ: - Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong đoạn văn sau:
	... bec-na-sô chả lời thư: “thưa bà, tôi sin kảm ơn bà. nhưng tôi nại sợ đứa con của chúng ta nại đẹp như tôi và thông minh như bà.” ( Trích “Bức thư tình của Bec-na-sô”)
à HS cần chỉ ra và sửa các lỗi: Viết hoa, chấm câu, các phụ âm đầu: tr/ch, l/n, x/s...
 	3. Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
8’
7’
20’
Hoạtđộng1: GV thuyết giảng.
- GV sử dụng bảng phụ.
ND: viết 2 đoạn văn trích “Di chúc” của Bác Hồ .
? Thử phân biệt ý nghĩa của các từ: 
Yếu điểm/ điểm yếu
Bàng quan/ bàng quang
Dư luận/ công luận....
? Những lưu ý khi dùng các thuật ngữ?
? Hãy liệt kê và giải thích 10 thuật ngữ chuyên ngành mà các em đang học?
Hoạt động 2: Ôn luyện lỗi về từ
- GV thuyết giảng, minh hoạ cụ thể bằng ngữ liệu.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV phát phiếu học tập/ bài tập cho các nhóm (bàn)
Hoạt động 1: 
VD:Khôngnói _ Cần nói
 Bàng quang Bàng quan
 Sáng lạng Xán lạn 
 Nhẹ cảm Nhạy cảm 
- HS đọc đoạn trong “Di chúc” của Bác:
Thăm hỏi, thăm viếng....
-> Bác sưả thành: chúc mừng, thăm ...
- HS tham khảo: “Các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn”
- yếu điểm: điểm quan trọng
- điểm yếu: chỗ yếu, chỗ kém
- bàng quan: thờ ơ, dửng dưng
- bàng quan: bọng đái
- dư luận: ý kiến số đông với ý chê bai.
- HS trả lời
- HS liệt lê, lí giải
- Bổ sung.
Hoạt động 2: Ôn luyện lỗi về từ
- HS đối chiếu với bản thân, rút kinh nghiệm
- Có thể đơn cử VD minh hoạ.
- HS chia nhóm theo đơn vị bàn.
- Thảo luận, hoàn chỉnh các bài tập.
1. Các thao tác lựa chọn và sử dụng từ ngữ:
1.1. Yêu cầu của việc sử dụng từ ngữ trong văn bản:
- Dùng từ phải đúng về âm thanh.
- Dùng từ phải đúng ý nghĩa.
- Dùng từ phải đúng đặc điểm ngữ pháp và phù hợp với phong cách chức năng
1.2. Cách dùng từ Hán Việt và thuật ngữ khoa học:
a/ Cách dùng từ Hán Việt:
- Nhận diện.
- Những lưu ý: 
+ Dùng từ Hán Việt khi không có từ thuần Việt tương đương.
+ Khi cần thiết tạo sắc thaí biểu cảm, trang trọng.
+ Cần xác định chắc chắn âm và nghĩa khi sử dụng.
b/ Cách dùng thuật ngữ khoa học:
- Bảo đảm tính chính xác
- Tính hệ thống
- Tính quốc tế, chuẩn mực
2. Một số lỗi về từ cần tránh:
- Thừa từ, lặp từ.
- Dùng từ sai âm, sai nghĩa.
- Dùng từ không đúng với khả năng kết hợp của chúng.
- Dùng từ lạc phong cách.
- Dùng từ sáo rỗng.
3. Luyện tập:
 * Bài tập:
	1. Phân biệt ý nghĩa giữa các từ trong nhóm và minh hoạ bằng cách đặt ccâu với các từ đó:
	a. Ý niệm, quan niệm, quan điểm
	b. Tính cách, tính nết, tính tình
	c. Tầm thường, bình thường
	d. Bất khuất, quật cường, hiên ngang.
	2. Hãy điền vào chỗ trống thuật ngữ thích hợp:
	a. Hành vi lợi dụng quyền hạn, chức tước để ăn cắp của công gọi là.......
	b. Người chuyên môn điều tra, buộc tội kể phạm pháp và phát biểu trước toà gọi là.........
	c. Tiền của nước ngoài gọi là......
	d. Người bị buộc tội và bị đưa ra xử trước toà gọi là........ 
	3. Liệt kê các từ biểu thị trạng thái của mắt: .... ( liếc, lườm, trợn, nhắm, nháy....)
	4. Tìm các kết hợp từ với các loại từ sau: sự, cuộc, việc, nỗi, niềm, cơn, giấc, trận...
	(4’) 4. Củng cố - HDHS về nhà: 	
	- Ôn lại kiến thức về kĩ năng dùng từ.
	- Tham khảo: Các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn
	- Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông
D. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM :
	.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon 10.doc