Đề kiểm tra học kỳ I môn : Sinh học ban cơ bản 10

Đề kiểm tra học kỳ I môn : Sinh học ban cơ bản 10

1). Những đường nào là đường đơn :

 A). Fructôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. B). Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.

 C). Glucôzơ, galactôzơ, fructôzơ. D). Fructôzơ, galactôzơ, tinh bột.

 2). Các đơn phân của Protêin liên kết với nhau tạo nên chuỗi :

 A). Polypeptit. B). Polynuclêotit.

 C). Nuclêoxom. D). Polyribonuclêotit.

 3). Các cấp phân loại được sắp xếp từ thấp đến cao là:

 A). Loài - chi - họ - ngành - bộ - giới - lớp. B). Loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới. C). Họ - chi - loài - bộ - lớp - ngành - giới. D). Loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

 4). Hợp chất nào không phải là chất hữu cơ :

 A). Khí CO2. B). Tinh bột. C). Đường glucôzơ . D). Axit amin .

 5). Loại bào quan nào chuyên tổng hợp Protêin :

 A). Lưới nội chất trơn và hạt. B). Ribôxôm và nhân tế bào.

 C). Ribôxôm. D). Bộ máy gôngi vàRibôxôm.

 6). Yếu tố tạo nên sự đa dạng của ADN là :

 A). Số lượng và trình tự sắp xếp của các gen trên ADN.

 B). Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêotit trong chuỗi polypeptit.

 C). Trình tự sắp xếp của các ribonuclêotit trong ADN.

 D). Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêotit trong chuỗi polynuclêotit.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn : Sinh học ban cơ bản 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Tỉnh ĐĂK LĂK 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Trường THPT EA SÚP Môn : SINH HỌC BAN CƠ BẢN 10
	---------&--------	-------------&-------------
1). Những đường nào là đường đơn : 
	A). Fructôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. 	B). Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. 	
	C). Glucôzơ, galactôzơ, fructôzơ. 	D). Fructôzơ, galactôzơ, tinh bột. 
 2). Các đơn phân của Protêin liên kết với nhau tạo nên chuỗi : 
	A). Polypeptit. 	B). Polynuclêotit. 
	C). Nuclêoxom. 	D). Polyribonuclêotit. 
 3). Các cấp phân loại được sắp xếp từ thấp đến cao là: 
	A). Loài - chi - họ - ngành - bộ - giới - lớp. 	B). Loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới. 	C). Họ - chi - loài - bộ - lớp - ngành - giới. 	D). Loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới. 
 4). Hợp chất nào không phải là chất hữu cơ : 
	A). Khí CO2. 	B). Tinh bột. 	C). Đường glucôzơ .	D). Axit amin .
 5). Loại bào quan nào chuyên tổng hợp Protêin : 
	A). Lưới nội chất trơn và hạt. 	B). Ribôxôm và nhân tế bào. 
	C). Ribôxôm. 	D). Bộ máy gôngi vàRibôxôm. 
 6). Yếu tố tạo nên sự đa dạng của ADN là : 
	A). Số lượng và trình tự sắp xếp của các gen trên ADN. 	
	B). Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêotit trong chuỗi polypeptit. 
	C). Trình tự sắp xếp của các ribonuclêotit trong ADN. 	
	D). Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêotit trong chuỗi polynuclêotit. 
 7). Tính đa dạng của Protêin được quy định bởi : 
	A). Nhóm hydrocacbon (- R) của các axit amin.
 	B). Số lượng, thành phần và trình tự axit amin trong phân tử Protêin. 	
	C). Nhóm cacboxyl ( - COOH) của các axit amin. 	
	D). Nhóm amin ( - NH2) của các axit amin. 
 8). Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại : 
	A). Steroit. 	B). Lipit . 	C). Sắc tố caroteroit. 	D). Photpholipit. 
 9). Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết : 
	A). Peptit. 	B). Hidro. 	C). Hoá trị. 	D). Photphodieste. 
 10). Đường lactôzơ có ở : 
	A). Mía và nho. 	B). Sữa động vật, mía , nho. 	
	C). Mạch nha. 	D). Sữa động vật. 
 11). Các thành phần cấu tạo nên ADN gồm : 
	A). Nhóm amin, nhóm cacboxyl, gốc hydrocacbon. 	
	B). Ađênin , timin, guanin, xitozin. 	
	C). Đường, bazơ nitơ, nhóm photphat. 	
	D). Ađênin , uraxin, guanin, xitozin . 
 12). Sản phẩm thu được sau khi thuỷ phân saccarôzơ : 
	A). Fructôzơ và galactôzơ. 	B). Galactôzơ và Glucôzơ. 	
	C). Glucôzơ vàFructôzơ. 	D). Glucôzơ và hexsozơ. 
 13). Các thành phần chính của tế bào nhân sơ : 
	A). Tế bào chất, vỏ nhầy, vùng nhân. 	
	B). Màng sinh chất, tế bào chất , vùng nhân. 	
	C). Thành tế bào, vùng nhân , tế bào chất. 	
	D). Vỏ nhầy , lông, roi. 
 14). Các loại đơn phân nào sau đây bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung : 
	A). A liên kết G bằng 3 liên kết hidrô, T liên kết với X bằng 2 liên kết hidro 	
	B). G liên kết Xbằng 3 liên kết hidrô, A liên kết với T bằng 2 liên kết hidrô 
	C). A liên kết G bằng 2 liên kết hidrô, X liên kết với T bằng 3 liên kết hidro. 	
	D). A liên kết T bằng 3 liên kết hidrô, G liên kết với X bằng 2 liên kết hidro. 
 15). Loại ARN nào làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp Prôtêin ? 
	A). ARNt , ARNm. 	B). ARNt. 	C). ARNm. 	D). ARNr. 
 16). Phân tử Protêin có thể bị biến tính bởi : 
	A). Sự có mặt của CO2 . 	B). Sự có mặt của O2 . 
	C). Nhiệt độ. 	D). Sự có mặt của các liên kết peptit 
 17). Đặc điểm cơ bản để phân biệt ADN của tế bào nhân sơ vớsowADN tế bào nhân thực là: 
	A). Sự có mặt của plasmit trong tế bào. 	B). Cấu trúc mạch thẳng hoặc mạch vòng . 	C). Cấu trúc không gian. 	D). Cấu trúc của các đơn phân. 
 18). Sinh vật nhân thực gồm những giới nào : 
	A). Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. 	
	B). Giới nguyên sinh, giới khởi sinh, giới nấm, giới động vật. 	
	C). Giới khởi sinh , giới nấm, giới thực vật, giới động vật. 	
	D). Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật. 
 19). Các nguyên tố chủ yếu có trong tế bào là: 
	A). Cacbon, hidrô, oxi, nitơ .	B). Cacbon, hidrô, oxi, photpho.
	C). Cacbon, hidrô, oxi, canxi. 	D). Cacbon, canxi, oxi, photpho. 
 20). Đặc điểm chung của giới thực vật là : 
	A). Sinh vật nhân thực, tự dưỡng và dị dưỡng, có thành xenlulôzơ, sống cố định .
	B). Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, không có thành xenlulôzơ, sống cố định và cảm ứng chậm. 	
	C). Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có thành xenlulôzơ và sống cố định. 	
	D). Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có thành xenlulôzơ, sống cố định và cảm ứng chậm. 
21). Trong quá trình hô hấp tế bào, sản phẩm tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm : 
	A). 3 ATP, 2 NADH. 	B). 2 ATP, 1 NADH. 	
	C). 1 ATP, 2 NADH . 	D). 2 ATP, 2 NADH và 2 phân tử axit pyruvic. 
 22). Một phân tử ADN có tổng số Nucleotit là 2400, với số Nu loại A chiếm 20% tổng số Nu của phân tử . Số liên kết hidro của cả phân tử ADN là : 
	A). 3120. 	B). 2310. 	C). 1200. 	D). 2880. 
 23). TRong quá trình hô hấp tế bào ở chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là : 
	A). Axit pyruvic. 	B). NADH, FADH. 	C). Axetyl CoA. 	D). Glucozơ. 
 24). Insulin điều hoà lượng đường trong máu là loài Protein gì? 
	A). Protein bảo vệ cơ thể. 	B). Protein xúc tác cho các phản ứng sinh hoá . 	C). Protein dự trữ axit amin. 	D). Protein hoocmon. 
 25). Quá trình đường phân xảy ra ở : 
	A). Bào tương. 	B). Cơ chất của ty thể.
	C). Tế bào chất. 	D). Lớp màng kép của ty thể. 
 26). Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng tế bào có thể thực hiện hình thức : 
	A). Vận chuyển chủ động. 	B). Nhập bào - xuất bào. 	
	C). Thực bào. 	D). Ẩm bào. 
 27). Một phân tử ADN có 1200 Nu, có chiều dài là : 
	A). 4080 Ao . 	B). 3000 Ao . 	C). 5100 Ao . 	D). 2040 Ao . 
 28). Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn là : 
	A). Cơ thể đơn bào, tế bào có nhân sơ. 	B). Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy bảo vệ. 	C). Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. 	D). Tế bào chất chứa riboxom. 
 29). Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo chủ yếu bởi : 
	A). Các phân tử photpholipit và colesteron. 	B). Các phân tử protein và colesteron. 	
	C). Các phân tử protein và axit nuclêic. 	D). Các phân tử protein và photpholipit. 
 30). Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là : 
	A). Bảo vệ nhân. 	
	B). Nơi chứa đựng tất cả các thông tin di truyền của tế bào.	
	C). Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường. 	
	D). Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. 
 31). Loại bào quan nào dưới đây có mạng lưới hạt phát triển : 
	A). Tế bào gan. 	B). Tế bào biểu bì. 	C). Tế bào thần kinh. 	D). Tế bào bạch cầu . 
 32). Một phân tử ADN có số liên kết hidro là 3120 và có T=240. Vậy số nucleotit loại X là : 
	A). 720 .	B). 480. 	C). 880 .	D). 440 .
 33). Loại bào quan nào dưới đây có mạng lưới trơn phát triển : 
	A). Tế bào biểu bì. 	B). Tế bào gan. 	C). Tế bào cơ. 	D). Tế bào bạch cầu. 
 34). Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng: 
	A). Oxi hóa khử. 	B). Phân giải. 	C). Thủy phân. 	D). Tổng hợp. 
 35). Trong tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong : 
	A). Chuỗi truyền electron hô hấp. 	B). Quá trình tổng hợp các chất.	
	C). Chu trình Crep. 	D). Quá trình đường phân. 
 36). Những chất nào là Protein : 
	A). Abumin, globulin, colagen. 	B). Abumin, globulin, photpholipit. 	
	C). Abumin, globulin, colesteron. 	D). Globulin, conlagen, photpholipit. 
 37). Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa của tế bào là : 
	A). Xuất hiện triệu chứng bệnh lý trong tế bào. 	B). Điều hòa bằng ức chế ngược. 	
	C). Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào. 	D). Điều chỉnh nhiệt độ của tế bào. 
 38). Các loài sinh vật hiện nay rất đa dạng và phong phú nhưng vẫn có những đặc điểm chung vì: 
	A). Tiến hoá từ tổ tiên chung. 	B). Sống trong các môi trường giống nhau. 	C). Đều có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. 	D). Đều có cấu tạo từ tế bào. 
 39). Chuỗi truyền electron hô hấp diễn ra ở : 
	A). Mạng lưới nội chất trơn. 	B). Màng ngoài của ty thể. 	
	C). Mạng lưới nội chất hạt.	D). Màng trong của ty thể. 
 40). Một số vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó : 
	A). Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. 	B). Dễ thực hiện trao đổi chất. 	
	C). Dễ di chuyển. 	D). Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. 
01). --=-	06). ---~	11). -/--	16). --=-
	02). ;---	07). -/--	12). --=-	17). -/--
	03). -/--	08). -/--	13). -/--	18). ;---
	04). ;---	09). ;---	14). -/--	19). ;---
	05). --=-	10). ---~	15). --=-	20). ---~
	21). ---~	26). -/--	31). ---~	36). ;---
	22). ;---	27). ---~	32). --=-	37). -/--
	23). --=-	28). --=-	33). -/--	38). ;---
	24). ---~	29). ---~	34). ;---	39). ---~
	25). ;---	30). ---~	35). ;---	40). ---~


Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh10ch_hk1_TESP.doc