Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 26: Bài tập về sắt và hợp chất - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 26: Bài tập về sắt và hợp chất - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Biết vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử.

- Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của sắt.

b. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử, viết phương trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất của sắt.

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm

- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic.

c. Thái độ

- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.

- Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất

2. Về phát triển năng lực

Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực hoạt động nhóm

- Năng lực đánh giá.

II. CHUẨN BỊ

- Hệ thống các câu hỏi và bài tập

 

doc 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 26: Bài tập về sắt và hợp chất - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ký duyệt: 
 TT. Kiều Quốc Phương
TIẾT 26: BÀI TẬP VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Biết vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử.
- Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của sắt.
b. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử, viết phương trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất của sắt. 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm
- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic.
c. Thái độ
- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
- Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất
2. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. 
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực đánh giá. 
II. CHUẨN BỊ 
Hệ thống các câu hỏi và bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn ðịnh lớp
Bài cũ: (kết hợp bài giảng)
Bài mới	
A: KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Sắt (Fe) ở ô số 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử Fe:1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, có thể viết gọn là [Ar]3d64s2.
II. Tính chất hoá học
Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hoá yếu, sắt bị oxi hoá đến số oxi hoá +2.
Fe ® + 2e
Với chất oxi hoá mạnh, sắt bị oxi hoá đến số oxi hoá +3.
 	 Fe ® + 3e
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với lưu huỳnh + 
b) Tác dụng với oxi 3 + 2 Fe3O4
c) Tác dụng với Cl2 
2. Tác dụng với axit
a) Với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl 
 	 Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
b) Với dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch HNO3 
 a) với dung dịch H2SO4 đặc
với dung dịch H2SO4 đặc nguội (không phản ứng)
với dung dịch H2SO4 đặc nóng
 b) với dung dịch HNO3
với dung dịch HNO3 đặc nguội (không phản ứng)
với dung dịch HNO3 đặc nóng
Fe + 6HNO3 đặc Fe(NO3)3+ 3NO2+ 3H2O
với dung dịch HNO3 loãng
3. Tác dụng với dung dịch muối
Thí dụ : 	
Tác dụng với nước: tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO. 
BÀI TẬP
Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) FeCl2 ® Fe(OH)2 ® Fe(OH)3 ® Fe2O3 ® Fe® FeO® 
 ä
 Fe ® FeCl3 ® Fe(NO3)3 ® Fe2O3 ® Fe2(SO4)3 ® FeCl3
	 æ
 Fe3O4 ® FeO ® FeSO4 ® Fe ® Fe(NO3)3 ¬ Fe(OH)2 
 b) FeS2 ® Fe2O3 ® FeCl3 ® FeCl2 ® FeCl3 ® Fe(OH)3 ® Fe2O3 ® FeO ® FeSO4 ® Fe® Fe2(SO4)3® FeSO4® Fe2(SO4)3
Câu 2: Cho 100ml dung dịch FeSO4 0,5 mol phản ứng với NaOH dư . Sau phản ứng, lọc lấy kết tủa tồi đem nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là: 
A. 4 gam B. 5,35 gam C. 4,5 gam D. 3,6 gam
Câu 3: Cho 50 gam hỗn hợp bột kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3 , Fe3O4, MgO tác dụng hết với 200ml dung dịch HCl 4M(lấy vừa đủ) thu được dung dịch X. Lượng muối có trong dung dịch X bằng: 
A. 79,2 gam B. 78,4 gam C. 72 gam D. Một kết quả khác
Câu 4: Khi cho 11,2 gam Fe tác dụng với Cl2 dư thu được m1 gam muối, còn nếu cho 11,2 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được m2 gam muối. So sánh thấy
 A. m1 = m2 = 25,4 g B. m1 = 25,4 g, m2 = 26,7g	
 C. m1 = 32,5g, m2 = 24,5g 	D. m1 = 32,5g, m2 = 25,4 g
Câu 5: Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là:	
 PA. 11,2 gam.	 B. 10,2 gam.	 C. 7,2 gam.	D. 6,9 gam.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1: Ion Fe3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vậy nguyên tử Fe sẽ có cấu hình là:
 	A. 1s22s22p63s23p64s23d5. 	B. 1s22s22p63s23p63d64s2. 
C. 1s22s22p63s23p63d8. 	D. 1s22s22p63s23p63d54s2.
2: Trong các hợp chất sau đây, chất nào chứa hàm lượng Sắt nhiều nhất:
 A. Fe2O3.	 B. FeS.	 C. FeO.	 D. Fe2(SO4)3.
3: Để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 có thể dùng hoá chất nào:
A. HCl.	 B. HNO3 loãng.	 C. H2SO4 loãng.	 D. CH3COOH.
4: Phản ứng nào sau đây tạo ra Fe3O4:
 A. Fe(OH)3 t0	 	B. Fe(OH)2 t0	 	
 C. Fe + H2O t05700
5: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Sắt có phản ứng với axit H2SO4 loãng. B. Sắt có phản ứng với HNO3 đặc, nguội.
C. Sắt bị nam châm hút.	 	D. Sắt là kim loại hoạt động trung bình.
6: Hợp chất nào sau đây của Sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá:
A. FeCl2.	 B. FeCl3.	 C. Fe(OH)3.	 D. Fe2O3.
7: Phản ứng nào sau đây điều chế được Fe(NO3)3:
 A. Fe + Fe(NO3)2.	 	B. Fe + HNO3 loãng.	 
C. Fe + HNO3 đặc nguội.	 	D. FeCl3 + NaNO3.
8: Để tránh hiện tượng thuỷ phân trong quá trình bảo quản dung dịch FeCl3, ta thường cho vào dd FeCl3 một ít:
A. Dung dịch KOH.	 B. Dung dịch HCl.	 C. Dung dịch FeCl2. 	 D. Bột sắt.
9: Trong hai chất FeSO4 và Fe2(SO4)3, chất phản ứng được với dung dịch KI và với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit là:
 A. FeSO4 và Fe2(SO4)3 đều tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit.
 B. FeSO4 tác dụng với dung dịch KI và Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit.
 C. FeSO4 tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit và Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch KI.
 D. FeSO4 và Fe2(SO4)3 đều tác dụng với dung dịch KI.
10: Để điều chế kim loại Sắt, có thể dùng phương pháp nào sau đây:
 A. Thuỷ luyện. B. Nhiệt luyện. 
 C. Điện phân dung dịch. D. Cả 3 đáp án A, B, C.
11: Chất nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hoá:
	A. FeSO4.	 B. FeCl3.	C. Fe(NO3)2.	 D. Fe.
12: Không thể điều chế FeS bằng cách cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch nào sau đây:
	A. Na2S.	 B. K2S.	 C. (NH4)2S.	 D. H2S.
13: (ĐH, CĐ Khối A- 2007). Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn là
	A. Fe3O4.	B. FeO.	C. Fe2O3.	D. Fe.
14: Một miếng Ag bị bám một ít Fe trên bề mặt, có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ Fe ra khỏi Ag:
 	A. Dung dịch H2SO4 đặc nóng. 	B. Dung dịch HNO3 loãng. 	C. Dung dịch FeCl3 dư. 	D. Dung dịch NaOH dư.
15: Một loại quặng chứa Fe2O3 có lẫn tạp chất Al2O3 và SiO2. Để loại bỏ các tạp chất đó, người ta cho quặng vào: 
A. Dung dịch NH3. 	B. Dung dịch NaOH. 
C. Dung dịch HCl. 	D. Dung dịch CH3COOH
RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_26_bai_tap_ve_sat_va_hop.doc