Giáo án Tin học Lớp 12 - Tuần 1: Một số khái niệm cơ bản - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Gia

Giáo án Tin học Lớp 12 - Tuần 1: Một số khái niệm cơ bản - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Gia

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức

- HS hiểu được như thế nào là một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.

- Hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một hoạt động nào đó.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được như thế nào là một bài toán quản lí.

- Phân biệt được bài toán quản lí với bài toán thông thường.

3. Thái độ

- Tự giác, tích cực

- Đoàn kết, hợp tác, hứng thú học tập bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Phân tích bài toán quản lí, xác định các bước hình thành bảng dữ liệu.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án, SGV, SGK, một ứng dụng có CSDL.

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK, vở ghi.

III. Phương pháp

- Thuyết trình nêu vấn đề.

- Đàm thoại, gợi mở.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số

2. Bài mới

 

docx 6 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 912Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 12 - Tuần 1: Một số khái niệm cơ bản - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 – Tiết 1 
Ngày soạn: 23/8/2019 
Ngày dạy: 27/8/2019
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức
HS hiểu được như thế nào là một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
Hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một hoạt động nào đó.
2. Kĩ năng
Nhận biết được như thế nào là một bài toán quản lí.
Phân biệt được bài toán quản lí với bài toán thông thường.
3. Thái độ
Tự giác, tích cực
Đoàn kết, hợp tác, hứng thú học tập bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực
Phân tích bài toán quản lí, xác định các bước hình thành bảng dữ liệu.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
Giáo án, SGV, SGK, một ứng dụng có CSDL.
2. Chuẩn bị của HS: 
SGK, vở ghi.
III. Phương pháp
Thuyết trình nêu vấn đề.
Đàm thoại, gợi mở.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1. Bài toán quản lý
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: lấy ví dụ về một số công việc quản lý, yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.
HS: Trả lời.
GV: Theo em, để quản lý thông tin về học sinh trong một lớp ta phải quản lý những thông tin gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Để quản lí chúng ta cần quản lí những thông tin như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, kết quả học tập.
GV: Vậy để quản lý được các thông tin như trên, ta nên lập danh sách chứa những cột nào?
HS: (suy nghĩ và trả lời): cần tạo bảng gồm các cột: STT, Họ tên, ngày sinh, giới tính,
GV: Phân tích và chính xác câu trả lời của học sinh.
GV: Các bài toán quản lý chiếm phần lớn trong các ứng dụng tin học. Không phụ thuộc vào lĩnh vực áp dụng, việc xử lý thông tin trong bài toán quản lý có một số đặc điểm chung: tạo lập hồ sơ, khai thác, cập nhật,
GV: Phân tích cho HS thấy vai trò và tác dụng của hệ thống quản lý (thông qua ví dụ) ==> không chỉ hỗ trợ thống kê, báo cáo, tổng hợp số liệu mà còn giúp người dùng rút ra được những kết luận logic cho các hiện tượng, để có những quyết định chính xác và hợp lý trong từng tình huống cụ thểè Đóng vai trò hỗ trợ quyểt định.
Bài toán quản lý:
Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý.
Ví dụ: Quản lý học sinh trong nhà trường.
Để quản lý HS ta có thể tạo một bảng như sau:
Stt
Họ tên
NS
gt
ĐV
Đ văn
Đ
toan 
Đ lý
Đ hoá
Đ tin
1
Bùi An
12/18/91
Nam
C
7.5
8.2
7.6
7.5
7.7
2
Trần văn Giang
21/3/91
Nam
K
5.6
6.7
7.7
7.8
8.3
50
Hồ Minh Hải
30/7/91
Nam
C
7.0
6.8
6.5
6.5
7.8
Vai trò và tác dụng của hệ thống quản lý: không chỉ hỗ trợ thống kê, báo cáo, tổng hợp số liệu mà còn giúp người dùng rút ra được những kết luận logic cho các hiện tượng, để có những quyết định chính xác và hợp lý trong từng tình huống cụ thể
Học sinh biết được như thế nào là một bài toán quản lý
HOẠT ĐỘNG 2. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Theo em việc lưu trữ thông tin này có đơn thuần chỉ để lưu trữ không hay có mục đích gì khác?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Dựa vào kiến thức trong SGK, hãy nêu các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó?
HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
GV: Phân tích câu trả lời của HS.
Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức:
- Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lý;
- Cập nhật hồ sơ (thêm, sửa, xoá hồ sơ);
- Khai thác hồ sơ:
+ Tìm kiếm
+ Thống kê 
+ Sắp xếp
+ Lập báo cáo
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố
Nhắc lại như thế nào là một bài toán quản lý.
Những công việc thường gặp khi xử lý thông tin.
2. Dặn dò
Xem lại kiến thức đã học, học bài cũ.
Đọc trước phần 3 - Hệ CSDL.
TUẦN 1 – Tiết 2	
Ngày soạn: 23/8/2019 
Ngày dạy: 28/8/2019	 
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS nắm được khái niệm CSDL.
Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống.
Nắm được khái niệm hệ QTCSDL, hệ CSDL, sự tương tác giữa các thành phần trong hệ CSDL.
Biết sự ứng dụng rộng rãi của tin học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Kĩ năng
Hiểu được như thế nào là một CSDL, hệ QTCSDL
3. Thái độ: 
Chủ động, tích cực
Nhận thức được tầm quan trọng của CSDL trong các công việc quản lí của một tổ chức.
4. Định hướng phát triển năng lực
Liên hệ các khái niệm với thực tiễn khách quan qua các ví dụ cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của GV: 
Máy tính, máy chiếu hoặc bảng, Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, tranh ảnh chụp sẵn.
Chuẩn bị của HS: 
SGK, vở ghi.
III. Phương pháp
Thuyết trình nêu vấn đề.
Đàm thoại, gợi mở. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp: báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức?
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1. Hệ cơ sở dữ liệu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
DD: Tiết trước chúng ta tìm hiểu xong như thế nào là một bài toán quản lý và các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng tiết này chúng ta tìm hiểu tiếp về hệ cơ sở dữ liệu.
GV: Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với dữ liệu lưu trên giấy?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Qua thông tin có trong hồ sơ lớp: Tổ trưởng cần quan tâm đến thông tin gì? Lớp trưởng cần quan tâm đến thông tin gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Phân tích cho HS thấy sự đa dạng của các câu hỏi có thể gặp và nguồn gốc của sự đa dạng đó: Có nhiều người cùng khai thác dữ liệu và mỗi người có yêu cầu, nhiệm vụ riêng.
GV: Theo em thế nào là một cơ sở dữ liệu?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Để người sử dụng có thể tạo CSDL trên máy tính ta phải có một phần mềm và phần mềm đó được gọi là HQTCSDL.
GV: Hiện nay ngoài hệ QTCSDL Microsoft Access thì còn có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác như: Oracle, SQL server, DB2, Phần lớn các HQTCSDL đều có thể hoạt động tốt trên các hệ điều hành như linux, unix. ngoại trừ SQL Server chỉ chạy trên nền hệ điều hành windows.
GV: chú ý cho Hs vai trò của phần mềm ứng dụng và HQTCSDL: (phần mềm ứng dụng giúp người dùng có thể giao tiếp một cách dễ dàng với csdl thông qua các thao tác đơn giản).
==> sắp xếp được thứ tự ưu tiên của các thành phần trên dựa vào vai trò của nó trong hệ CSDL.
3. Hệ cơ sở dữ liệu
a. Khái niệm cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Khái niệm cơ sở dữ liệu.
- Cơ sở dữ liệu (CSDL - Database) là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một đối tượng nào đó (như trường học, bệnh viện, ngân hàng, nhà máy...), được lưu trữ trên bộ nhớ máy tính để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Sự cần thiết phải có CSDL:
Thông tin ngày càng nhiều và phức tạp, việc quản lý và khai thác csdl trên giấy có nhiều bất tiện, vì thế việc tạo csdl trên máy tính giúp người dùng tạo lập , khai thác thông tin của CSDL một cách có hiệu quả .Trong đó đó cần phải kể đến vai trò không thể nào thiếu được của phần mềm máy tính dựa trên công cụ máy tính điện tử.
Khái niệm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu,
- Là phần mềm cung cấp mô trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin của CSDL, được gọi là hệ quản trị CSDL (hệ QTCSDL - Database Management System)
- Như vậy, để tạo lập và khai thác một csdl cần phải có:
- Hệ QTCSDL
- Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính...)
- Ngoài ra, các phần mềm ứng dụng được xây dựng trên hệ QTCSDL giúp thuận lợi cho người sử dụng khi muốn tạo lập và khai thác CSDL
Hệ QTCSDL
Phần mềm ứng dụng
CSDL
Hình 2: Các thành phần của hệ CSDL
HOẠT ĐỘNG 2. Một số ứng dụng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Học sinh hoạt động nhóm, mỗi nhóm đưa ra một số hoạt động có sử dụng CSDL?
HS: Thực hiện
GV-HS: Thảo luận, nhận xét đánh giá
Một số ứng dụng:
- Hoạt động quản lý trường học
- Hoạt động quản lý cơ sở kinh doanh
- Hoạt động ngân hàng.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố
Nhắc lại một số kiến thức cơ bản.
Yêu cầu HS làm bài tập củng cố:
Câu 1: Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL.
Câu 2: Suy nghĩ về vai trò của phần mềm ứng dụng trong mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL
Câu 3: Tạo lập hồ sơ cho 1 số bài toán quản lí đơn giản.
2. Dặn dò
Đọc lại kiến thức của bài, ghi nhớ
Làm các bài tập SGK.
Đồng Gia, ngày  tháng  năm 2019
Thông qua giáo án
Tổ trưởng
Hoàng Thanh Thôn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_12_tuan_1_mot_so_khai_niem_co_ban_nam_ho.docx