Giáo án Sinh khối 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh khối 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Tiết: 06

Ngày soạn:

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh cần:

- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nst

- Nêu được khái niệm phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó.

- Phân biệt được tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành.

- Nêu được vai trò và hậu quả của đa bội thể.

II. Chuẩn bị

- Tranh phóng to hình 6.1,

- Máy chiếu overhear

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5113Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Tiết: 06
Ngày soạn:
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài, học sinh cần:
Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nst
Nêu được khái niệm phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó.
Phân biệt được tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành.
Nêu được vai trò và hậu quả của đa bội thể.
Chuẩn bị
Tranh phóng to hình 6.1, 
Máy chiếu overhear
III. Tiến trình lên lớp
Kiểm tra sĩ số - ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Tại sao phần lớn các đột biến cấu trúc là có hại cho cơ thể, thậm chí gây chết?
Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của nst nhân thực.
Bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đột biến lệch bội
Đột biến số lượng nst là gì? Có mấy loại đột biến số lượng nst? Cơ chế hình thành chúng như thế nào? 
Giáo viên vào bài mới.
Đọc sgk và cho biết khái niệm thể lệch bội?
HS dựa vào thông tin trong sgk trả lời.
Dựa vào hình 6.1 sgk hãy phân biệt các thể không, thể một , thể 3 và thể 4.
Các thể dị bội được hình thành theo cơ chế nào?
Giáo viên lấy ví dụ về cơ schế phát sinh thể 1 nhiễm.
Tương tự hãy sơ đồ hoá cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm, thể 3 nhiễm kép.
Giáo viên lấy dẫn chứng về thể lệch bội ở nst giới tính, nst 21 (chiếu hình)
Tại sao đột biến lệch bội lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vây?
HS: Do làm mất cân bằng hệ gen của cơ thể.
Nêu ý nghĩa của thể lệch bội trong tiến hoá và trong thực tiễn.
Khái niệm: đột biến số lượng nst là đột biến làm thay đổi về số lượng nst trong tế bào
Có 2 loại đột biến số lượng nst :
	Đột biến lệch bội (dị bội)
	Đột biến đa bội
I. Đột biến lệch bội
1. Khái niệm và phân loại:
* Khái niệm:là đột biến làm thay đổi số lượng nst ở một hay một số cặp nst tương đồng.
* Phân loại:
Thể không: 2n – 2
Thể một: 2n – 1
Thể một kép: 2n – 1 – 1
Thể ba: 2n + 1
Thể bốn: 2n + 2
Thể bốn kép: 2n+2+2
2. Cơ chế phát sinh:
- Do sự rối loạn trong quá trình phân bào (chủ yếu trong giảm phân) làm một hay một số cặp nst không phân li tạo thành các loại giao tử: n + 1 và n – 1
- Sự kết hợp các giao tử không bình thường với nhau hoặc với các loại giao tử bình thường hình thành các dạng lệch bội.
GT (n-1) +GT (n) -> hơp tử (2n – 1)
GT (n+1) + GT (n) -> hợp tử (2n + 1)
..........
Chú ý: Sự không phân li có thể xảy ra ở nst thường hoặc nst giới tính.
Thể lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân -> thể khảm.
3. Hậu quả:
- Thay đổi số lượng nst làm mất cân bằng của toàn hệ gen -> sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản, hoặc có thể gây chết.
VD: Ở người:
Dạng lệch bội ở nst giới tinh:
	Thể 3X ( XXX) -> hội chứng 3X
	Thể OX -> hội chứng tơrnơ.
Thể lệch bội ở nst thường:
	3 nst 21 gây nên hội chứng Đao.
VD: Ở cà độc dược phát hiện 12 dạng thể lệch bội của 12 cặp nst -> 12 dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước.
4. Ý nghĩa
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá.
- Trong chọn giống có thể sử dụng các dạng lệch bội để xác định vị trí của gen trên nst.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến đa bội
Đột biến đa bội là gì? Các dạng đột biến đa bội?
Dựa vào hình 6.2 hãy trình bày cơ chế hình thành thể tự đa bội.
Dựa vào hình 6.3 trình bày cơ chế phát sinh thể dị đa bội
Thể tự đa bội và di đa bội có gì khác nhau?
Học sinh quan sát hình ảnh về thực vật đa bội và so sánh với thực vật đơn bội. Nhận xét về đặc điểm của thể đa bội? Tại sao thể đa bội lại có đặc điểm như vậy?
Tại sao hiếm gặp thể đa bội ở động vật?
II. Đột biến đa bội
1. Khái niệm:
 Đa bội là một dạng đột biến số lượng nst, trong đó tế bào đột biến chứa nhiều hơn 2 lần số đơn bội nst (3n, 4n, 5n....)
Cơ thể mang các tế bào có bộ nst 3n, 4n, 5n ... gọi là thể đa bội
a. Tự đa bội (đa bội cùng nguồn)
*Khái niệm: Tự đa bội là sự tăng một số nguyên lần số nst đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n, trong đó 3n, 5n, 7n... gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n là đa bội chẵn.
*Cơ chế phát sinh:
Do sự không phân li của tất cả các cặp nst trong phân bào.
- Trong nguyên phân -> tế bào 4n.
- Trong giảm phân -> giao tử 2n
Giao tử 2n kết hơp với nhau -> 4n
Giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường (n) -> hợp tử 3n.
b) Dị đa bội
 *Khái niệm: Dị đa bội là hiện tượng khi cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào.
*Cơ chế phát sinh: Do lai xa kết hợp với đa bội hoá.
 (sơ đồ sgk trang 29)
2. Đặc điểm thể đa bội.
- Đa bội thường gặp ở thực vật, hiếm gặp ở động vật
- Thể đa bội có số lượng ADN tăng nên sinh tổng hợp các chất xảy ra mạnh làm cho tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
3. Vai trò:
- Góp phần hình thành loài mới
- Tạo ra giống cây trồng không hạt, cây trồng lấy sinh khối.
Củng cố bài học
Một loài thực vật có 2n = 24. Hãy xác định số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào của thể:
Thể ba, thể bốn, thể một kép.
Thể lục bội, thế tam bội.
5. Bài về nhà: 	Làm câu hỏi trong sgk
	Ôn chương I.
6. Rút kinh nghiệm sau khi giảng
7. Tư liệu bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 6 - dot bien so luong nst.doc