Giáo án Sinh khối 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống

Giáo án Sinh khối 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống

BÀI 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

Tiết: 34

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần

- Trình bày được thí nghiệm của S.milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có thể được hình thành như thế nào khi trái đất mới được hình thành.

- Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân

- Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.

- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên.

II. Chuẩn bị

Tranh phóng to hình bài 30

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2483Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
BÀI 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Tiết: 34
Ngày soạn: ngày 11 tháng 2 năm 2009
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
Trình bày được thí nghiệm của S.milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có thể được hình thành như thế nào khi trái đất mới được hình thành.
Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân
Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.
Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình bài 30
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nêu cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá.
Trả lời các câu hỏi sgk
Nội dung bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tiến hoá hoá học
Giáo viên giới thiệu bài học.
KL: Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất được chia thành 3 giai đoạn chính.......... Hôm nay chúng ta sé tìm hiểu 2 giai đoạn đầu tiên: tiến háo hoá học và tiến hoá tiền sinh học.
Tiến hoá hoá học quá trình như thế nào? (kết quả..)
Chất vô cơ -> thành chất hữu cơ đơn giản -> thành các đại phân tử.
Chất hữu cơ đơn giản là chất gì? Trong điều kiện nào thì các chất vô cơ đơn giản có thể kết hợp thành chất hữu cơ đơn giản?
Milơ đã tiến hành thí nghiệm như thế nào để chứng minh quá trình tiến hoá tiền sinh học?
HS trình bày thí nghiệm củaMilơ và giải thích cách bố trí thí nghiệm
Phần quá trình tiến hoá tạo ra ADN và ARN học tự đọc sgk
GV: Trong điều kiện hiện nay các chất hữu cơ có được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường tiến hoá hoá học nữa không?
Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất chia thành : tiến hoá hoá học -> tiến hoá tiền sinh học -> tiến hoá sinh học
Tiến hoá hoá học: giai đoạn hình thành các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ
Tiến hoá tiền sinh học: là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên tế bầo sống đầu tiên.
Tiến hoá sinh học: là giai đoạn tiến hoá từ tế bào đầu tiên hình thành nên những sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
I. Tiến hoá hoá học
1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
- Các hợp chất hữu cơ đơn giản được xuất hiẹn bằng con đường tổng hợp hoá học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa....
Thí nghiệm của Milơ và Urây: sgk
2. Quá trình trùng phân tạp nên các đại phân tử hữu cơ.
Tóm lại:
Trong điều kiện bầu khí quyển nguyên thuỷ không có ôxi (hoặc rất ít), nguồn năng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại. Một sốchất vô cơ kết hợp với chát hữu cơ đơn giản như a.a, nuclêôtit, đường đơn, axit béo. Trong điều kiện nhất định, các đơn phân kết hợp với nhau toạ thành các đại phân tử.
Lưu ý
* Quá trình tiến hoá tạo ra ARN và ADN
- ARN được tiến hoá trước ADN
* Quá trình hình thaàn cơ chế dịch mã.
Hoạt động 2: Tiến hoá tiền sinh học
Học sinh nêu khái niệm tiến hoá tiền sinh học
Giao viên giải thích quá trình hình thành những tế bào đầu tiên.
Cho học sinh ghi vở.
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và chỉ ra các thực nghiệm chứng minh quá trình tiến hoá tièn sinh học
II. Tiến hoá tiền sinh học
 Khái niệm:
Cơ chế: 
- Khi các đại phân tử như lipit, prôtêin, axit nuclêic..xuất hiện trong nước và tập trung với nhau thì các phân tử lipit do tính kị nước hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp đại phân tử hữu cơ -> giọt nhỏ li ti khác nhau.Dưới tác dụng của CLTN sẽ tiến hoá dần tạo nên các tế bào sơ khai.
- Dưới tác động của CLTN tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phaâ tử giúp chúng có khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học thích hợp của mình thì được giữ lại và nhân rộng.
* THực nghiệm chứng minh.
- Người ta đã tạo ra được các giọt lipôxoom khi cho lipit vào trong nước cùng một số chất khác. Lipôxoom cũng có những biểu hiện của sự sống như phân đôi, trao đổi chất.
- Tạo ra các cấu trúc là giọt coaxecva từ các hạt keo.
Củng cố bài học
Học sinh trả lời câu hỏi cuối sgk
4. Rút kinh nghiệm:
C3: Không, vì điều kiện hiện nay trên trái đất khác với trước tất nhièu. Ngay cả khí các chất hữu có thể được hình thành bằng con đường hoá học ở một nơi nào đó trên trái đất như hiện nay thì các chất này cũng bị các sinh vật phân giải.
C4> Màng lipit có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ự sống vì nhờ có màngmà các tập hợp của các chất hưuc cơ khác nhau bên trong màng được cách li với thế giới bên ngoài. Những tập hợp nào có được các thành phần hoá học đặc biệt giúp chúng có khả naăg nhân đôi và lớn lên thì tập hợp đó được CLTN duy trì.
C5: Tập hợp các đại phân tử trong các tế bào sơ khai có thể rất khác nhau. Những tế boà sơ khái nào có được tập hợp các đại phân tử giúp chúng có khả năng sinh trưởng, trao đổi chất, nhân đôi tốt hơn thì sẽ được CLTN duy trì, ngược lại sẽ bị CLTN đào thải

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 32-nguon goc su song.doc