Tiết: 33
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
- Trình bày được thế nào là tiến hoá lớn
- Giải thích được nghiên cứu quá trình tiến hoá lớn làm sáng tỏ được những vấn đề gì của sinh giới.
- Trình bày được một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình bài 30
BÀI 31: TIẾN HOÁ LỚN Tiết: 33 Ngày soạn: ngày 10 tháng 2 năm 2009 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần Trình bày được thế nào là tiến hoá lớn Giải thích được nghiên cứu quá trình tiến hoá lớn làm sáng tỏ được những vấn đề gì của sinh giới. Trình bày được một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn. II. Chuẩn bị Tranh phóng to hình bài 30 III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Nêu cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá. Trả lời các câu hỏi sgk Nội dung bài mới Hoạt động thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu qúa trình tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu tiến hoà lớn là gì? Nghiên cứu tiến hoá lớn đã thu được những kết quả gì? Người ta xây dựng sơ đồ phát sinh dựa trên nguyên tắc nào? Trong các nhóm sinh vật thì nhóm sinh vật nào có tốc độ tiến hoá chậm, nhom sinh vật nào có tốc độ tiến hoá nhanh? Hiện này thế giới sống đang tiến hoá theo những chiều hướng nào? Theo em chiều hướng nào là cơ bản nhất. I. Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống. * Phương pháp nghiên cứu tiến hoá lớn: dựa trên nghiên cứu hoá thạch, nghiên cứu địa sinh vật học... * Kết quả: - Nghiên cứu tiến hoá lớn cho biết lịch sử hình thành các loài cũng như các nhóm phân loại trên loài trong quá khứ - Xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm loài sinh vật, xây dựng cây phát sinh chủng loại trên nguyên tắc: các loài có chung một số đặc điểm tạo thành chi, nhiều chi có đặc điểm nhất định tạo thành họ.... - Tốc độ tiến hoá ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau VD: ếch nhái, bò sát rất ít thay đổi (tiến hoá chậm) Chim, thú tiến hoá nhanh tạo nên nhiều laòi. * Chiều hướng tiến hoá của sinh giới. - Các loài sinh vật đều tiến hoá từ một tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhành -> sinh giới ngày càng đa dạng. - Một số nhóm sinh vật đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp - Một số nhóm khác tiến hoá theo hướng đơn giản hoá tổ chức cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường. Tóm lại: Quá trình tiến hoá của sinh giới là quá trình thích nghi với môi trường sống. Hoạt động2: thí nghiệm nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn Giáo viên trình bày thí nghiệm nghiên cứu tiến hoá lớn và kết luận Để có sự thay đổi lớn về hình thái thì sự biến đổi về vật chất di truyền phải ở mức độ như thế nào? II. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn Thí nghiệm của Borax và cộng sự: Nuôi tảo lục đơn bào trong môi trường có chứa loài thiên địch chuyên ăn tảo, sau một vài thế hệ xuất hiện các tập hợp 8 tế bào hình cầu. Sau 100 thế hệ tập hợp tế bào này chiếm đại đa số. KQ: từ dạng đơn bào -> hình dạng tập hợp đa bào (tiền đề hình thành cơ thể đa bào) - Sự khác biệt lớn về đặc điểm hình thái phân biệt giữa các đơn vị phân loại trên loài được hình thành như thế nào? + Có thể do tích luỹ nhiều đột biến nhỏ + Có thể chỉ cần đột biến nhỏ ở một số gen điều hoà VD: đột biến ở ruồi gấm đóng mở các gen nhầm thời điểm, nhầm vị trí tạo nên ruồi có hình thái bất thường. người và vượn... + Có thể do một đột biến lớn VD: Dâu tằm lưỡng bội đa bội thành dâu tằm tứ bội. 4. Rút kinh nghiệm: C1: Có thể vẽ sơ đồ chung giống như một cái cây có nhiều cành, với nhiều tầng, lứon C2: Bên cạnh những laòi có cấu tạo cơ thể phức tạp vẫn có rất nhiều loài có cấu tạo đơn giản như các loài vi khuẩn. Lí do ; à quá trình tiến hoáluôn duy trì những quần thể thichs nghi nhất. Các loài vi khuẩn có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản lại có lợi thế thích nghi nhanh chóng với môi trường. TRên cùng một đơn vị thời gian tiến hoá, do chúng sinh sản nhanh, đột biến phát sinh nhanh nên nhanh chóng tạo ra các quần thể thích nghi.
Tài liệu đính kèm: