Giáo án Sinh khối 12 bài 3: Điều hoà hoạt động gen

Giáo án Sinh khối 12 bài 3: Điều hoà hoạt động gen

Bài 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN

Tiết: 03

Ngày soạn:

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh cần:

- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen

- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua opêrôn ở sinh vật nhân sơ

- Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động của g en ở sinh vât nhân sơ.

II. Chuẩn bị

- Tranh phóng to sơ đồ các hình 3.1 – 2a,b sgk

- Bản trong hình 3.1 3.2 sgk

- Máy chiếu overhear

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 3: Điều hoà hoạt động gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
Tiết: 03
Ngày soạn:
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài, học sinh cần:
Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen
Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua opêrôn ở sinh vật nhân sơ
Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động của g en ở sinh vât nhân sơ.
Chuẩn bị
Tranh phóng to sơ đồ các hình 3.1 – 2a,b sgk
Bản trong hình 3.1 3.2 sgk
Máy chiếu overhear
III. Tiến trình lên lớp
Kiểm tra sĩ số - ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Sử dụng câu hỏi và bài tập trong sgk: 1,2,3,4 trang 14
Bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về điều hoà hoạt động gen
Gtrong cơ thể có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm để phù hợp với sự phát triển của cơ thể hay thích ứng với các điều kiện môi trường, chỉ có một số gen hoạt động còn phần lớn các gen ở trạng thái không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu.
Để điều hoà hoạt động của gen, cơ thể sinh vật có các cấp độ điều hoà gì?
I. Khái quát về điều hoà hoạt động gen
1. Khái niệm: điều hoà hoạt động gen chính là điều hoà lượng sản phẩmcủa gen được tạo ra, giúp tế bào điều chỉnh sự tổng hợp prôtêin cần thiết vào lúc cần thiết.
2. Các cấp độ điều hoà hoạt động của gen:
- Điều hoà phiên mã (điều hoà số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào)
- Điều hoà dịch mã (điều hoà lượng prôtêin được tạo ra)
- Điều hoà sau dịch mã ( làm biến đổi pr sau khi tổng hợp để có thể thực hiện được chức năng nhất định)
Ở sinh vật nhân sơ, quá trình điều hoà sảy ra chủ yếu ở mực độ phiên mã.
Hoạt dộng 2: Tìm hiẻu cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
Quan sát hinh và đọc ghi chú ở hình 3.1 sgk và mô tả cấu trúc của opêron Lac ở vikhuẩn E.coli. Vai trò của từng thành phần?
Quan sát sơ đồ hinhnf 3.2a sgk .Mô tả hoạt động của opêron lac khi môi trường không có Lactozơ
Khi môi trường có Lactôzơ thì điều gì xảy ra?
Khi nào thì các gen Z, Y, A lại bị ức chế trở lại?
II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
1. Mô hình cấu trúc của ôpêrôn Lac
Ôpẻôn là cum các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hoà
Ôperôn Lac ở E.Coli bào gồm:
-Cụm các gen cấu trúc Z, Y, A kiểm soát tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozzơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.
- Vùng vận hành (O): là trình tự các nuclêôtit đặc biệt, tại đó các prôtêin ức chế có thể liên kết ngăn cản quá trình phiên mã.
- Vùng khởi động (P) nằm trong vùng khởi đầu của gen, nơi enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Một gen khác tuy không nằm trong opêron nhưng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động các gen của operon là gen điều hoà R. Gen điều hoà kiểm soát tổng hợp pr ức chế. Pr này có ái lực với vùng vân hành O -> ngăn cản phiên mã các gen trong opêron.
2. Sự điều hoà hoạt động của opêron Lac.
* Khi môi trường không có lactôzơ.
Gen điều hoà quy định tổng hợp pr ức chế. Pr này liên kết với vùng vận hànhngăn cản quá trình phiên mã làm cho gen cấu trúc không hoạt động
* Khi môi trường có lactôzơ.
Lactozơ đóng vài trò như chất cảm ứng, gắn với pr ức chế làm biến đổi cấu hình không gian 3 chiều của pr ức chế nên nó không thể gắn vào vùng vận hành O => ARN polimeraza có thể liên kết với P khởi động quá trình phiên mã. Sau đó các mARN phiên mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ. Khi đường lactôzơ được phân giải hết thì pr ức chế lại quay trở lại bám vào vùng vân hành.
Hoạt động 3: Củng cố bài học
Sử dụng các câu hỏi cuối bài để củng cố bài học.
5. Bài về nhà: 	Làm câu hỏi trong sgk
	Đọc trước bài đột biến gen
6. Rút kinh nghiệm sau khi giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3 -dieu hoa hoat dong gen.doc