Giáo án Sinh khối 12 bài 29: Quá trình hình thành loài

Giáo án Sinh khối 12 bài 29: Quá trình hình thành loài

BÀI 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Tiết: 31

Ngày soạn: ngày 2 tháng 2 năm 2009

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần

- Giải thích được sự cách li địa lí dẫn đến phấn hoá vốn gen giữa các quần thể như thế nào

- Giải thiíc được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hiìn thành loài

- Trính bày được thí nghiệm của Đôt đơ chứng minh cách li địa lí dẫn đến sjư cách li sinh sản như thế nào.

II. Chuẩn bị

Tranh phóng to hình bài 29

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 29: Quá trình hình thành loài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
Tiết: 31
Ngày soạn: ngày 2 tháng 2 năm 2009
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
Giải thích được sự cách li địa lí dẫn đến phấn hoá vốn gen giữa các quần thể như thế nào
Giải thiíc được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hiìn thành loài
 Trính bày được thí nghiệm của Đôt đơ chứng minh cách li địa lí dẫn đến sjư cách li sinh sản như thế nào.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình bài 29
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nêu khái niệm loài, nêu c ác tiêu chuẩn để phân biệt hai loài với nhau?
Nêu và lấy ví dụ về các cơ chế cách li sinh sản? Cách li sinh sản có ý nghĩa gì trongquá trình tiến hoá?
Nội dung bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí
Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới.
Cách li địa lí là gì?
Hình thành loài mới được diễn ra như thế nào, bây giờ chúng ta cùng xem xét một ví dụ.
Một số cá thể côn trùng loài A ở đất liền phát tán ra đảo. hình thành quần thể loài A ở đảo. Quần thể này dần thích nghi với điều kiện sốngcủa đảo -> cánh ngắn dần và khôgn có cánh. Sau nhièu thế hệ cá thể 2 quần thể khi gặp nhau không có khản năng giao phốivới nhau -> cách li sinh sản -> hình thành loài mới.
Hình thành loài mới dược diễn ra như thế nào?
Trong quá trình này, cách li địa lí có vai trò gì?
Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với nhóm sinh vật nào?
GV lưu ý học sinh về sự hình thành đặc điểm thích nghi và sự hình thành loài mới.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh thí nghiệm của Đôtdơ chứng minh qúá trình hình thành loaà mới bằng cách li địa lí.
Khảng định lại vai trò của cách li địa lí đối với sự hình thành làoi mới
Vậy nếu không có cách li địa lí thì có hình thành được loaà mới không?
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí
1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới
Khái niệm cách li địa lí: Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sống, núi biển... ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
* Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí: 
Quần thể ban đầu , do trở ngại địa lí được chia được chia thành nhiều quần thể nhỏ cách li với nhau.
Các quần thể nhỏ sống tách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được CLTN và các nhân tố tiến hoá làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen 
Sực khác biệt về tần số alen được luỹ và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.
VD: Mười ba loài chim sẻ trên quần đảo Galapagos mà Đacuy mô tả đựơc cho là tiến hoá từ một số ít cá thể của một loài di cư ra đảo.
* Vai trò của cách li địa lí: Qóp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
* Đối tượng: Hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí gặp cả ở thực vật và động vật, đặc biệt hay xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
* Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Lưu ý: Hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. Nhưng hình thànhquần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí. (thí nghiệm của Đốtđơ)
Thí nghiệm đối với ruồi giấm:
Quần thể 1: nuôi trong môi trường tinh bột
QT 2: môi trường chứa mantôzơ.
Sau nhiều thế hệ -> 2 quần thể thích nghi với 2 môi trường khác nhau.
Cho 2 loại r uồi thuộc 2 quần thể trên sống chung với nhau thì thấy ruồi mantôzơ có xu hướng thích giao phối với ruồi mantôzơ hơn là giao phối với ruồi tinh bột.........
Kết luận: Sự cách biệt về mặt địa lí và sự khác biệt về môi trường sống đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối -> cách li sinh sản giữa 2 quần thể
Giải thích; sgk
Củng cố bài học
Học sinh vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi trong sgk?
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 29- qua trinh hinh thanh loai.doc