Giáo án Sinh khối 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Giáo án Sinh khối 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

BÀI 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

Tiết: 17

Ngày soạn: ngày 30 tháng 10 năm 2008

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần

- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.

- Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

- Nêu được su hướng thay đổi cấu trúc di truyền trong quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

II. Chuẩn bị

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
BÀI 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
Tiết: 17
Ngày soạn: ngày 30 tháng 10 năm 2008
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.
Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
Nêu được su hướng thay đổi cấu trúc di truyền trong quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
II. Chuẩn bị
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra b ài cũ
Nội dung bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Các đặc trưng di truyền của quần thể
Giáo viên giới thiệu nội dung bài mới
Quần thể là gì? Lấy ví dụ quần thể
HS trả lời
Ví dụ: Quần thể cò ở khu RAMSA Xuân thuỷ năm 2008
VD: Quần thể người Mông ở Lào cai năm 2007.
Đặc trưng di truyền của quần thể được thể hiệu qua yếu tố gì?
HS: Vốn gen (tần số kiểu gen và tần số alen)
GV: Khi xác định đặc trưng di truyền của một quần thể ta chỉ có thể xem xét ở một số gen.
Cách xác định tần số alen và tần số kiểu gen.
Giáo viên hướng dẫn học sinh
VD 1: Xác định tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể sau
 Quần thể 1: 150AA:200Aa: 650aa
Quần thể 2: 85 AA: 55Aa: 35aa.
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng 
Ở dưới lớp học sinh làm vào vở
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
- Khái niệm quần thể; Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định có khả năng sinh ra thế hệ con cái để duy trì nòi giống
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng
- Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở thời điểm xác định. Vốn gen được thể hiện bằng tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể
a) Tần số alen và cách xác định
-KN: Tần số alen của một gen được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể
VD: Quần thể đậu Hà lan có 200cây AA, 700cây Aa, 100 cây aa
Tổng số alen A: 200x2 +700 = 1100
Tổng số alen a: 100x2 + 700 = 900
Tổng số alen của cả 2 loại: 2000
Tần số alen A: 1100/2000 = 0,55
Tần số alen a: 900/2000 = 0,45
Tần số kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kh đó trên tổng số cá thể trong quần thể
VD: tần số KG AA = 200/1000 = 0,2
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết
Học sinh trả lời lệnh trong sgk
Dựa vào bảng 16. Có nhận xét gì về tần số các alen và tần số kiểu gen sau các thế hệ tự thụ phấn
HS suy nghĩ và trả lời
GV chú ý: sau mỗi thế hệ tự thụ phấn tần số kiểu gen dị hợp giảm đi một nửa và tần số kiểugen đồng hợp tăng lên tương ứng 
Giao phối gần là gì?
Giao phối gần gây ra hiện tượng gì?
Tại sao trong luật hôn nhân g ia đình cấm kết hôn trong v òng 3 đời?
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần
1. Quần thể tự thụ phấn
Ví dụ: quần thể Đậu Hà lan
Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thế tự thụ phấn;
Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ
Thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử
Nếu thế hệ ban đầu (n = 0) tần số kiểu gen dị hợp Aa: 1
Sau n thế hệ tự thụ phấn:
	Tần số Aa; 
	Tần số AA: 
	Tần số aa: 
2. Quần thể giao phối gần (giao phối cận huyết)
Khái niệm: Giao phối gần (giao phối cận huyết) là hiện tượng các các thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau
VD: Bố mẹ giao phối với con cái, hoặc con cái cùng bố mẹ giao phối với nhau.
Đặc điểm: Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp -> một số gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiện -> gây ảnh hưởng xấu.
Hoạt động 3: Củng cố bài học
Học sinh tính tần số alen, tần số kiểu gen ở bài 4 trang 70 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 16 - cau truc di truyen cua quan the.doc