Giáo án Sinh học bài 4: Đột biến gen

Giáo án Sinh học bài 4: Đột biến gen

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần :

- Nêu được khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen.

- Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 4.1 hình 4.2 sách giáo khoa.

- Tranh dị dạng ở lợn, thân cây lúa. Lùn,

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học bài 4: Đột biến gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:2 TIẾT: 4
NS: ND:
	BÀI : 4
	žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần :
Nêu được khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen.
Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 4.1 hình 4.2 sách giáo khoa.
Tranh dị dạng ở lợn, thân cây lúa. Lùn,
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Điều hòa hoạt động gen là gì? Opêron là gì? Trình bày cấu trúc Opêron Lac.
Giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron lac.
3. Nội dung bài mới:
	Em có biết người bị bệnh bạch tạng? Tại sao vành tay lợn bị xẻ thùy? Tại sao lúa cũng bị bệnh bạch tạng? Lúa bị lùn? Nguyên nhân do đâu? Tại sao có hiện tượng dó? Có lợi hay có hại? Để giải quyết các thắc mắc trên hôm nay chúng ta nguyên cứu Bài:4 Đột biến gen.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: yêu cầu học sinh đọc mục I.1 (SGK).và xem một số tranh Tranh dị dạng ở lợn, thân cây lúa. Lùn.
 Em hãy tìm những dấu hiệu mô tả khái niệm đột biến gen.
Nhận xét về tần số đột biến gen tự nhiên lớn hay nhỏ? Có thể thay đổi tần số này không?
Thảo luận nhóm (5)
1. Tên tác nhân gây đột biến?
2. Các nguyên nhân làm tăng các tác nhân?
3 .Cách hạn chế?
=> Kết luận.
1. Tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, chất hóa học. Do rối loạn quá trình sinh lí, hóa sinh bên trong cơ thể, sự thay đổi môi trường.
2. Hàm lượng khí thải CO2 trái đất nóng hiệu ứng nhà kính. Tầng ozon rò rỉ do tăng chất làm lạnh, chữa cháy,khí thảy nhà máy,phân bón hóa học, Khai thác và sử không hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
3. Khai thác và sử hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt tài nguyên rừng,trồng nhiều cây xanh,phân bón hợp lí, xử lí chất thải,
Em đọc mục I.2 SGK kết hợp kiến thức đã học và cho biết 
Các dạng đột biến? Khái niệm? Hậu quả?
Tại sao cùng là đột biến thay thế một cặp nuc có trường hợp ảnh hưởng đến cấu trúc prôtêin có trường hợp không?
Em hãy đọc mục II.2 và cho biết
Trạng thái tồn tại các bazơ nitơ ?
Hình 4.1, 4.2 SGK thể hiện điều gì? 
Nêu các nhân tố gây đột biến và kiểu hình đột biến do chúng gây ra?
Thảo luận nhóm( 2’)
Em hãy đọc mục III và cho biết 
Hậu quả của đột biến gen?
Loại đột biến nào có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiến hóa?
Tại sao nói đa số là đột biến gen là nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tiến hóa và chọn giống trong khi đa số đột biến gen có hại, tần số đột biến gen rất thấp?
VD: Đột biến gen kháng thuốc của côn trùng
Đột biến phát sinh trong giảm phân.
Giao tử -> qua thụ tinh-> hợp tử.
Nếu đột biến gen trội biểu hiện ra kiểu hình cơ thể. ( đồng hợp)
Ngược lại( dị hợp) không biểu hiện 
Truyền đời sau bằng sinh sản hữu tính.
Đột biến phát sinh trong nguyên phân.
Đột biến xảy ra trong nguyên phân nhân lên trong mô cơ thể thể hiện một phần của cơ thể ( thể khảm) được nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng. Nếu giai đoạn hợp tử 2-8 tế bào thì đột biến vào giao tử truyền cho đời sau bằng sinh sản hữu tính.
Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 ( đột biến điểm) hay một số cặp nuclêôtit.
Mỗi đột biến gen dẫn tới thay đổi trình tự nuc tạo ra các alen khác nhau.
Đa số ĐBG tự nhiên là có hại, phải hạn chế xuất hiện, một số có lợi trung tính.
Tần số ĐBG tự nhiên là rất thấp. Tần số này có thể thay đổi do yếu tố môi trường.
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm 1 trình bày.
Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
Học sinh lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
* Thay thế 1 cặp nuclêôtit:
 Một cặp nuc trong gen khi được thay thế bằng một cặp nuc khác có thể làm thay đổi trình tự aa trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
* Thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit: khi đột biến làm mất đi hoặc thêm vào 1 cặp nuc trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn tới làm thay đổi trình tự aa trong chuổi polipeptit và làm thay đổi chức năng prôtêin. 
Do yếu tố quyết định là bộ ba mã hóa a.a có thay đổi hay không, bộ ba sau mã hóa có qui định a.a mới không.
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại điện nhóm 2 trình bày.
Các nhóm còn lại bổ sung.
=> Dạng thường và dạng hiếm.
Đột biến thay cặp G-Xà A-T do kết cặp không hợp đôi.
Tác động của các tác nhân vật lí như: tia tử ngoại(UV) 
- Tác nhân hóa học: (5BU). Thay thế cặp A-T=> G-X.
- Tác nhân sinh học: ( một số vi rút).
Đa số có hại, giảm sức sống: gen đột biến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin
Một số có lợi trung tính.
Làm sức hiện alen mới.
Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chon giống.
Học sinh lắng nghe ( đây là kiến thức sinh học nâng cao)
I.ĐỘT BIẾN GEN.(ĐBG)
1.Khái niệm:
Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 ( đột biến điểm) hay một số cặp nuclêôtit.
Mỗi đột biến gen dẫn tới thay đổi trình tự nuc tạo ra các alen khác nhau.
Tần số ĐBG tự nhiên là rất thấp. Tần số này có thể thay đổi do yếu tố môi trường.
* Nguyên nhân nhân gây đột biến do tác nhân:
Tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, chất hóa học
tác nhân ngoài.
Do rối loạn quá trình sinh lí, hóa sinh bên trong cơ thể 
tác nhân bên trong
* Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
=> Có ý thức bảo vệ môi trường hạn chế sự gia tăng các tác nhân gây đột biến.
2. Các dạng đột biến gen.
Các dạng đột biến điểm:
* Thay thế 1 cặp nuclêôtit: một cặp nuc trong gen khi được thay thế bằng một cặp nuc khác có thể làm thay đổi trình tự aa trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
* Thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit: khi đột biến làm mất đi hoặc thêm vào 1 cặp nuc trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn tới làm thay đổi trình tự aa trong chuổi polipeptit và làm thay đổi chức năng prôtêin. 
- Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit xảy ra trong 1 hay một số.
II. CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN.
1. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN ( tái bản).
- Các cặp bazơ nitơ tồn tại ở dạng hiếm ( hổ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi ( kết cặp không hợp đôi) dẫn đến phát sinh đột biến gen.
- VD: *G => T trong nhân đôi tạo đột biến G-Xà A-T
2.Tác động của các tác nhân gây đột biến.
- Tác động của các tác nhân vật lí như: tia tử ngoại(UV) 
- Tác nhân hóa học: (5BU). Thay thế cặp A-T=> G-X.
- Tác nhân sinh học: ( một số vi rút).
III. HẬU QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỘT BIẾN GEN.
1. Hậu quả của đột biến gen.
Có lợi, có hại, trung tính.
VD: Đột biến gen kháng thuốc của côn trùng.
ĐBG làm thay đổi cấu trúc mARN -> biến đổi cấu trúc prôtêin ->thay đổi đột ngột về 1 hay một số tính trạng của cơ thể.
Nhiều đột biến như đột biến thay thế 1 cặp nuc hầu như trung tính do tính chất thoái hóa của mã di truyền à thay thế nuc này thành nuc khác à biến đổi côđon này thành côđon khác như cùng xác định một aầ prôtêin không thay đổi à trung tính.
2.Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.
a. Đối với tiến hóa: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
b. Đối với chọn giống : Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
=> Tạo da dạng sinh học.
4. Củng cố:
Em hãy chọn phương án đúng hoặc đúng nhất.
1. Thể đột biến là:
A. Cá thể mang đột biến chưa được biểu hiện trên kiểu hình.
B. Cá thể mang đột biến được biểu hiện trên kiểu hình
C.Cá thể có kiểu hình khác với cá thể khác trong quần thể.
D. Cá thể có biểu hiện biến đổi kiểu hình trước sự biến đổi môi trường.
2. Trong một quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành alen a. Thể đột biến là :
A. Cá thể mang kiểu gen AA.	B. Cá thể mang kiểu gen Aa.
C. Cá thể mang kiểu gen aa	D. không có cá thể nào nói trên.
3. Đột biến xôma là đột biến xảy ra ở ?
A.Hợp tử	B.Tế bào sinh dưỡng.
C. Giao tử	C.Tế bào sinh dục sơ khai.
4.Đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là?
A. Đột biến giao tử	B. Đột biến xôma.
C. Đột biến tiền phôi	D. Đột biến hợp tử.
5. Đột biến làm biến đổi nhiều nhất đến cấu trúc của chuổi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là:
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit vào phía cuối gen.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit ở phía đầu gen.
C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa gen
D. Đảo vị trí của cặp nuclêôtit này với cặp nuclêôtit khác ở giữa gen.
5. Dặn dò:
Học bài.Làm bài tập trong sách giáo khoa bài:1,2,3,4,5. 
Xem trước BÀI 5 NHIỂM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỂM SẮC THỂ. Và trả lời các câu hỏi sau:
Đột biến Nhiểm sắc thể là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa
Duyệt của Ban Giám Hiệu 	Duyệt của tổ trưởng.
Ngày.......tháng......năm 2008 	Ngày.......tháng......năm 2008
P. Hiệu trưởng	Tổ trưởng 
NGUYỄN VĂN PHIÊN	NGUYỄN VĂN MỸ

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 4.doc