Giáo án Sinh học 12 - Phần 6: Tiến hóa

Giáo án Sinh học 12 - Phần 6: Tiến hóa

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá.

 - Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. Nêu được bằng chứng địa lí sinh vật học. Ví dụ minh họa.

 - Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử : ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài.

 2. Kĩ năng :

 - Sưu tầm tư liệu về các bằng chứng tiến hoá.

 3.Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.

 

doc 19 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4557Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Phần 6: Tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN SÁU: 
Tuần:13 CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
Tiết: 24
Ngày soạn: 31.10.10 BÀI 24
Ngày soạn: 01.11.10 
Mục tiêu:
Kiến thức:
 - Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá.
 - Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. Nêu được bằng chứng địa lí sinh vật học. Ví dụ minh họa.
 - Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử : ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài.
 2. Kĩ năng :
 - Sưu tầm tư liệu về các bằng chứng tiến hoá.
 3.Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.
II. Chuẩn bị
 - Tranh phóng to hình 24 sgk.
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp:
 - Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Thế nào là di truyền học tư vấn? nhiệm vụ của di truyền học tư vấn?
 CH2: Liệu pháp gen là gì? Các biện pháp của liêu pháp gen? Để hạn chế bớt gánh nặng di truyền cho loài người cần phải làm gì?
Nội dung bài mới
 Đặt Vấn Đề: Trước thế kỷ XVIII, khoa học chưa phát triển, con người giải thích sự tồn tại của muôn loài do thượng đế, chúa trời tạo ra Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh: Các loài sinh vật hiện nay có chung nguồn gốc và được phát sinh từ giới vô cơ (các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên).
* Khái niệm bằng chứng tiến hoá: Là những bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.* Các loại bằng chứng tiến hoá:
 - Bằng chứng trực tiếp:là bằng chứng hoá thạch.
 - Bằng chứng gián tiếp: bằng chứng giải phẫu phôi sinh học, địa lí sinh vật học, sinh học phân tử và tế bào học.
 I. Bằng chứng giải phẩu so sánh.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh quan sát H24.1 SGK và trả lời câu lệnh SGK:+ Nêu những điểm giống và khác nhau về cấu tạo xương tay của người và chi trước của mèo, cá voi, dơi?
- Những biến đổi xương bàn tay giúp có ý nghĩa gì với mỗi loài?àThế nào là cơ quan tương đồng ?
- Hãy nhận xét chức năng của cơ các cơ quan sau ở người: Ruột thừa, xương cùng, răng khôn? 
- Thế nào là cơ quan thoái hóa? 
 - Từ đó em hãy rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa các loài sinh vật?
- Tại sao các cơ quan thoái hóa không giữ chức năng gì vẫn di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ?
- Có phải tất cả những điểm giống nhau ở các loài đều do chúng được tiến hoá từ một cơ quan ở loài tổ tiên? à Thế nào là cơ quan tương tự?
- HS quan sát trao đổi nhóm:- Giống nhau: Đều có các xương cánh, cẳng, cổ, bàn, ngón. Khác nhau: Chi tiết các xương biến đổi, hình dạng bên ngoài rất khác nhau (rất rõ ở xương bàn, xương ngón).
àgiúp sinh vật thích nghi với môi trường và chức năng. à nêu KN cơ quan tương đồng.
- Trao đổi nhanh thống nhất được đó là những cơ quan thoái hoá và gần như không còn chức năng.
- HS nêu được khái niệm cơ quan thoái hoá.
- Đây là bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Do các loài thừa hưởng vốn liếng di truyền từ tổ tiên chung, hoặc gen vô hại, hoặc thời gian chưa đủ để loại bỏ.
- Không phải à đó là cơ quan tương tự do sống cùng môi trường giống nhau, tập tính kiếm ăn..
- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
 Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh :
 + Cơ quan tương đồng : Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. 
Cơ quan tương đông phản ánh sự tiến hoá phân li.
 + Cơ quan tuơng tự : Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. 
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
 + Cơ quan thoái hoá : Là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.
II. Bằng chứng phôi sinh học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS: quan sát hình 24.2 SGK trang 105 à so sánh và nhận xét về sự phát triển phôi ở một số loài động vật? à Nghiên cứu phôi ở các giai đọn có ý nghĩa gì?
- Tại sao các loài khác nhau lại có những đặc điểm phát triển phôi giống nhau?
- Những sai khác trong phôi ở giai đoạn muộn hơn có ý nghĩa về mặt xác định quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Do thừa huởng những gen chung quy định sự phát triển phôi.
- Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.
III. Bằng chứng địa lí sinh vật học.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
- Đọc SGK nêu khái niệm địa lí sinh học.
- Menđen dã giải thích sự giống nhau đặc điểm cấu tạo ở các loài trên đảo và ở vủng đất liền kề như thế nào so với cá loài ở các vùng địa lí khác nhau?
- Hiện tượng các loài giống nhau do điều kiện sống tương tự hay do có chung nguồn gốc là phổ biến hơn?
- Tại sao các loài không có họ hàng gần gũi nhưng có những đặc điểm giống nhau? (cá voi – thú; cá mập- cá). Thế nào là đồng quy tính trạng?
- Địa lí sinh vật học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố của các loài trên trái đất. 
-- HS đọc sgk trao đổi thống nhất ý kiến.
-Điều kiện tự nhiên tương tự nhau không phải là yếu tố quyết định đến sự giống nhau giữa các loài. Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
à đồng quy tính trạng làhiện tượng các loài không có họ hàng thân thuộc sống cách xa nhau do điều kiện sống giống nhau nên CLTN hình thành những đặc điểm thích nghi giống nhau 
VD: VD: Sóc bay ở Bắc Mỹ và thú có túi bay ở Châu Úc.
- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau đã được chứng minh là có chung một nguồn gốc, sau đó phát tán sang các vùng khác. Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do sự tác động của môi trường.
 IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
- Hãy trình bày những điểm giống nhau trong cấu tạo tế bào, vật chất di truyền, mã di truyền của các loài sinh vật
- Phân tích thông tin bảng 24 người có quan hệ gần gũi nhất với loài nào trong bộ linh trưởng? Tại sao? 
- Phân tích trình tự aa trong cùng 1 loại protein hay trình tự các nucleotit trong cùng 1 gen của các loài cho phép ta kết luận gì về quan hệ họ hàng giữa các loài?
- HS tái hiện kiến thức đã học ở SH 12, 10 về tế bào, ADN trả lời. Ví dụ:- Bộ ba UUA của mọi loài từ virut đến người đều mã hóa cho aa Lơxin .... 
- HS nghiên cứu bảng 24/SGK106 trả lời.
à Những loài có họ hàng càng gần thì trình tự aa hay trình tự nucleotit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. 
 - Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản  : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). ® Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
- Bằng chứng sinh học phân tử : Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền... cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung.
4. Củng cố:
 a. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa?
 b. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc?
 c. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời nay sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?
 Đáp án:
a. Cơ quan thoái hóa thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.
b. Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ: Mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hóa vật chất như quá trình đường phân
c. Vì những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật. Những gen này chỉ có thể loại bỏ khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên vì thế có thể thời gian tiến hóa còn chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài xem trước bài 25 “Học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn”.
- Trả lời câu hỏi: Nguyên nhân tiến hóa (làm chuyển loài này thành loài mới).
- Nội dung chính của học thuyết Đacuyn gồm những ý tưởng nào?
Tuần:14
Tiết: 25 BÀI 24:
HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
Ngày soạn: 02.11.10
Ngày dạy:03.11.10
Mục tiêu
Kiến thức:
 - Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của sinh vật.
 - Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn : vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức để hiểu sâu các luận điểm trong học thuyết Lamac và Đacuyn.
 3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.
II. Chuẩn bị
 Tranh phóng to hình 25.1-2 sgk.
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ
 CH1:Trình bày các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá.
 CH2: Trình bày những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Lấy các ví dụ chứng minh người và tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất.
Nội dung bài mới
 I. Học thuyết Lamac:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
- Đọc SGK, tìm hiểu các nội dung: nguyên nhân, cơ chế tiến hóa; hình thành các đặc điểm thích gnhi, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hóa.
* Nghiên cứu SGK trang 108 , phân tích ví dụ về sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài cổ ngắn.
- Đóng góp quan trọng của của Lamac là gì?
- Học thuyết Lamac còn những hạn chế gì?
- HS đọc SGK trao đổi về các nội dung nguyên nhân, cơ chế tiến hóa; hình thành các đặc điểm thích gnhi, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hóa trong học thuyết Lamac 
- HS phân tích ví dụ.
- Đưa ra khái niệm “tiến hóa”
- thông qua kiến thức đã học và nội dung của học thuyết à hạn chế.
1. Thuyết tiến hoá của Lamac 
a. Nguyên nhân tiến hoá: Do tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.
b. Cơ chế tiến hoá:
- Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay ... bị tâm thế cho nội dung bài tiếp theo.
- Thí nghiệm đối với ruồi giấm: (SGK)
* Nhận xét: Môi trường sống khác nhau dẫn đến các li tập tính giao phối à cách li sinh sản àhình thành loài.
* Giải thích:
- CLTN làm phân hóa tần số alen giữa hai quần thể ruồi àlàm cho chúng thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn khác nhau.
- Tiêu hóa thức ăn khác nhau dẫn đấn tích lũy thành phần hóa học khác nhau ở vỏ kitin, làm xuất hiện mùi khác nhau.
- Giao phối có chọn lọc à hình thành cách li sinh sản.
4. Củng Cố.
 Vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
 a. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
 b. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
 c. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
 d. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của QT cách li.
5. Dặn Dò.	
- Học bài, làm bài tập SGK trang 128.
- Nghiên cứu nội dung SGK mục 2 trang 131, hoàn thành nội dung bảng sau:
Đối tượng
Nguyên Liệu
Cách tiến hành
Kết quả
Nhận xét và giải thích
- Soạn bài 30 ”Quá Trình Hình Thành Loài (tiếp theo)”
Tuần:16 BµI 30: 
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI 
(Tiếp Theo)
Tiết:30
Ngày soạn:27.11.10
Ngày dạy: 29.11.10
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
2. Kĩ năng;
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào?
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.
II. Phương tiện:
	Hình 30.1 SGK
III. Tiến trình bài mới:
 1. Ổn định lớp:
 - Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
 2. Kiểm tra bài cũ
 CH: Thế nào là quá trình hình thành loài?Trình bày vai trò của cách li địa lí?
3. Bài mới: 
 II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí:
 1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc mục 1(a) SGK/129 .
- VD trên minh họa điều gì? Giải thích?
- Từ VD rút ra kết luận gì về quá trình hình thành loài?
- GV nhận xét đánh giá và giảng giải thêm để HS tóm tắt kiến thức.
- Vậy trong cùng khu vực địa lí ngoài con đường hình thành loài vừa xét còn có con đường nào khác không?
- Có thể cho Vd về cỏ băng, cỏ sâu róm trên bãi bồi sông Vônga và VD SGK
- Từ 2 VD trên có thể rút ra kết luận gì về con đường hình thành loài bằng con đường sinh thái?
- Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường gặp ở nhóm sinh vật nào? Thường diễn ra nhanh hay chậm?
- HS làm việc với SGK , trao đổi nhóm :Phân tích VD và rút ra kết luận. 
+ Tóm tắt VD về hai lòai cá ở hồ châu Phi.
+ Đưa giả thuyết và giải thích.
+ Kết luận hình thành loài bằng cáh li tập tính.
à Vài HS trình bày, lớp nhận xét.
- Cách li sinh thái
Đọc SGK và trả lời 
-Động vật ít di chuyển
+ Hình thành loài bắng cách li tập tính và cách li sinh thái :
. Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau.
. Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần hình thành nòi sinh thái rồi loài mới.
 2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
(?) Thế nào là lai xa?
(?) Lai xa gặp những trở ngại gì?
- Vì sao cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản?
- Nhận xét, đánh giá thống nhất nội dung.
- Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không?
- Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì?
- Tại sao đa bội hoá lại khắc phục được trở ngại đó? 
- Người ta tiến hành như thế nào?
- Vì sao lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật? Thường diễn ra nhanh hay chậm ? tại sao phải bả vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy ?
- Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được coi là loài mới chưa? (Loài mới không xuất hiện một cá thể duy nhất mà là một quần thể hoặc nhóm quần thề tồn tại và phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác động của CLTN)
- Thảo luận nhóm dựa trên kiến thức đã học và cử đại diện trả lời
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Dựa vào kiến thức đã học trả lời được , để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta đa bội hoá cơ thể lai xa
à mỗi chiếc NST có được NST tương đồng, phân li binh thường.
à Trình bày thí nghiệm của Kapetrenco , lai cải bắp và cải củ
- Ở TV việc đa bội hoá không những ít ảnh hưởng đến sức sống mà nhiều khi còn tăng khả năng sinh trưởng và phát triển, với ĐV, đột biến đa bội thường làm mất cân bằng gen, đặc biệt làm rối loạn cơ chế xác định giới tính dẫn đến gây chết.
- Chưa, vì loài phải là quần thể 
+ Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá :
P Cá thể loài A (2nA) ´ Cá thể loài B (2nB)
G	 nA	 nB
F1	(nA + nB) ® Không có khả năng sinh
 sản hữu tính (bất thụ)
 (nA + nB)	 (nA + nB)
F2	(2nA + 2nB)
	 (Thể song nhị bội) ® Có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ).
+ Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ ® không tạo các cặp tương đồng ® quá trình tiếp hợp và giảm phân không diễn ra bình thường.
+ Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố mẹ ® tạo được các cặp tương đồng ® quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường ® con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái ® loài mới hình thành.
4. Củng cố: 
Dựa vào câu hỏi 5 sách giáo khoa để củng cố.
5. Dặn dò: 
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
- Soạn bài 31 “Tiến Hóa Lớn”.
Tuần:17 Bài 31:
TIẾN HÓA LỚN
Tiết:31 
Ngày soạn: 28.11.10
Ngày dạy:30.11.10
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại.
 - Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí). 
 2. Kĩ năng: 
- Giải thích tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản.
- Sưu tầm các tư liệu về sự thích nghi của sinh vật.
 3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 
II. Phương tiện:
 Hình 31.1 và 31.2 sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp.
 - Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
2. Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Giải thích cơ chế hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá?
 CH2: Từ một loài SV không có sự cách li địa lí có hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích? 
3. Bài mới: Ở các bài trước chúng ta đã nghiên cứu kĩ về tiến hoá nhỏ. Trong thuyết tiến hoá còn 1 vấn đề nữa mà hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến để làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên trái đất đó chính là “TIẾN HOÁ LỚN”
 I. Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thế nào là tiến hoá lớn?
- Quan sát hình 31.1 SGK: Quá trình tiến hoá lớn diễn ra như thế nào. Tại sao sinh giới lại ngày càng đa dạng ?
(trong quá trình tiến hóa, có rất nhiều loài bị đào thải, đôi khi nhiều hơn các loài đang tồn tại. chứng tỏ mặt chủ yếu của CLTN là đào thải)
- Hãy kể tên các đơn vị phân loại trên loài mà em biết?
- Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật có giống nhau không?
- Nghiên cứu tiến hoá lớn cho thấy chiếu hướng tiến hoá như thế nào? Gợi ý:
 + Quan sát hình 31.1: cho biết nguồn gốc tiến hoá và kết qủa của quá trình này?
+ Thực chất của sự đa dạng sinh vật là do đâu?
+ Có phải tất cả sinh vật ngày nay đều có mức độ tổ chức rất phức tạp không? 
- Vì sao ngày nay vẫn có sự song song tồn tại những nhóm SV có tổ chức thấp bên cạnh sinh vật có tổ chức cao?
- Lưu ý: - Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.
Nhớ lại kiến thức đã học trả lời.
- Từ một loài ban đầu hình thành nên các loài mới, từ các loài này lại tiếp tục hình thành nên các loài con cháu à Theo con đường phân li tính trạng
- Loài –chi - họ - bộ - lớp- ngành.
-VD: ếch nhái, bò sát rất ít thay đổi (tiến hoá chậm), Chim, thú tiến hoá nhanh tạo nên nhiều loài.
- HS quan sát hình SGK để trả lời.
- Đọc SGK trang 134, thảo luận để trả lời cáccâu hỏi gợi ý à Nêu chiều hướng tiến hoá của sinh giới
- Do sinh vật đã thích nghi được với các điều kiện sống ở các mức độ khác nhau
 1. Khái niệm tiến hoá lớn:
- Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
 - Tiến hoá lớn diễn ra theo con đường phân li tính trạng : Từ một loài gốc ban đầu hình thành nên nhiều loài mới, từ các loài này lại tiếp tục hình thành nên các loài con cháu.
- Phân tích được sơ đồ phân li tính trạng (SGK).
2 .Chiều hướng tiến hoá
 - Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. Trong đó thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ bản nhất.
 -Sự phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể theo nhiều hướng khác nhau : Tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học.
 II. Một số nghiên cứu thực nghiêm về tiến hoá lớn:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK trang 134, 135 mục II à tóm tắt các thí nghiệm, từ đó nêu mục đích và kết qủa của tí nghiệm.
- GV giới thiệu về hai giải thuyết về nhịp điệu tiến hóa: Một là thuyết tiến hóa từ từ cho rằng quá trình tiến hóa xảy ra bắt đầu từ sự biến đổi từ từ về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Hai là thuyết cân bằng ngắt quãng: chop rằng trong suốt quá trình tồn tại của mình, loài rất ít biến đổi. 
- HS làm việc với SGK nêu được:
+ Thí nghiệm ở tảo lục đơn bào với thiên địch ăn tảo.
+ Thí nghiệm ở ruồi giấm do gen điều hoà bị đột biến mở nhầm thời điểm.
+ Nghiên cứu sự phát triển bài thai ở một số loài.
- HS lắng nghe.
* TN1: Nuôi tảo lục đơn bào trong môi trường có thiên địch , sau một vài thế hệ xuất hiện các tập hợp 8 tế bào hình cầu. Sau 100 thế hệ tập hợp tế bào này chiếm đại đa số.
KQ: từ dạng đơn bào -> hình dạng tập hợp đa bào (tiền đề hình thành cơ thể đa bào)
* TN2: Các gen điều hoà qúa trình phát triển phôi ở ruồi giấm.
- Gen điều hoà bị đột biến mở nhầm thời điểm, nhầm vị trí tạo nên ruồi có hình thái bất thường.
-Chỉ cần đột biến nhỏ ở gen điều hoà không cần tích lũy dàn các đột biến nhỏ đã dẫn đến đặc điểm khác biệt giữa các loài cũng như các đơn vị trên loài.
4. Củng cố : 
- Trả lời câu hỏi và bài tập cuối SGK.
5. Dặn dò : 
 - Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
 -Soạn bài 32 “NGUỒN GỐC SỰ SỐNG”
 - Ôn tập theo đề cương chuẩn bị thi học kì I, trắc nghiệm 100%.

Tài liệu đính kèm:

  • doctienhoa.doc