Giáo án Sinh học 9 tiết 43: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án Sinh học 9 tiết 43: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Tiết 43 :

MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· HS hiểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật.

· Phân biệt được nhân tố sinh thái : nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng :

· Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.

· Kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

· Phát triển kĩ năng tư duy logic, khái quát hóa.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 tiết 43: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Tiết 43 :
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
HS hiểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật.
Phân biệt được nhân tố sinh thái : nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng :
Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
Kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế.
Phát triển kĩ năng tư duy logic, khái quát hóa.
3. Thái độ 
	Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Tranh hình 41.1 SGK.
	Một số tranh ảnh khác về sinh vật trong tự nhiên.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nộâi dung
- GV viết sơ đồ lên bảng như sau :
 à Thỏ ß
+ GV hỏi : Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
- GV tổng kết : Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ.
+ Môi trường sống là gì?
- GV giúp HS hoàn chỉnh khái niệm.
- Để tìm hiểu về môi trường, các em hãy hoàn thành bảng 41.1 SGK tr. 119 và quan sát các tranh hình đã chuẩn bị.
+ GV hỏi : 
- Sinh vật sống trong những môi trường nào?
- GV thông báo : có rất nhiều môi trường khác nhau nhưng thuộc 4 loại môi trường. 
- HS theo dõi sơ đồ trên bảng :
+ Trao đổi nhóm.
+ Điền từ : Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên.
- Đại diện HS lên bảng hoàn thành sơ đồ à HS khác nhận xét, bổ sung.
- Từ sơ đồ à HS khái quát thành khái niệm về môi trường sống à HS khác bổ sung.
- HS dựa vào bảng 41.1 kể tên các sinh vật và môi trường sống khác.
- Một vài HS phát biểu ý kiến.
- HS khái quát thành một số loại môi trường cơ bản.
Ví dụ : Môi trường đất, nước, 
KẾT LUẬN:
* Môi trường sống :
- Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh trưởng của sinh vật.
- Các loại môi trường :
+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất, không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
HOẠT ĐỘNG 2: 
CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nộâi dung
- GV nêu câu hỏi :
+ Thế nào là nhân tố vô sinh?
+ Thế nào là nhân tố hữu sinh?
- GV nêu yêu cầu :
+ Hoàn thành bảng 41.2 SGK tr. 119.
+ Nhận biết nhân tố hữu sinh, nhân tố vô sinh.
- GV đánh giá hoạt động của nhóm và yêu cầu HS rút ra kết luận về nhân tố sinh thái.
- GV hỏi : 
+ Phân tích những hoạt động của con người.
- GV mở rộng bằng cách nêu câu hỏi:
+ Trong 1 ngày, ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất thay đổi như thế nào?
+ Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
+ Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?
- GV giúp HS nêu nhận xét chung về tác động của nhân tố sinh thái.
- HS nghiên cứu SGK tr. 119.
- Trả lời nhanh khái niệm này.
- HS quan sát sơ đồ về môi trường sống của thò ở mục 1.
- Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến điền vào bảng 41.2.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào bảng 41.2 vừa hoàn thành và khái quát kiến thức.
- HS dựa vào hiểu biết của mình phân tích tác động tích cực và tác động tiêu cực.
- HS thảo luận nhóm.
- Bằng kiến thức thực tế của bản thân nêu được :
+ Ánh sáng trong ngày tăng dần vào buổi trưa rồi lại giảm.
+ Mùa hè ngày dài hơn mùa đông.
+ Mùa hè nhiệt độ cao, mùa đông nhiệt độ xuống thấp.
- Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
KẾT LUẬN:
* Nhân tố vô sinh :
- Khí hậu, gồm : Nhiệt độ, ánh sáng, gió, 
- Nước : nước ngọt, nước lợ.
- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất, 
* Nhân tố hữu sinh : 
- Nhân tố sinh vật : các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
- Nhân tố con người.
+ Tác động tích cực : Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.
+ Tác động tiêu cực : săn bắn, đốt phá.
- Nhận xét : Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU GIỚI HẠN SINH THÁI
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
- GV nêu 1 số câu hỏi : 
+ Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào?
+ Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất?
+ Tại sao ngoài nhiệt độ 50C và 420C (tức là 420C) thì cá rô phi sẽ chết?
- GV đưa thêm ví dụ.
+ Cây mắm biển sống và phát triển trong giới hạn độ mặn là từ 0,36% à 0,5%NaCl .
+ Cây thông đuôi ngựa không sống được nơi có nồng độ muối > 0,4%.
- GV hỏi : Từ các ví dụ trên, em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái.
- Từ đó đưa ra khái niệm.
- GV đưa câu hỏi nâng cao.
+ Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào?
* Liên hệ :
- Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp?
- HS quan sát hình 41.2 SGK tr.120.
- Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến, nêu được :
+ Từ 50C à 420C
+ Từ 200C à 350C
(khoảng cực thuận)
+ Vì quá giới hạn chịu đựng.
- Đại diện trình bày à nhóm khác bổ sung.
- HS đưa nhận xét : 
Mỗi loài chịu được một giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái.
- HS có thể trả lời hay không trả lời được. 
Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thường phân bố rộng, dễ thích nghi.
- HS nêu được : Gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện sống tốt cho vật nuôi và cây trồng.
KẾT LUẬN:
 Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của các thể sinh vật đối với nhân tố sinh thái nhất định.
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ 
HS trả lời câu hỏi : Môi trường là gì?
Phân biệt nhân tố sinh thái.
Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ.
V. DẶN DÒ 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Ôn lại kiến thức sinh thái thực vật lớp 6.
Kẻ bảng 42.1 SGK tr.123 vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43.doc