Tiết 26 : THƯỜNG BIẾN
I. Mục tiêu:
Nêu được khái niệm thường bến.
Phân biệt được thường biến với đột bến.
Giải thích được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi, trồng trọt.
Phân tích được ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượngvà phản ứng của chúng để ứng dụng trong sản xuất.
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kỹ năng thảo luận nhóm, làm việc với SGK
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 25 SGK.
Tiết 26 : thường biến Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu: Nêu được khái niệm thường bến. Phân biệt được thường biến với đột bến. Giải thích được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi, trồng trọt. Phân tích được ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượngvà phản ứng của chúng để ứng dụng trong sản xuất. Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kỹ năng thảo luận nhóm, làm việc với SGK II. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 25 SGK. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1 :Tìm hiểu sự biến đổ kiểu hình do tác động của môi trường Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung Giáo viên đặt vấn đề: tại sao có những loại cây (cùng 1 kiểu gen), nhưng sống ở các môi trường khác nhau lại có những kiểu hình khác nhau? Giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi ý dẫn dắt và phân tích về 1 VD cho học sinh nắm được: Các cây rau mác đều có cùng kiểu gen, nhưng lá ngập trong nước thì có hình dài, mảnh để không bị nước cuốn đi; lá trên bề mặt nước rộng giúp cho lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng; lá nhô lên khỏi mặt nước hình mũi mác, tránh gió cuốn theo và không bị tổn thương. Giáo viên nêu câu hỏi: Sự biểu hiện ra một kiểu hình của 1 cơ thể (một kiểu gen) phụ thuộcvào những yếu tố nào? Trong những yếu tố đó , yếu tố nào được xem là không biến đổi? Sự biến đổi kiểu hình trong các VD nêu trên do nguyên nhân nào? Thường biến là gì? Giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án đúng. Học sinh quan sát tranh phóng to hình 25 SGK và nghiên cứu các VD ở SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi: Yêu cầu nêu được: Sự biểu hiện ra một kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc và kiểu gen các yế tố của môi trường sống. Trong các yếu tố đó thì kiểu gen được xem như là không biến đổi. Sự biến đổi kiểu hình trong các VD nêu trên là do có sự thay đổi điều kiện sống. Kết luận: Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Hoạt động 2 :Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm để rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. GV gợi ý: Những tính trạng nào phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen? Cho VD. Tính trạng nào thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trườn? Cho ví dụ. Gv giúp học sinh hoàn thiện kiến thức Học sinh tìm hiểu nội dung SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày Lớp chỉnh sửa, bổ sung dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Kết luận: Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. + Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Các tính trang chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Các tính trạng số lượng, thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. Hoạt động 3 :Tìm hiểu mức phản ứng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung GV: cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tuỳ vào điều kiện môi trường. Nhưng khả năng đó không phải là vô hạn. Vì sao vậy? Yêu cầu học sinh thực hiện phần ẹ SGK Học sinh nghiên cứu SGK Hoàn thiện phần ẹ Kết luận: Giới hạn năng suất của giống do kiểu gen quy định. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau. IV. Củng cố: Sử dụng câu hỏi SGK Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi V. Dặn dò: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
Tài liệu đính kèm: