Giáo án Hóa học 10 nâng cao bài 35: Brom

Giáo án Hóa học 10 nâng cao bài 35: Brom

Bài 35: Brom

A. Mục tiêu và yêu cầu:

1/ Về kiến thức

a> Học sinh hiểu:

• Sơ lược về tính chất vật lý tính chất hóa học ứng dụng và điều chế brom.

• Phương pháp điều chế và một số hợp chất của brom.

b> Học sinh hiểu:

• Brom là phi kim có tính oxi hóa manh nhưng kém clo và flo,khi gặp chất oxi hóa mạnh brom thể hiện tính khử.

• Tính chất giống và khác nhau giữa hợp chất với hidro và hợp chất với oxi của clo so với brom.

2/ Về kỹ năng:

• Học sinh vận dụng và viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của brom và hợp chất cua brom.

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3108Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 nâng cao bài 35: Brom", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 35: Brom
Mục tiêu và yêu cầu:
1/ Về kiến thức
Học sinh hiểu:
 Sơ lược về tính chất vật lý tính chất hóa học ứng dụng và điều chế brom.
Phương pháp điều chế và một số hợp chất của brom.
Học sinh hiểu:
 Brom là phi kim có tính oxi hóa manh nhưng kém clo và flo,khi gặp chất oxi hóa mạnh brom thể hiện tính khử.
Tính chất giống và khác nhau giữa hợp chất với hidro và hợp chất với oxi của clo so với brom.
2/ Về kỹ năng:
Học sinh vận dụng và viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của brom và hợp chất cua brom.
3/ Phương pháp dạy học :
Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, và thí nghiệm biểu diễn.
Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất:
1/ Dụng cụ: ống nghiệm và pipet(hoặc ống nhỏ giọt)
2/ Hóa chất: nước brom dung dịch KI
Tiến trình dạy học 
1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(<1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: (7-9 phút)
Nêu phương pháp điều chế flo trong công nghiệp. Nêu ứng dụng của flo.
Viết CTCT của oxiflorua và cách điều chế.
3/ Vào bài: (2 phút)
Hoạt động 1:
Giáo viên: 
 Như chúng ta đã biết trong bảng hệ thống tuần hoàn đã được học thì trong đó có các nguyên tố phi kim,nguyên tố kim loại và khí hiếm.
Như vậy ai có thể cho giáo viên biết các nguyên tố halogen trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Học sinh:
Các nguyên tố halogen trong bảng hệ thống tuần hoàn đã học là: flo, clo, brom,iot.
Hoạt động 2:
Giáo viên:
Đúng vậy cácnguyên tố clo, flo, brom, iot la nguyên tố halogen chung ta đã được biết. Và ở bài trước chúng ta đã học các nguyên tố clo,flo và hợp chất của chúng, vậy bây giờ chúng ta nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan đến nguyên tố brom. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:(1 phút)
Qua những điều đã biết về brom đã được học, giáo viên cho biết brom có kí hiệu hóa học là Br2, số hiệu nguyên tử là 35. 
Hoạt động 2: (2 phút)
Giáo viên nêu vấn đề: không phải mọi nguyên tố hóa học đều tồn tại ở dạng đơn chất sẵn có trong tự nhiên, mà có những loại tồn tại ở dang này hay dạng khác. 
Vậy học sinh dưa vào sách giáo khoa hãy cho giáo viên biết trong tự nhiên brom tồn tại chủ yếu ở đâu , ở dạng đơn chất hay hợp chất và hàm lượng như thế nào?
Hoạt động 3 :(2 phút)
Vì brom ở dạng hợp chất trong tự nhiên nên chúng ta muốn có brom người điều chế bằng cách nào? Yêu cầu học sinh viết Phương trình điều chế và xác định sự thay đổi số oxi hóa của brom và clo trong phương trình. Nhận xét sự thay đổi của các số oxi hóa đó?
Hoạt động 4: (2 phút)
Giáo viên cho học sinh quan sát bình đựng brom. Hãy cho biết trạng thái của brom ở điều kiện thường, màu sắc của brom? 
Hoạt động 5: (2 phút)
Yêu cầu học sinh viết cấu hình electron của brom và nhận xét?
Hoạt động 6: (2 phút)
Qua những gì đã biết ở bài clo đã học hôm trước học sinh hãy cho giáo viên biết những tính chất hóa học của brom. Và so sánh với clo đã học 
Hoạt động 7 : (3 phút)
 Học sinh quan sát thí nghiêm của brom tác dụng với dung dịch NaI có hồ tinh bột, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng
Hoạt động 8 : (2 phút)
Giáo viên cho biết :brom ngoài tính chất oxi hóa mạnh brom còn thể hiện tính chất khử khi phản ứng với chất oxi hóa mạnh.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng khi cho brom phản ứng với dung dịch nước clo. Biết rằng trong phản ứng brom bị đẩy lên mức oxi hóa +5
Họa động 9 : (1 phút)
Giáo viên rút ra nhận xét về tính chất hóa học của brom và so sánh chúng với clo và flo đã học
Hoạt động 10 : (1 phút)
Dựa vào sách giáo khoa học sinh hãy cho giáo viên biết một số ứng dụng của brom trên thực tế đời sống của con người.
Hoạt động 11 : (4 phút)
Giáo viên nêu vấn đề có thể điều chế HBr bằng NaBr với H2SO4 đặc nóng như điều chế HCl được không ? hãy nêu cách điều chế HBr và viết phương trình điều chế.
Giáo viên gợi ý : tính khử của Br- mạnh hơn Cl-
Hoạt động 12 : (4 phút)
Yêu cầu học sinh Nêu tính chất của khí HBr.
Dựa vào quy luật biến đổi tính axit, tính khử của các halogen yêu cầu học sinh so sánh tính axit, tính khử của dung dịch HBr với dung dịch HCl, cho ví dụ về tính khử của HBr.
Hoạt động 13 : (2 phút)
Dung dịch HBr có thể để lâu trong không khí được không ? Vì sao ?
Hoạt động 13 : (1 phút)
Giáo viên giải thích ứng dụng của AgBr trong phim ảnh bằng phản ứng
2AgBr 2Ag + Br2
Hoạt động 14 : (4 phút)
Hợp chất chứa oxi của brom tương tự clo. Yêu cầu học sinh viết các công thức axit có oxi của brom và gọi tên. Qua đó rút ra tính bền,tính oxi hóa, tính axit của các hợp chất trên rồi so sánh với hợp chất tương ứng của clo và cho biết các số oxi hóa có thể có của brom.
Hoạt động 15 : (1 phút)
Củng cố bài : Kiến thức trọng tâm khắc sâu cho học sinh là tính oxi hóa mạnh của brom nhưng yếu hơn flo, clo. Ngoài ra brom còn thể hiện tính chất khử.
Dặn dò :Hôm sau học bài iot cung là một nguyên tố halogen học sinh về đọc trước bài mới và làm bài tập đầy đủ. Làm bài tập sách giáo khoa 1,2,3,4,5,6 trang 142 sách 10 nâng cao.
Trong tự nhiên brom tồn tại trong nước biển ở dạng hợp chất,chủ yếu là muối của kali,natri,magie.Tuy nhiên hàm lương của hợp chất của brom ít hơn so với clo và flo.
Để thu được brom thì người ta sục khí clo qua bình đựng dung dịch bromua thu được ở nước biển.
Phương trinh điều chế:
2NaBr-1 +Cl02 → 2NaCl-1 +Br02
Br-1→Br0: số oxi hóa tăng
Cl0 à Cl-1 :số oxi hóa giảm.
Ở điều kiện thường brom tồn tại ở trạng thái lỏng và có màu đỏ nâu.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6 3d104s24p5
Hay [Ar]4d104p5 
Nhận xét: lớp ngoài cùng có 7electron nên có xu hướng nhận thêm 1electron thể hiện tính oxi hóa.
Vì brom cũng có 7electron ở lớp ngoài cùng giống clo nên có những tính chất hóa học tương tự clo. Những tính chất hóa học có thể có của brom như : phản ứng với hidro, phản ứng với nước , phản ứng với dung dịch muối iodua, phản ứng với dung dịch nước clo.
Khác nhau : brom phản ứng với hidro không gây nổ và tỏa nhiệt ít hơn so với phản ứng cả clo.
Hiện tượng : khi nhỏ dung dich hồ tinh bột vào thi dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh.
 Giải thích : do brom đã đẩy iot ra khỏi muối, iot sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh.
Phương trình phản ứng :
5Cl2+Br2+6 H2O→2HBrO3 +10HCl
Một số ứng dụng của brom trong thực tế đời sống của con người như : chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm. Ngoài ra còn dùng để chế tạo bạc bromua(AgBr) để tráng phim ảnh.
Vì tính khử của ion Br- mạnh hơn Cl- nên Br- oxi hóa H2SO4 thành SO2 vậy không thể điều chế HBr bằng NaBr với H2SO4 đặc nóng được.
Điều chế HBr bằng cách : thủy phân photphotribromua.
Phương trình phản ứng :
PH3 + 3H2O → H3PO3 + 3HBr 
HBr là chất khí,không màu,”bốc khói” trong không khí ẩm dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axit bromhidric.
 Axit HBr là một axit mạnh, mạnh hơn cả axit clohidric.Tính khử của HBr mạnh hơn của HCl.
VD : 2HBr + H2SO4(đ) → Br2 + SO2 + 2H2O
HBr không thể để lâu trong không khí vì bị oxi hóa
4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2
HBrO: axit hibromo
HBrO2: axit bromo
HBrO3: axit bromic
HBrO4: axit pebromic
Tính bền, tính oxi hóa và tính axit của các hợp chất trên đều kém hợp chất của clo.
Các số oxi hóa có thể có: 0, -1, +1, +3, +5, +7.
Bài 35: BROM 
 (Br2, Z=35)
I>Trạng thái tự nhiên và điều chế
Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên brom tồn tại trong nước biển ở dạng hợp chất với hàm lượng ít hơn clo và flo.
Điều chế
Để thu được brom người ta sục khí clo vào dung dịch bromua.
Phương trình phản ứng:
 2NaBr-1 +Cl02 → 2NaCl-1 +Br02
II> Tính chất. Ứng dụng.
Tính chất 
 a/ Tính chất vật lý
Là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi. Brom và hơi brom rất độc. Brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng.
 b/ Tính chất hóa học
cấu hình electron của brom:
[Ar]3d104s24p5.
Nhận xét: có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 1electron thể hiện tính oxi hóa
 Br +1e àBr- 
Tác dụng với hidro. 
Phản ứng xảy ra khi đun nóng
 H2(k) +Br2(l) → HBr(k) ∆H=-71,98kJ 
 phản ứng không gây nổ nếu tỉ lệ mol là 1 :1
Phản ứng với nước
 Br2 + H2O → HBr + HBrO
Phản ứng của brom với nước xảy ra khó hơn so với clo.
Phản ứng với dung dịch iodua
 Br2 + 2NaI → 2NaBr +I2
 Br0→ Br-1 : số oxi hóa giảm thể hiện tính oxi hóa
 I-1→ I0 : thể hiện tính chất khử
Brom có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa được ion I- ra khỏi dung dịch 
Phản ứng với chất oxi hóa mạnh hơn 
5Cl2 +6H20 +Br2→2 HBrO3+10HCl
 Br0→ Br+5 : số oxi hóa tăng thể hiện tính khử.
Cl0→Cl-1 :số oxi hóa giảm thể hiện tính khử.
Nhận xét: vậy tính oxi hóa của brom yếu hơn clo nên bị clo oxi hóa lên mức oxi hóa cao hơn.
Nhận xét:
− Brom là chất oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn clo và flo và mạnh hơn iot.
−Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
 2) Ứng dụng:
Chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm. Ngoài ra còn dùng để chế tạo bạc bromua(AgBr) để tráng phim ảnh.
III> Một số hợp chất của brom.
 1.Hidrobromua và axit bromhidric
 a) Điều chế:
Thủy phân photphotribromua sẽ thu được HBr
Phương trình phản ứng:
PH3 + 3H2O → H3PO3 + 3HBr
b) Tính chất:
Ở điều kiện thường HBr là chất khí,không màu,”bốc khói” trong không khí ẩm dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axit bromhidric.
 Axit HBr là một axit mạnh, mạnh hơn cả axit clohidric.
Tính khử của HBr mạnh hơn HCl 
Vd: 2HBr + H2SO4(đ) → Br2 + SO2 + 2H2O
HBr không thể để lâu trong không khí vì bị oxi hóa:
 4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2
Br-1 → Br0 thể hiện tính khử
AgBr có ứng dụng quan trọng trong chế tạo phim ảnh.
 2AgBr 2Ag + Br2
 2.Hợp chất có oxi của brom.
 a) Các hợp chất có oxi của brom :
HBrO: axit hibromo
HBrO2: axit bromo
HBrO3: axit bromic
HBrO4: axit pebromic
 b) Điều chế:
Tương tự hợp chất có oxi của clo
Br2 + H2O ⇆ HBrO + HBr
]Nhận xét: tính bền, tính oxi hóa, tính axit đều kém hợp chất của clo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an bai brom 10 nang cao.doc