Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
I.Mục tiêu:
- Học sinh phải trình bày được khái niệm gen, cấu trúc của gen.
- Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền.
- Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN.
II.Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
III.Phương tiện dạy học:
* GV: - Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN.
- Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.
* HS: - Ôn lại kiến thức ADN đã học ở lớp 9
IV. Tiến trình
1)ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh.
- Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn.
- Yêu cầu của bộ môn.
Tiết 1 Ngày soạn: PHẦN NĂM: DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN I.Mục tiêu: - Học sinh phải trình bày được khái niệm gen, cấu trúc của gen. - Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền. - Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN. II.Phương pháp: Trực quan, thảo luận. III.Phương tiện dạy học: * GV: - Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN... - Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN. * HS: - Ôn lại kiến thức ADN đã học ở lớp 9 IV. Tiến trình 1)ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh. - Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn. - Yêu cầu của bộ môn. 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức *HĐ 1: Tìm hiểu về gen: ì Đọc mục I để trả lời câu hỏi: ? Gen là gì ? ? Có phải mọi SV đều có ADN? ? Gen ở các SV có giống nhau không? Giải thích. ìQuan sát hình 1.1 và nội dung phần I.2 SGK em hãy nêu cấu trúc chung của gen cấu trúc. (số vùng, vị trí và chức năng của mỗi vùng) ? Căn cứ vào đâu để gọi gen phân mảnh hay không phân mảnh? (ở sinh vật nhân sơ gen cấu trúc có vùng mã hoá liên tục còn sinh vật nhân thực xen kẽ đoạn mã hoá (êxôn) và đoạn không mã hoá (intron)® gen phân mảnh) ? Gen được cấu tạo từ các nu còn prôtêin lại được cấu tạo từ a.amin. Vậy làm thế nào mà gen qui định tổng hợp prôteiin được? *HĐ 2: Tìm hiểu về mã di truyền: ìĐọc mục II SGK để trả lời câu hỏi: ? Mã di truyền là gì? (Trình tự nu trong gen qui định trình tự a.a trong ptử prôtêin) ? Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và khoảng 20 loại axit amin cấu tạo nên prôtêin. Vậy vì sao cho rằng 3 nu mã hóa 1 a.amin? ? Với 4 loại Nu mà 3Nu tạo thành 1 bộ ba thì có bao nhiêu bộ ba( triplet) ? * Các bộ ba trong sinh giới có giống nhau không? * Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin (đặc hiệu) * Khoảng 20 loại axit amin mà có 61 bộ ba ® ???(tính thoái hoá) *HĐ 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN: ì Quan sát hình 1.2 và nội dung phần III SGK( Hoặc xem phim) em hãy nêu thời điểm và diễn biến quá trình nhân đôi ADN. ? Vì sao các nhà KH cho rằng nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn nữa gián đoạn và nguyên tắc bổ sung? (Do ctrúc đối song song mà đặc tính enzim ADN-aza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’® 3’. Cho nên: Mạch khuôn có đầu 3’.... ® t/h mạch mới theo NTBS liên tục theo chiều 5’® 3’ Mạch khuôn có đầu 5’ ..... ® t/h ngắt quảng từng đoạn ngắn theo chiều 5’® 3’... ) + ở SV nhân thực thường tạo nhiều chạc sao chép® rút ngắn thời gian nhân đôi ADN + Các đoạn Okazaki có chiều tổng hợp ngược với mạch kia và có sự tham gia của ARN mồi, enzim nối ligaza * Em có nhận xét gì về 2 phân tử ADN mới và với phân tử ADN mẹ? BT: 1 pt ADN nhân đôi 3 lần tạo bn ptử...? Nếu N=3000 thì mt phải ccấp ngliệu bn? I.Gen: 1. Khái niệm: - Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc: a) Vùng điều hoà: - Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen. - Có trình tự các Nu đb®K.động phiên mã (ARN-aza nhận biết) và điều hoà phiên mã. b)Vùng mã hoá: -Mang thông tin mã hoá các axit amin. -SV nhân sơ có vùng mã hóa liên tục SV nhân thực: vùng mã hóa không liên tục. c)Vùng kết thúc: -Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã. II. Mã di truyền: 1. Khái niệm: Trình tự nu trong gen qui định trình tự a.a trong ptử prôtêin (cứ 3 nu kế tiếp nhau mã hóa cho 1 a.amin) 2. Mã di truyền là mã bộ ba: - Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin- Bộ ba mã hoá (triplet). - Với 4 loại Nu® 64 bộ ba (triplet hay codon) + 61 bộ ba mã hóa. + 3 bộ ba kết thúc( UAA, UAG, UGA) không mã hoá axit amin + 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá a.amin Met (SV nhân sơ là foocmin Met) 3. Đặc điểm: -Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba Nu mà không gối lên nhau. -Mã di truyền có tính phổ biến (hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền). -Mã di truyền có tính đặc hiệu. -Mã di truyền mang tính thoái hoá. III. Quá trình nhân đôi ADN: - Thời gian: Kỳ trung gian (pha S) - Địa điểm:? - Diễn biến: 1.Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN) -Nhờ các enzim (helicaza...) tháo xoắn 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y (chạc sao chép). 2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới) - Trên từng mạch khuôn, enzim ADN-azaIII xúc tác tổng hợp mạch mới (chiều 5’® 3’ theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với X). - Mạch khuôn có chiều 3’® 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5’® 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau. 3. Bước 3: (2 phân tử ADN được tạo thành) - Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 4) Củng cố: - Gen là gì? Cấu trúc chung của gen? - Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN? 5) Hướng dẫn về nhà: - Học và làm bài tập bài 1 - Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK. Tiết 2 Ngày soạn: 24/8/2008 BÀI 2: PHIÊN Mà VÀ DỊCH Mà I.Mục tiêu bài dạy: - Trình bày được cơ chế phiên mã( tổng hợp phân tử mARN trên khuôn ADN ). - Mô tả được quá trình dịch mã ( tổng hợp chuỗi pôlipeptit ). II. Phương pháp: - Trực quan, thảo luận, phát vấn III. Phương tiện dạy học: - Máy chiếu projecto và phim phiên mã, dịch mã. - Tranh vẽ phóng hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK IV. Tiến trình: 1) ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh. 2) Kiểm tra bài cũ: -Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Tại sao 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn? 3)Bài mới: Bài 2: phiên mã và dịch mã Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức *HĐ 1: Tìm hiểu qtrình phiên mã: ? Thế nào là qtrình phiên mã ? ▼GV yêu cầu HS hoàn thành thông tin vào bảng - GV đề cập nội dung này khi dạy phần Dịch mã ▼ Quan sát hình 2.2 (xem phim) ? Gđoạn mở đầu có enzim nào? Kết quả? Mạch nào làm khuôn? ? Giai đoạn kéo dài xảy ra ntn? ? Lắp ghép các rNu để tạo ARN diễn ra ntn? (Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại) ? ý nghĩa của NTBS? ? Gđoạn kết thúc ntn? *HĐ 2: Tìm hiểu qtrình dịch mã: ? Gồm những giai đoạn nào? ? Hoạt hóa a.amin? ?Tổng hợp chuỗi pôlipeptit? ▼ Quan sát hình 2.4 (xem phim) ? GĐ mở đầu ntn? + Mã mở đầu luôn là AUG nhưng ở sv nhân thực mã hoá axit amin là Met ở sv nhân sơ là foocmin Met ? Giai đoạn kéo dài diễn ra ntn? ? Liên kết péptit? ? Em có nhận xét gì về số lượng codon trên mARN và số lượng axit amin trên chuỗi pôlipeptit được tổng hợp và số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tham gia cấu trúc nên phân tử prôtêin? * Trên 1 phân tử mARN có nhiều ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì? I.Phiên mã: (Tổng hợp ARN ) 1.Cấu trúc và chức năng của các loại ARN: Cấu trúc Chức năng mARN - Là bản sao của gen, mạch thẳng, làm khuôn mẫu cho dịch mã ở RBX. -Đầu 5’, có vị trí đặc hiệu gần mã mđầu để RBX nhận biết & gắn vào - Chứa TT qui định tổng hợp chuỗi pôlipeptit (prôtêin) tARN - Một mạch, có đầu cuộn tròn. Có liên kết bổ sung. Mỗi loại có một bộ ba đối mã và 1 đầu gắn a.amin (3’) -Mang a.amin đến RBX tham gia dịch mã rARN - Cấu trúc 1 mạch, có liên kết bổ sung đ.vị lớn = 45 pt P+3 pt rARN đ.vị bé = 33 pt P +1 pt rARN - Kết hợp với prôtêin tạo nên RBX (nơi t/hợp prôtêin) 2.Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN ) - Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’®5’. Bắt đầu t/h ARN tại điểm k/đầu p/mã. - Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc của gen và tổng hợp ARN bổ sung với mạch khuôn (A-U, T-A, G-X) theo chiều 5’®3’ - Enzim di chuyển đến khi gặp mã kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử mARN được giải phóng + SV nhân sơ : mARN được tạo ra được trực tiếp dùng làm khuôn để t/hợp prôtêin. + SV nhân thực: mARN phải cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại để tạo mARN trưởng thành... II. Dịch mã: ( Tổng hợp prôtêin) 1.Hoạt hoá axit amin: - a.amin a.aminhoạt hóa a.aminhoạt hóa+ tARNaa-tARN 2.Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: * Mở đầu: - Tiểu đ/v bé của RBX tiếp xúc với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. - Met-tARN có bộ 3 đối mã (anticôdon UAX) bổ sung chính xác với côdon mở đầu (AUG) trên mARN. Tiểu đơn vị lớn liên kết vào tạo RBX hoàn chỉnh. * Kéo dài: - aa2-tARN vào RBX đối mã của tARN này bổ sung với côdon 2 trên mARN, liên kết péptit giữa a.amin mở đầu với a.amin thứ 2 hình thành. - Ribôxôm dịch chuyển thêm 1 côdon nữa... và cứ tiếp tục như vậy cho đến cuối mARN. * Kết thúc: - Khi RBX tiếp xúc với mã kết thúc (UAA...) trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (kết thúc tổng hợp chuỗi pôlipeptit). - Nhờ 1 loại enzim đặc hiệu axit amin đầu tiên (Met) được cắt khỏi chuỗi và chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn để thành prôtêin. Dịch mã trên cùng 1 phân tử mARN thường có nhiều RBX (pôlixôm) ® tăng hiệu suất t/hợp prôtêin. 4) Củng cố: Sử dụng sơ đồ: Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền. Phiên mã Dịch mã ADN Nhân đôi mARN Prôtêin Tính trạng + Vật liệu DT là ADN được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế nhân đôi ADN. + TTDT trong ADN biểu hiện thành tính trạng thông qua cơ chế phiên mã thành ARN và dịch mã thành prôtêin ® biểu hiện thành tính trạng. 5) Hướng dẫn về nhà: - Học và làm bài tập bài - Thế nào là điều hòa hoạt động gen? Cơ chế? Tiết 3 Ngày soạn: 28/8/2008 BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN 1.Mục tiêu bài dạy: - Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen. - Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ (opêron Lac) - Nêu được ý nghĩa của điều hòa hoạt động gen. - Phát triển tư duy phân tích, khái quát. II.Phương pháp: - Quan sát phân tích tranh, sơ đồ động III.Phương tiện dạy học : - Máy chiếu projecto và phim điều hoà hoạt động gen. - Tranh vẽ phóng hình 3.2, 3.2a, 3.2b SGK IV. Tiến trình: 1)ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh. 2) Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã (dịch mã). - Vẽ và giải thích sơ đồ mlhệ ADN-ARN-Prôtêin? 3) Bài mới: Trong TB thì lúc nào thì gen hoạt động để tạo ra sphẩm? Làm thế nào để TB có thể điều khiển cho gen hoạt động đúng vào thời điểm cần thiết? Bài 3: điều hoà hoạt động gen Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức *HĐ 1: Tìm hiểu khái quát về ĐHHĐG : ▼ N/c SGK và cho biết thế nào là ĐHHĐG? ? ý nghĩa của ĐHHĐG? (SPhẩm genđược tạo ra không, nhiều hay ít; Tùy giai đoạn ptriển và đkiện mt) VD: VK E.coli các gen t/hợp enzim để chuyển hóa đường lactozơ chỉ hoạt động khi mt có lactozơ. ? Điều hòa hđgen xảy ra ở mức độ nào? *HĐ 2: Tìm hiểu ĐHHĐG ở SV nhân sơ : ▼ Quan sát Hình 3.1 và nội dung mục II. - Trình bày cấu trúc của opêron Lac (Số vùng, thành phần và chức năng của các gen trong mỗi vùng) Opêron Lac (SV nhân sơ mỗi promoter ® điều hòa phiên mã cho 1 cụm gen cấu trúc. SV nhân thực: mỗi gen có 1 promoter riêng) - Gen đ/h có thể đứng ngay phía trước hoặc cách xa nhóm gen cấu trúc. ▼ Quan sát hình 3.2a, b (hoặc xem phim) ? Cơ chế đ/h th ... ảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. II. NHÓM TUỔI - Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. ® N/c nhóm tuổi giúp bảo vệ, khai thác tài nguyên hiệu quả. III/ SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ Có 3 kiểu phân bố - Phân bố theo nhóm: ĐK sống không đồng đều ® hỗ trợ chống lại đk bất lợi. (Cây bụi mọc hoang, đàn trâu rừng ) - Phân bố đồng điều: ĐK sống đều và khi có sự cạnh tranh ® giảm cạnh tranh. (Cây thông/rừng, chim hải âu làm tổ.) - Phân bố ngẫu nhiên: ĐK sống đều và giữa các ct không có cạnh tranh® tận dụng được nguồn sống. (sâu sống trên tán cây, cây gỗ/ rừng mưa nhiệt đới) III. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ - Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. 4. Củng cố: - Đọc mục tổng kết - Trả lời câu hỏi SGK 5. Về nhà : - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Tìm hiểu đặc trưng về khích thước, kiểu tăng trưởng của quần thể. Tiết 40- Ngày soạn : 01/02/2009 BÀI 38 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (TT) I. Mục tiêu : - Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. Khái niệm tăng trưởng quần thể, ví dụ minh họa 2 kiểu tăng trưởng quần thể -Rèn kỹ năng phân tích cho học sinh, nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Giúp các em hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị : - HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà, tìm thêm 1 vài biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ mt - - GV: Tranh phóng to các hình 38.1-4 SGK III. Phương pháp: Thảo luận, phát vấn IV. Tiến trình: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Nêu các đặc trưng của quần thể đã học.Vì sao nói mật độ là đặc trưng cơ bản nhất? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: ▼Hs n/c thông tin SGK và hình vẽ 38.1 ? thế nào là kích thước của quần thể sinh vật? kích thước tối thiểu và kích thước tối đa? Nêu ví dụ . ? Nếu kích thước dưới mức tối thiểu thì ảnh hưởng ntn? + Sự hỗ trợ giảm, chống chọi giảm + Cơ hội gặp gỡ để SS giảm + Giao phối gần... => Suy giảm qt hoặc tử vong ? Nếu kthước trên mức tối đa? + cạnh tranh, ô nhiễm, dịch bệnhà di cư, tử vong Hoạt động 2 ▼Hs n/c thông tin SGKvà hình vẽ 38.2 ? có mấy nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật, nhân tố nào làm tăng số lượng, nhân tố nào làm giảm số lượng cá thể? vì sao? (Có 4 nhân tố ảnh hưởng : mức độ sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư, trong đó 2 nhân tố làm tăng sl cá thể là : sinh sản và nhập cư, 2 nhân tố còn lại làm giảm sl cá thể ) Hoạt động 3 : ▼ Hs n/c thông tin SGKvà hình vẽ 38.3 ? vì sao số lượng cá thể của QTSV luôn thay đổi và nhiều QTSV không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học? (Do điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi ) Hoạt động 4 : ▼Hs n/c thông tin SGK và hình vẽ 38.4 trả lời câu hỏi dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt mức độ tăng trưởng đó ? 4. Kết luận :Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kích thước của QTSV? nhân tố nào làm thay đổi số lượng cá thể ? V. Kích thước của quần thể sinh vật 1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa - Kích thước của QTSV là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT - Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con . - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường 2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật a. Mức độ sinh sản của QTSV - Là số lượng cá thể của QT được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian (phụ thuộc số lượng trứng, con non /lứa; số lứa đẻ; tuổi thành thục; tỉ lệ đực cái ... và điều kiện t/ăn, khí hậu...) b. Mức độ tử vong của QTSV - Là số lượng cá thể của QT bị chết trong 1 đơn vị thời gian (phụ thuộc trạng thái qt và đk mt...) c. Phát tán cá thể của QTSV - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ QT mình à nơi sống mới - Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài QT chuyển tới sống trong QT VI. Tăng trưởng của QTSV - Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J) - Điều kiện môi trường bị giới hạn: Tăng trưởng QT giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S) VII. Tăng trưởng của QT Người - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử - Dân số tăng nhanh, phân bố không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, à ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. 4. Củng cố: - Đọc phần tổng kết. Đọc mục "em có biết" 5. Hướng dẫn về nhà : - Hs học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài mới: Bài 39 sự biến động sl cá thể của qt Tiết 41 Ngày soạn : 8/02/2009 Bài 39: SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SNH VẬT I/. MỤC TIÊU: + Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví dụ minh họa. + Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể + Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể + Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể và cơ chế tự điều chỉnh của quần thể. Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hình, kĩ năng quan sát, tổng hợp thực tế ... Hình thành tư duy đúng trong nhập, thuần hoá các sinh vật mới, thấy được cân bằng sinh thái trong môi trường, nông nghiệp. II/. PHƯƠNG PHÁP- CHUẨN BỊ: Phương pháp: Vấn đáp- qui nạp- gợi mở Chuẩn bị: giáo án, các hình vẽ, tư liệu ... III/. TIẾN TRÌNH: ỔN ĐỊNH LỚP: KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu 1: Thế nào là kích thước tối đa, tối thiểu của QTSV? Ý nghĩa của kích thước tối đa, tối thiểu? Câu 2: Những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của quần thể? Mối quan hệ giữa tăng trưởng theo tiềm năng và tăng trưởng theo môi trường? Câu 3: Ý nghĩa của kích thước QT, sự tăng trưởng của QT trong QT người? BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Thế nào là sự biến động số lượng cá thể của QT? Cho các ví dụ? - Gợi ý để hs xếp các ví dụ vào 2 nhóm. ? Có những kiểu biến động nào? - Biến động theo chu kì: ? Phân tích hình 1: + Các loài + Quan hệ giữa chúng + Sự biến động SL cá thể + Loài nào biến động trước(ckỳ thỏ trước 1-2năm) ? N.nhân gây b.động + Thời gian một chu kì. ? Nêu các ví dụ khác theo cách trên? - Bổ sung 1 số ví dụ khác- Cào cào di cư (Locusta migratoria) ở vùng phụ châu Á di cư định kì sang vùng cổ HiLạp - La Mã, chúng tràn sang vùng cây trồng ăn trụi hết những gì gặp trên đường di cư. Chu kì biến động của chúng là 40 năm có một cực đại. ? Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nắm bắt ckỳ mùa? ? Nêu những câu tục ngữ nói về thời gian tăng SL của 1 số sinh vật? (Rươi: tháng chín đôi mươi, tháng 10 mồng 5 Chim: mùa thu chim ngói, mùa hè chim cu) ? Thế nào là biến động không theo chu kì? Cho ví dụ và nêu rõ nguyên nhân biến động của từng trường hợp? - Số lượng tăng đột ngột khi: môi trường sống thuận lợi, không có đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Thỏ nhập vào Úc, Ốc bươu vàng ở Việt nam; ... - Số lượng giảm đột ngột khi: gặp thiên tai, dịch bệnh, khai thác quá mức của con người. Ví dụ: Bò sát khổng lồ tuyệt diệt ở đầu đại tân sinh do lạnh; Lụt lội, cháy rừng làm giảm mạnh SL cá thể... Dịch cúm làm số lượng gà giảm hàng loạt. ? Hậu quả của sự biến động không theo chu kì tới môi trường, sản xuất... - Gợi ý để hs nêu hiện tượng ở Việt Nam: Chuột, ốc bươu vàng, Hải li, cây mai dương, cá chim trắng; hoặc: các loài có tên trong sách đỏ. ? Nguyên nhân gây biến động? ?N/n nào xảy ra trước? MT=>nội tại ? NTST tác động lên chỉ tiêu nào của qt? ? NTVS ảnh hưởng ntn? tác động mạnh vào giai đoạn nào? - Không thuận lợi: sức ss, khả năng TT, sức sống...giảm - Thuận lợi:... ? NTHS tác động ntn? Ví dụ -Sâu bọ (biến nhiệt)® VS (khí hậu có vai trò quyết định) - -Chim (đ/nhiệt) ® HS (thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè quyết đinh) - GĐ trứng (NTVS) , gđ sâu non (NTHS) ? Sự biến động có ý nghĩa gì? Như vậy, sự biến động số lượng cá thể trong quần thể là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố môi trường, trong đó một số nhân tố sinh thái có vai trò chủ yếu mặt khác là phản ứng thích nghi của quần thể đối với sự tác động tổng thể các điều kiện của môi trường. ? QT điều chỉnh sl thông qua cơ chế nào? ? Trạng thái cân bằng của quần thể có ý nghĩa gì với quần thể, với con người? -Cơ chế điều chỉnh: Là sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư -Ý nghĩa: +Số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. +Tạo trạng thái cân bằng sinh thái. I. Biến động số lượng cá thể Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể 1. Biến động theo chu kì - Là biến động số lượng cá thể của qt theo chu kì, xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường. - Ví dụ: * Theo chu kì nhiều năm: + Thỏ-mèo rừng Canada: 9-10 năm + Cáo-chuột lemmut đồng rêu phương Bắc: 4 năm + Cá cơm/biển Pêru: 7 năm * Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ, ếch nhái ... tăng SL theo mùa. + Biến động số lượng của bọ trĩ (Thrips imaginalis) ở Úc, chim sẻ (Parus major) ở vùng Oxford mùa hè có số lượng lớn, mùa đông số lượng thấp è Đánh bắt .... 2. Biến động không theo chu kì: - Là biến động mà số lượng cá thể của QT tăng hoặc giảm đột ngột do điều kiện bất thường của mt(thời tiết,hỏa hoạn, dịch bệnh...) hoặc khai thác quá mức của mt. II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của qt: 1. Nguyên nhân gây biến động : NTST SS,TV,PT a.Do thay đổi các nhân tố vô sinh: - Khí hậu ảnh, nhiệt độ ® tác động lên trạng thái sinh lí của cơ thể - Tác động mạnh vào mùa sinh sản hay giai đoạn còn non của sinh vật® biến động mạnh. b.Do thay đổi các nhân tố hữu sinh - Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh ® gây biến động mạnh Nhân tố quyết định sự biến động: tùy từng quần thể và tùy gđoạn 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điểu chỉnh số lượng cá thể (tăng hoặc giảm sl...) -Khi đk thuận lợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù => sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư tăng => số lượng cá thể tăng -Khi số lượng cá thể tăng cao => thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô nhiễm môi trường => cạnh tranh gay gắt => sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong cao => số lượng cá thể giảm. 3. Trạng thái cân bằng ở quần thể. - Là trạng thái ở đó số lượng cá thể của qthể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của mt 4. Củng cố: - Đọc phần tổng kết cuối bài 5. HDVN: - Trả lời câu hỏi SGK Câu hỏi SGK - Quần xã là gì? quần xã có những đặc trưng nào?
Tài liệu đính kèm: