Chuyên đề Tập tính học động vật

Chuyên đề Tập tính học động vật

BÀI THU HOẠCH

Chuyên đề: TẬP TÍNH HỌC ĐỘNG VẬT

TẬP TÍNH DI CƯ CỦA ĐỘNG VẬT

1. Di cư là gì?

Di cư là sự chuyển của động vật từ nơi này đến nơi khác.

2. Nguyên nhân di cư.

Di cư là những chiếc đồng hồ tích tắc: mỗi ngày, vô số động vật phải di chuyển hoặc phải chết, bị đào thải bởi sự thay đổi mùa, thay đổi thời tiết, vì thế chúng phải chạy đua để đến được nơi an toàn trước khi quá muộn.

Di cư giúp chúng có được thức ăn, duy trì được nòi giống hoặc đơn giản chỉ là để sống sót. Từ sự thay đổi chưa từng thấy của những tảng băng Bắc cực cho đến các hồ muối của Botswana, hàng nghìn tỷ sinh vật buộc phải hành trình- vì sự tồn tại của chúng cũng như bảo vệ giống nòi. Đối với các loài động vật khác nhau, từ hải mã đến cá mập voi, từ ngựa vằn tới đười ươi, hay rất nhỏ như các sinh vật phù du- mỗi ngày là một cuộc c

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7757Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tập tính học động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và Tên: Lê Quốc Vẹn
Sinh ngày: 19/10/1985
BÀI THU HOẠCH
Chuyên đề: TẬP TÍNH HỌC ĐỘNG VẬT
TẬP TÍNH DI CƯ CỦA ĐỘNG VẬT
1. Di cư là gì?
Di cư là sự chuyển của động vật từ nơi này đến nơi khác.
2. Nguyên nhân di cư.
Di cư là những chiếc đồng hồ tích tắc: mỗi ngày, vô số động vật phải di chuyển hoặc phải chết, bị đào thải bởi sự thay đổi mùa, thay đổi thời tiết, vì thế chúng phải chạy đua để đến được nơi an toàn trước khi quá muộn. 
Di cư giúp chúng có được thức ăn, duy trì được nòi giống hoặc đơn giản chỉ là để sống sót. Từ sự thay đổi chưa từng thấy của những tảng băng Bắc cực cho đến các hồ muối của Botswana, hàng nghìn tỷ sinh vật buộc phải hành trình- vì sự tồn tại của chúng cũng như bảo vệ giống nòi. Đối với các loài động vật khác nhau, từ hải mã đến cá mập voi, từ ngựa vằn tới đười ươi, hay rất nhỏ như các sinh vật phù du- mỗi ngày là một cuộc chạy đua với thời gian.
Hoạt động di cư của các loài động vật thường xảy ra theo mùa, được thực hiện đều đặn từ thế hệ này sang thế hệ khác để sinh sản duy trì nòi giống, tìm kiếm thức ăn...  Những biến đổi khí hậu là một lý do khiến các loài động vật ngày càng phải di cư nhiều hơn. 
3. Các hình thức di cư.
3.1. Di cư quay trở lại.
Cá thể di chuyển theo hai chiều đi và về. Tùy loài mà khoảng cách di cư có thể dài hay ngắn:
Di cư với khoảng cách ngắn: Ví dụ như Động vật phù du di chuyển lên tầng mặt vào lúc sáng sớm để đón ánh nắng mặt trời vào ban ngày, đến ban đêm di chuyển xuống tầng đáy.
Di cư với khoảng cách rất xa: Chim có thể di cư hàng chục nghìn km từ Cực Bắc xuống Cực Nam bán cầu để tránh mùa đông lạnh giá và tìm kiếm thức ăn, đến màu xuân khí hậu ấm áp lại quay về phương Bắc.
3.2. Tái di cư:
Di cư quay trở lại nhưng không phải cá thể bố mẹ mà là các cá thể con: Ví dụ Cá Hồi bơi về nơi thượng nguồn để để sau đó nó kiệt sức và chết đi, trứng của nó sẽ trôi theo dòng nước và nở thành cá con, tiếp tục theo dòng nước ra Đại dương, sau khi trưởng thành và thành thục sinh dục lại quay về nơi mà cha mẹ chúng đã sinh ra chúng để đẻ trứng tiếp tục một vòng đời mới.
3.3. Di cư tìm nơi ở mới.
Động vật di cư theo một chiều và không quay lại nơi ở củ.
 Ví dụ: Kiến vàng di chuyển từ cây này sang cây khác để làm tổ.
4. Các loài động vật khác nhau có tập tính di cư khác nhau.
4.1. Côn trùng di cư.
Châu chấu sa mạc- nỗi kinh hoàng của nông dân châu Phi 
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho biết nạn châu chấu sa mạc bùng phát ở Ê-ri-tơ-ri-a, Xu-đăng và Xô-ma-li đã lan sang Y-ê-men và phát triển trên một diện tích khoảng 31.000 km2. Đây là nạn châu chấu lớn nhất ở Y-ê-men trong 15 năm trở lại đây. 
Dịch châu chấu châu Phi, còn gọi là châu chấu sa mạc, là một trong những mối đe dọa lớn đối với ngành nông nghiệp của nhiều nước ở châu lục đen. Điều kiện thời tiết nhiều mưa và gió rất thuận lợi cho châu chấu sinh sôi, phát triển với tốc độ kinh hoàng. Khi phát triển thành dịch, những đàn châu chấu có thể có qui mô lớn, với mật độ dày đặc từ 40 triệu - 80 triệu con/km2, trải dài trên diện tích hàng trăm kilômét vuông và có sức tàn phá khủng khiếp. Theo các nhà chuyên môn, châu chấu sa mạc rất phàm ăn. Một đàn châu chấu cỡ nhỏ mỗi ngày cũng có thể ăn hết số lương thực tương đương khẩu phần ăn của 2.500 người và chúng có khả năng “xóa sổ” một cánh đồng trồng cây lương thực chỉ trong vòng vài phút. Chúng ăn hầu hết các loại cây lương thực, đặc biệt là cỏ - nguồn thức ăn chủ yếu cho cừu và lạc đà ở châu Phi. Châu chấu di chuyển theo chiều gió và có thể di chuyển từ 5 - 130 km /ngày. Theo số liệu của FAO, đã có những đàn châu chấu di cư từ Tây Bắc châu Phi đến nước Anh hồi năm 1954 và từ Tây Phi đến vùng Ca-ri-bê, vượt qua 5.000 km trong 10 ngày hồi năm 1988. 
 Tại Ghi-nê Bít-xao, châu chấu sa mạc hiện đang là mối đe dọa của vụ điều mà gần 2/3 nông dân của nước này canh tác. Do trời mưa mang lại nguồn thức ăn dồi dào nên trong những tháng gần đây, các đàn châu chấu non cũng đã xuất hiện tại khu vực Si-lin ở bờ biển Tây Bắc Xô-ma-li, gần Gi-bu-ti. Chúng có nguy cơ lan khắp châu Phi. FAO dự báo rằng dịch châu chấu có thể hoành hành tại vùng bờ biển Đỏ (giữa biên giới Xu-đăng và Ê-ri-tơ-ri-a) và vùng duyên hải vịnh A-đen trong mùa đông năm nay.
 	Các đợt dịch châu chấu gần đây gây hậu quả nặng nề. Chúng tàn phá mùa màng, là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều quốc gia lâm vào cảnh thiếu lương thực.
 	Để kiểm soát dịch châu chấu, FAO và các cơ quan quốc tế đã cung cấp cho các nước châu Phi những trang, thiết bị hiện đại như: vệ tinh, thuốc trừ sâu, trực thăng... Tuy phun thuốc trừ sâu có thể kiểm soát được châu chấu nhưng lại làm ô nhiễm môi trường. Phá hủy các ổ trứng châu chấu trên mặt đất cũng là một cách kiểm soát loài côn trùng này. Mỗi ổ trứng chứa tới 120 quả và sau 15 ngày chúng sẽ nở thành châu chấu.
 Ngay từ vài tháng trước, khi có lời cảnh báo của FAO về nguy cơ châu chấu, Bộ Nông nghiệp Y-ê-men đã có kế hoạch khẩn cấp, kể cả việc phun thuốc trừ sâu ở các vùng bị ảnh hưởng. Ê-ri-tơ-ri-a và Xu-đăng cũng xúc tiến các hoạt động kiểm soát trên mặt đất cùng các biện pháp giám sát bằng máy bay nhằm tìm cách giảm qui mô của các đàn châu chấu di cư. Tuy nhiên, người ta cho rằng một trong những nguyên nhân khiến cho chiến dịch chống châu chấu hiện nay chưa đạt hiệu quả vì nông dân sợ việc phun thuốc diệt châu chấu sẽ diệt luôn cả đàn ong nuôi. 
4.2. Cá di cư:
Hiện tượng cá dời chỗ ở từ vùng này sang vùng khác, do điều kiện sinh thái thay đổi hoặc do chu trình phát triển sinh học. DCCC có thể đều đặn (theo mùa, ngày đêm, vv.) hoặc bất thường (do khô hạn hay ngập lụt). Di cư để đẻ, kiếm mồi hoặc trú đông là di cư đều đặn, theo những tuyến đường nhất định. Đến mùa đẻ, nhiều loài cá sống ở biển (vd. cá trích, cá cháy) di cư vào sông, bơi ngược dòng để đẻ; có loài cá nước ngọt (cá chình sông) thường sống ở hồ lại ra bãi biển đẻ (di cư xuôi dòng). Ở biển, nhiều loài cá di cư vào bờ để đẻ, số khác (ít hơn) lại tìm đến vực sâu. Ở sông, cá nước ngọt di cư từ hạ lưu lên phía nguồn hoặc ngược lại. Có loài cá di cư rất xa đến hàng nghìn kilômét (cá chình). Trong quá trình DCCC, cá định hướng theo dòng chảy, theo Mặt Trời hoặc theo từ trường, theo mùi vị và thành phần hoá học của nước; cá di cư thường sống theo đàn, để chống kẻ thù và giúp nhau định hướng. Nghiên cứu DCCC theo phương pháp đánh dấu có vai trò quan trọng trong dự báo cá. 
.	Có rất nhiều loại cá thực hiện việc di cư theo một cơ bản đều đặn. Chu kỳ thời gian di cư của nhiều loại cá khác nhau thì khác nhau, từ trong ngày đến trong năm. Những đoạn đường di cư của các loại cá khác nhau thì cũng khác nhau, từ vài trăm mét đến hàng ngàn kilômét. Mục đích cá di cư thường có liên quan đến hoặc là đi tìm thức ăn hoặc là sinh sản. Tuy nhiên có những trường hợp lý do di cư của cá vẫn chưa được biết đến.
Cá di cư được xếp loại như sau:
Diadromous: cá di chuyển giữa nước ngọt và nước mặn. (tiếng Hy Lạp: 'Dia' có nghĩa là "giữa") Có ba loại cá diadromous: 
anadromous là loại cá sống phần lớn ở biển, sinh sản trong vùng nước ngọt (tiếng Hy lạp: 'Ana' có nghĩa là "lên trên") 
catadromous là loại cá sống trong nước ngọt, sinh sản trong biển (tiếng Hy Lạp: 'Cata' có nghĩa là "xuống dưới") 
amphidromous là loại cá di chuyển giữa nước ngọt và nước mặn trong một phần vòng đời của chúng, nhưng không phải để sinh sản (tiếng Hy Lạp: 'Amphi' có nghĩa là "cả hai") 
potamodromous là loại cá chỉ di cư trong nước ngọt. (tiếng Hy Lạp: 'Potamos' có nghĩa là "sông") 
oceanodromous là loại cá chỉ di cư trong vùng nước mặn. (tiếng Hy Lạp: 'Oceanos' có nghĩa là "đại dương") 
Một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt nổi tiếng nhất là cá hồi Thái Bình Dương. Chúng đẻ trứng trong các dòng suối nước ngọt nhỏ, đi xuống biển và sống ở đó vài năm, rồi quay về chính các con suối mà chúng được sinh ra để đẻ trứng và chết ngay sau đó. Cá hồi có khả năng lội hàng trăm kilômét lên thượng nguồn, và người ta phải xây các thang cá trong các đập nước để cho cá hồi vượt qua đập. Các thí dụ khác về cá sống nước mặn và sinh sản ở nước ngọt là sea trout, three-spined stickleback, và shad.
Loại cá sống nước ngọt và sinh sản ở nước mặn đáng chú ý nhất là lươn nước ngọt thuộc chi Anguilla. Khi còn là ấu trùng chúng trôi trong biển cả, đôi khi hàng tháng hoặc hàng năm, trước khi di chuyển hàng ngàn cây số trở về các dòng suối gốc của chúng.
Di cư thẳng đứng trong ngày là một hình thức thường thấy. Nhiều loại sinh vật biển di chuyển lên mặt biển vào ban đêm để tìm thức ăn, sau đó quay trở xuống đáy biển trong thời gian ban ngày.
Một số loài cá biển như tuna di cư từ bắc đến nam và ngược lại hàng năm theo sau sự biến đổi nhiệt độ trong đại dương. Điều này rất quan trọng đối với việc đánh bắt cá.
Việc di cư của cá nước ngọt thường ngắn hơn, thường thường là từ hồ đến suối hay ngược lại.
4.2.1. Tập tính cư của cá hồi đỏ.
Nhiều loại cá hồi sống phần nhiều thời gian ngoài biển nhưng lại sinh sản trong vùng nước ngọt. Chúng di cư những đoạn đường xa để lên các con sông hay suối để sinh sản.
Cá hồi đỏ là một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt. Cá hồi đỏ thường đẻ trứng trong vùng nước nông trên sông Adams vào tháng 10 hàng năm. Sau khi phát triển trong vùng nước ngọt khoảng 1 năm, những con cá nhỏ nở ra từ trứng sẽ di cư ra biển và sống ở đó khoảng 3 năm rồi quay trở lại chính nơi chúng được sinh ra. 
Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi con cá nhớ đều nhớ mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt.
Khi vào lại vùng nước ngọt, cá hồi sẽ không ăn và chuyển sang màu đỏ sáng. 
Cá hồi có khả năng bơi ngược sông, vượt qua các dòng nước chảy xiết trong hành trình dài gần 500km từ biển tới sông Adams. Sau khi đã trở về nhà, chúng đẻ trứng rồi cuối cùng kiệt sức và chết. Trứng sau đó nở ra con non và con non lại hành trình ra biển.
Hàng triệu cá hồi đỏ di cư tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục.
4.2.2. Tập tính di cư của cá chình.
Cá chình có khả năng thích ứng rộng với sự biến động của độ mặn và nhiệt độ. Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Với nhiệt độ biến động từ 1-38oC cá đều có thể sống được nhưng trên 12oC cá mới hoạt động mạnh và bắt mồi, nhiệt độ sinh trưởng là 13-30 oC, thích hợp nhất là từ 25-27oC. Cá chình ưa bóng tối và sợ ánh sáng nên ban ngày chúng thường tìm những nơi có ánh sáng yếu như các đám chà, hang, đám bèo để chui rúc, tối chúng mới bò ra kiếm mồi và di chuyển đi nơi khác. Hàm lượng ô xy hòa tan thích hợp cho cá sinh trưởng từ 2-12 mg/lít, trên lượng này cá dễ bị bệnh bọt khí.
Cá chình là loài cá di cư, đến mùa sinh sản cá mẹ di chuyển từ những vùng nước ngọt, cửa sông ra biển và tìm chỗ thích hợp để đẻ trứng (chính vì đặc điểm này mà việc cho cá chình sinh sản nhân tạo rất khó). Cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành cá lại di cư ra biển sâu đẻ trứng. Cá con mới lớn có hình lá liễu, trải qua nhiều quá trình biến thái trở thành cá chình hương màu trắng và sau đó chuyển dần sang màu nâu đen. 
4.3. Bò sát.
Rùa xanh
Bản năng làm mẹ thúc đẩy những con rùa xanh cái bơi trở lại nơi đã ra đời để bắt đầu gia đình của chính mình. Những cô rùa bụng mang dạ chửa lặn lội bơi hơn 1000 dặm từ bãi kiếm ăn ven biển ở Brazil ra đến giữa vùng Nam Đại Tây Dương, tới đảo Ascension. Trên bãi cát này, những bà mẹ tương lai đào tổ và đẻ trứng trước khi lộn trở về nhà. 
4.4.Chim di cư.
Chim di cư có nhiều mục đích, có loài di cư để tránh rét, cũng có loài di cư để tìm thức ăn hoặc chúng nhận thấy sự nguy hiểm ở nơi chúng đang sinh sống.  Đặc biệt, vào mùa thu ngỗng trời bay về phương Nam, chúng thường bay theo hình chữ "V". Bằng việc cả đàn chim bay thành hình chữ "V" giúp nhau cản gió và đỡ tốn sức, tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.
* Chim di cư ngủ hàng trăm giấc mỗi ngày
Để bù đắp cho sự thiếu hụt giấc ngủ trong những chuyến bay trường kỳ, mỗi ngày những con chim di cư chợp mắt hàng trăm lần, mỗi lần chỉ kéo dài vài giây.
Khi mùa thu đến, những con chim hét Swanson lại bay 4.800 km từ nơi sinh sản ở bắc Canada và Alaska để tới nghỉ đông ở Trung và Nam Mỹ. Mùa xuân đến, đàn chim lại rong ruổi trở về. Các con chim bay hầu hết vào ban đêm và mỗi lần bay kéo dài vài tiếng, vì vậy chúng có rất ít thời gian để ngủ.
Để tìm hiểu những con chim vượt qua giai đoạn mệt nhọc này như thế nào, các nhà khoa học đã quan sát bầy chim hét trong cả năm và ghi lại thời điểm cũng như khoảng thời gian chúng ngủ. Họ tìm thấy trong mùa thu và xuân, khi bầy chim di cư, chúng hoán đổi mô hình ngủ thông thường của mình, tức là thức vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Nhưng thay vì ngủ liền một mạch, chúng lại chia thành nhiều đợt chợp mắt trong ngày, trung bình mỗi lần chỉ kéo dài 9 giây.
 Chim hét Swanson. Ảnh: schmoker.
Bầy chim hét cũng kết hợp 2 hình thức ngủ trong mỗi lần nhắm mắt. Một hình thức gọi là sự nhắm mắt đơn phương (UEC), tức là con chim nhắm một bên mắt và nghỉ một bên não, trong khi con mắt kia và bán cầu não còn lại vẫn mở và hoạt động, giúp chúng đề phòng các mối nguy.
Đôi khi bầy chim lại chuyển sang cách ngủ thứ hai gọi là sự gà gật. Hình thức này bao gồm nhắm hờ cả hai mắt nhưng vẫn đủ để xử lý hình ảnh xung quanh.
Bằng cách chuyển đổi luân phiên giữa 2 kiểu ngủ, bầy chim hét có thể được nghỉ ngơi chút ít trong khi vẫn giảm thiểu nguy cơ bị ăn thịt.
Trong khi con người phải dựa vào những cột mốc hay mặt trời để xác định hướng đi thì rất nhiều loài chim đặc biệt là những loài di cư có thể sử dụng từ trường của Trái đất để xác định hướng trong những chuyến di cư dài. Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được những loài chim di cư nhận biết từ trường Trái đất như thế nào nhưng một nghiên cứu gần đây cho rằng loài chim có một giác quan đặc biệt giúp chúng “nhìn thấy” những đường từ trường của Trái đất như những vệt ánh sáng hay màu sắc. Điều này giúp chúng định hướng được trong khi bay.
* Chim di cư và biến đổi khí hậu
Thủ phạm chính là hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các nhà khoa học châu Âu khẳng định rằng trái đất ấm lênkhiến cho một số loài chim di cư đường dài bị tác động rất xấu. Còn có kẻ được lợi lại cũng là một số loài chim di cư, nhưng chỉ trên một đoạn đường ngắn.
Sở dĩ có sự phân biệt giữa di cư đường dài và di cư đường ngắn, đó là vì có một số loài chim, đặc biệt là loài chim lớn, buộc phải di chuyển một đoạn đường rất dài từ lục địa này sang lục địa khác để tránh rét. Bên cạnh đó, có một số loài di cư mang tính tương đối. Chúng chỉ chuyển từ vùng này sang vùng khác với khoảng cách không quá xa.
Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu điểu cầm Thuỵ Sĩ (SOI) đang cố gắng tìm hiểu mối quan hệ qua-lại phức tạp giữa các loài chim di cư qua dãy núi An-pơ. Qua hàng thập kỷ nghiên cứu, họ nhận thấy có sự tăng lên về nhiệt độ vào mùa xuân tại một số vùng ôn đới của châu Âu. Chính yếu tố này đã tác động không nhỏ tới đời sống của các loài chim di cư.
Để khẳng định lại những nhận xét của mình, các nhà điểu cầm học đã theo dõi quá trình di cư của một số loài điển hình. Trong khoảng thời gian từ năm 1958 đến 1999, đã có hàng trăm nghìn cá thể chim di cư thuộc 64 loài khác nhau qua một con đường tắt cắt ngang qua dãy núi An-pơ, thay vì phải vượt qua đỉnh núi cao ngất.
Tiến sĩ Lukas Jenni và Marc Kery thuộc SOI đã nhận thấy có một sự phức tạp về hành vi của các loài này. Họ tin rằng có một số loài đã thực sự bị mất phương hướng khi khí hậu trái đất thay đổi. Điều này khiến chúng có thể bị chết dọc đường di cư trở về hoặc buộc phải dừng lại ở một vùng khác với bản năng của chúng mách bảo.
Trong khi đó, có một số loài khác lại ""kiếm"" được lợi lộc từ việc này. Những loài chim di cư đường ngắn chỉ mất rất ít thời gian để quay trở lại quê hương. Thức ăn sẽ nhiều hơn cho chúng và chúng sẽ có ít kẻ thù hơn trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Đó là khi các loài di cư đường dài không thể quay trở về đúng như thời gian dự kiến.
Tiến sĩ Jenni nói: ""Có một số loài rõ ràng đã được lợi rất nhiều từ việc này. Đó có thể là loài chim bắt ruồi sặc sỡ và một số loài chim chích khác. Mùa xuân cũng là mùa sinh sản của hầu hết các loài chim, chính vì thế mà việc thay đổi về khí hậu sẽ khiến cho loài chim di cư đường dài không kịp quay trở về"".
Ông khẳng định thêm rằng các loài di cư đường ngắn đã hưởng lợi từ việc này. Chúng sẽ có được một mùa xuân dài hơn, nhiều thức ăn hơn và ít kẻ cạnh tranh hơn. Tiến sĩ Jenni nói thêm: ""Hiện tượng ấm hoá đã tác động sâu sắc đến cả hệ động vật là loài chim. Chúng đang bị đe doạ nghiêm trọng và chính đây cũng là nguyên nhân đẩy một số loài này đi dần đến tuyệt diệt"".
4.5. Thú di cư.
Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ, chúng di chuyển từ cánh đồng cỏ này sang cánh đồng cỏ khác, hoặc từ vùng thảo nguyên này sang vùng thảo nguyên khác để tìm kiếm thức ăn và nước uống
Hàng triệu con, gồm: voi, trâu, đà điểu, sư tử, hươu cao cổ..., tình cờ được phát hiện đang băng qua miền nam Sudan, có thể là cuộc di cư lớn nhất của các loài thú trên hành tinh. 
Đàn linh dương Tiang ở vùng phía nam của công viên quốc gia Boma. (Ảnh: LiveScience)
Những đàn thú khổng lồ như vậy được cho là đã biến mất sau nhiều thập kỷ nội chiến trên vùng đất này, và 25 năm qua, chưa từng có cuộc điều tra nào về sự sống hoang dã ở nơi đây. 
Sau khi miền nam Sudan được chính phủ trao quyền tự trị từ năm 2005, các nhà khoa học mới có thể tiến hành những cuộc điều tra hàng không trên vùng đồng cỏ này về động vật hoang dã. 
Đàn voi trên đầm đầy Sudd. (Ảnh: LiveScience)
Và họ đã kinh ngạc khi đếm được hơn 1,2 triệu con linh dương tai trắng, linh dương tiang và linh dương Mongalla, cùng với ít nhất 8.000 con voi. 
"Chưa bao giờ tôi nhìn thấy cảnh tượng như vậy, ngay cả ở đồng bằng nổi tiếng Serengeti (ở Tanzania)", J. Michael Fay, một nhà bảo tồn của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên hoang dã, thốt lên. 
Cuộc di cư của đàn linh dương tai trắng trên sông Kangen, Công viên quốc gia Boma. (Ảnh: LiveScience)
"Nó giống như thể mặt đất đang rung chuyển", Fay nói. Ông ước tính cuộc di cư này ít nhất phải đứng hàng thứ 3 trong số các cuộc di cư lớn nhất của động vật trên cạn, thậm chí có thể là lớn nhất. 
5. Những hình ảnh di cư tuyệt đẹp của động vật.
Hoạt động di cư của các loài động vật thường xảy ra theo mùa, được thực hiện đều đặn từ thế hệ này sang thế hệ khác để sinh sản duy trì nòi giống, tìm kiếm thức ăn...  Nhưng biến đổi khí hậu là một lý do khiến các loài động vật ngày càng phải di cư nhiều hơn. 
Voi Mali lúc nào cũng trong tình trạng di cư trên toàn khu vực Sahel khô cằn để tìm kiếm thức ăn và nước. Di chuyển 300 dặm mỗi năm là hành trình di cư dài nhất của loài voi này. Khí hậu trái đất biến đổi, cuộc đấu tranh sinh tồn của loài này ngày càng khốc liệt. 
Sau khi di cư trú đông, những con hải âu lưng đen ở quần đảo Falkland tập trung lại thành đàn. 
Băng đá là nơi loài động vật biển có vú này nghỉ ngơi, sinh sản và chăm con. Với tình trạng ấm nóng toàn cầu, băng đang dần tan biến. Vì thế cuộc di trú hàng năm của loài này đang trở thành một cuộc đua với thời gian. 
Những chú chim cánh cụt Gentoo cùng nhau lặn xuống nước ở vùng biển Nam Cực. 
Đại bàng đầu trắng di cư dọc theo dòng sông Mississippi để đến vùng Bắc Mỹ và Canada, nơi chúng có thể tìm được nhiều thức ăn.
 Một con chim hải âu đực đang giang đôi cánh để tán tỉnh con cái ở đảo Nam Georgia. Hành động này nhằm để "hâm nóng" mối quan hệ giữa chúng sau hàng tháng trời lang thang vùng biển Southern Ocean.   
 Hàng triệu con bướm trong những khu rừng ở Mexico trước khi di cư về phía Bắc vào mùa xuân để bắt đầu mùa sinh sản. 
Hàng năm, linh dương đầu bò di chuyển khoảng 1.800 dặm ngang qua đường xích đạo để tìm kiếm những cơn mưa và đồng cỏ xanh. Những con ngựa vằn thường di cư cùng với linh dương đầu bò.
6. Kết luận.
Động vật di cư là một hoạt động thường niên của chúng, mỗi loài động vật khác nhau thì có cách để định hướng và xác định hướng di cư là khác nhau.
Di cư giúp cho động vật tìm kiếm được nơi ở mới có nhiều thức ăn, hoặc là nơi có điều kiện sinh sản an toàn giúp chúng duy trì và phát truyển nòi giống.
7. Tài liệu tham khảo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap tinh di cu.doc