Giáo án Sinh học 12 tiết 37: Kiểm tra giữa học kỳ II

Giáo án Sinh học 12 tiết 37: Kiểm tra giữa học kỳ II

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Làm đề cương. -Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. -Kiểm tra lại câu trả lời để chính xác lại kiến thức.

2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.

-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Làm bài:

+Phân tích câu hỏi.

+Củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm. -Rèn luyện được kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.

3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. Thái độ làm bài nghiêm túc được củng cố. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 tiết 37: Kiểm tra giữa học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01/01/2009
Tiết thứ: 37
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Làm đề cương.
-Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
-Kiểm tra lại câu trả lời để chính xác lại kiến thức.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Làm bài:
+Phân tích câu hỏi.
+Củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm.
-Rèn luyện được kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
Thái độ làm bài nghiêm túc được củng cố.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Phần Tiến hoá
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Trắc nghiệm khách quan
 2.Phương tiện:
 Đề photo in sẵn.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Nhắc nhở :
-Nội quy.
-Yêu cầu đánh số bàn
 2.Phát đề.
 1 Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là:
    A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình
    B. Lần đầu tiên giải thích sự tiến hoá của sinh giới một cách hợp lý thông qua vai trò của chọn lọc tự nhiên, di truyền và biến dị
    C. Nêu bật vai trò của con người trong lịch sử tiến hoá
    D. Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp 
    E. Bác bỏ vai trò của Thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật    
 2 Theo Lamac, tiến hóa là:
    A. Sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh
    B. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
    C. Sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật 
    D. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật 
    E. Sự thích nghi hợp lí của sinh vật sau khi đã đào thải các dạng kém thích nghi   
  3Nguyên nhân tiến hóa theo Lamac là:
    A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh
    B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật 
    C. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi 
    D. A và C đúng 
    E. B và C đúng    
  4Sự hình thành loài mới theo Lamac là:
    A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung 
    B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích luỹ các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh
    C. Do thượng đế sáng tạo ra 
    D. Kết quả của sự cách li địa lý và sinh học
    E. A và C đúng    
  5Tồn tại trong học thuyết của Lamac là:
    A. Thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh
    B. Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng cố gắng vươn lên hoàn thiện về tổ chức
    C. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, không phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền 
    D. Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm
    E. Tất cả đều đúng    
6Theo Lamac sự hình thành các đặc điểm thích nghi là do:
    A. Trên cơ sở biến dị di truyền, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại những dạng thích nghi nhất
    B. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có dạng nào bị đào thải
    C. Đặc điểm cấu tạo biến đổi theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh 
    D. Kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên 
    E. Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên     
  7Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:
    A. Lamac
    B. Menđen
    C. Đacuyn
    D. Xanh Hile
    E. Kimura    
8  Theo Đacuyn, nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là:
    A. Những biến đổi đồng loại tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 
    B. Những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động ở động vật 
    C. Các biến đổi phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ
    D. A và B đúng 
    E. A, B và C đều đúng     
9  Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:
    A. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong sự tiến hoá của vật nuôi cây trồng và các loài hoang dại
    B. Giải thích được sự hình thành loài mới 
    C. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có cùng một nguồn gốc chung
    D. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này
    E. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi    
 10 Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là:
    A. Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
    B. Đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa 
    C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị 
    D. Chưa giải thích được quá trình hình thành các loài mới
    E. Chưa thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài 
 11 Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí ..... (X: đối xứng, U: tương ứng) trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình ..... (T: tiến hoá, P: phát triển phôi) cho nên ..... (G: kiểu gen, H: kiểu hình, C: kiển cấu tạo) giống nhau:
    A. X, T, G
    B. U, T, G
    C. U, T, C
    D. U, P, C
    E. X, T, C   
 12 Ở chi dưới của loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài là:
    A. Xương ngón, xương bàn, các xương cổ, xương cẳng và xương cánh
    B. Xương cánh, xương cẳng, các xương cổ, xương bàn và xương ngón
    C. Xương cẳng, xương cánh, các xương cổ, xương bàn và xương ngón
    D. Xương bàn, xương ngón, các xương cổ, xương cẳng và xương cánh
    E. Các xương cổ, xương bàn, xương ngón, xương cẳng và xương cánh    
 13 Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng, những sai khác về chi tiết là do:
    A. Sự thoái hoá trong quá trình phát triển 
    B. Thực hiện các chức phận khác nhau 
    C. Chúng phát triển trong các điều kiện sống khác nhau 
    D. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau 
    E. Tất cả đều đúng    
 14 Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức) là những cơ quan có ..... (G: cùng nguồn gốc, K: nguồn gốc khác nhau) nhưng đảm nhiệm các chức phận ..... (Gi: giống nhau, Kh: khác nhau) nên có ..... (H: hình thái, J: kiểu gen) tương tự:
    A. K, Gi, J
    B. G, Gi, H
    C. K, Kh, H
    D. G, Kh, J
    E. K, G, H   
 15 Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá ..... (P: phân li, Q: đồng qui) ngược lại cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá ..... (P: phân li, Q: đồng qui). Có khi hiện tượng cùng nguồn ..... (T: trùng với, Đ: đối lập) với hiện tượng cùng chức, ví dụ trường hợp cánh chim và cánh dơi:
    A. Q, P, Đ
    B. P, Q, Đ
    C. P, Q, T
    D. Q, P, T
    E. Q, P, Đ   
 16 Cơ quan thoái hoá là những cơ quan ..... (P: phát triển đầy đủ rồi sau đó thoái biến, K: phát triển không đầy đủ, M: mang đặc điểm của tổ tiên trong lịch sử tiến hoá) ở cơ thể ..... (F: phôi, T: trưởng thành) :
    A. P, F
    B. M, F
    C. K, T
    D. P, T
    E. K, F    
 17 Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
    A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một cơ quan nào đó sẽ mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại một vài vết tích ở vị trí xưa kia của chúng tạo nên cơ quan thoái hoá
    B. Trường hợp một cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là lại tổ
    C. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành
    D. Hiện tượng tương đồng và tương tự là hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược nhau, không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa hai hiện tượng này
    E. Một số hiện tượng thoái hoá và hiện tượng lại tổ chứng tỏ động vật cũng như thực vật có nguồn gốc lưỡng tính về sau mới phân hoá thành đơn tính    
 18 Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan thoái hoá:
    A. Gai cây hoa hồng
    B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô
    C. Ngà voi
    D. Gai của cây hoàng liên
    E. Tua cuốn của đậu Hà Lan    
19  Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự:
    A. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn
    B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan
    C. Nhụy trong hoa đực của cây ngô
    D. Cánh sâu bọ và cánh dơi
    E. Tuyến sữa ở các con đực của động vật có vú 
 20 Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương đồng:
    A. Vây cá và vây cá voi
    B. Cánh dơi và tay khỉ
    C. Sự tiêu giảm chi sau của cá voi
    D. Ngà voi và ngà voi biển
    E. Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng
 Đối với từng gen riêng lẻ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là:
  21:  A. 10-6;    B. 10-4;    C. 10-2 đến 10-4;    D. Từ 10-6 đến 10-4;    E. 10-2   
22:  Thực vật và động vật có tỉ lệ giao tử mang đột biến gen khá lớn do:
    A. Nhạy cảm với các tác nhân đột biến
    B. Số lượng tế bào sinh dục lớn và số lượng gen trong mỗi tế bào khá cao
    C. Từng gen riêng lẻ có tần số đột biến tự nhiên rất cao;    D. Có một số gen rất dễ bị đột biến;    E. Tất cả đều đúng     
23:  Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quá trình đột biến:
    A. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong nội bộ cơ thể, trong kiểu gen, giữa cơ thể và môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên 
    B. Quá trình đột biến gây ra những biến dị di truyền, các đặc tính theo hướng tăng cường hay giảm bớt gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn trên kiểu hình của cơ thể 
    C. Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn 
    D. Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó
    E. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen    
 24: Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ các nòi, các loài phân biệt nhau bằng:
    A. Các đột biến nhiễm sắc thể ;    B. Một số các đột biến lớn;    C. Các đột biến gen lặn;    D. Sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ
    E. Tất cả đều đúng    
25  Điều kiện để một đột biến alen lặn biểu hiện thành kiểu hình 
    A. Nhờ quá trình giao phối ;    B. Không bị alen trội bình thường át chế 
    C. Quá trình giao phối và thời gian cần thiết để alen lặn xuất hiện ở trạng thái dị hợp 
    D. Quá trình giao phối và thời gian cần thiết để alen lặn có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp
    E. Tồn tại với alen trội tương ứng ở trạng thái dị hợp     
 26 Đột biến gen được xem là nguyên liệu của quá trình tiến hoá do:
    A. Phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể 
    B. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể 
    C. Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi
    D. A và B đúng ;    E. A, B và C đều đúng     
27  Quá trình giao phối có tác dụng:
    A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể;    B. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp;    C. Trung hoà tính có hại của đột biến 
    D. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi;    E. Tất cả đều đúng    
28  Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
    A. Đột biến nhiễm sắc thể ;    B. Thường biến;    C. Biến dị tổ hợp;    D. Đột biến gen;    E. Biến dị di truyền    
 29 Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là:
    A. Biến dị tổ hợp;    B. Biến dị đột biến ;    C. Thường biến;    D. Đột biến nhiễm sắc thể ;    E. Vốn gen của quần thể    
 30 Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách:
    A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể ;    B. Trung hoà tính có hại của đột biến 
    C. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi;    D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp
    E. Tạo điều kiện cho alen lặn đột biến xuất hiện ở trạng thái đồng hợp 
 3.Giám sát việc làm bài của học sinh:
 4.Thu bài: Thu theo bàn.
 V.Công việc chấm bài – Đáp án:
1
C
11
A
21
A
2
A
12
B
22
A
3
A
13
A
23
D
4
A
14
C
24
C
5
B
15
D
25
D
6
D
16
C
26
D
7
B
17
B
27
A
8
D
18
D
28
C
9
B
19
A
29
D
10
D
20
C
30
C
VI.Tài liệu tham khảo:
-Mạng internet.
Ngày 02 tháng 01 năm 2009
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh
-Sách bài tập cơ bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-37-Test for the middle of second term.doc