Giáo án Sinh học 12 tiết 34 đến 39

Giáo án Sinh học 12 tiết 34 đến 39

Tiết 34. 35. SỰ CÂN BẰNG THÀNH PHẦN KIỂU GEN

TRONG QUẦN THỂ GIAO PHỐI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 * Kiến thức

- Trình bày được các đặc trưng của quần thể giao phối, phân biệt quần thể giao phối, tự phhói, vô tính.

- Giải thích được vì sao quần thể lại là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối

- Trình bày được nội dung, ý nghĩa của định luật Hacdi – Vanbec.

- Nắm được khái niệm alen, tần số tương đối của các alen.

- Nắm được phương pháp tính TSTĐ của các alen trong quần thể.

 * Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, tư duy logic.

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 tiết 34 đến 39", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34. 35. Sự cân bằng thành phần kiểu gen
trong quần thể giao phối
I. Mục tiêu bài học
	* Kiến thức
- Trình bày được các đặc trưng của quần thể giao phối, phân biệt quần thể giao phối, tự phhói, vô tính.
- Giải thích được vì sao quần thể lại là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối
- Trình bày được nội dung, ý nghĩa của định luật Hacdi – Vanbec.
- Nắm được khái niệm alen, tần số tương đối của các alen.
- Nắm được phương pháp tính TSTĐ của các alen trong quần thể.
	* Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, tư duy logic.
II. Phương tiện học tập
III. Tiến trình bài học
ổn định lớp
Bài cũ
Trình bày bối cảnh ra đời của thuyết tiến hoá hiện đại
Phân biệt tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ? ý nghĩa của thuyết tiến hoá bằng đột biến trung tính?
3. Bài mới 
	Gv đặt vấn đề nhận bthức.
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Thế nào là quần thể?
Hs.
Gv. Quần thể giao phối là gì?
Hs.
Gv. Vì sao quần thể lại được xem là đơn vị cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài sinh sản hữu tính?
Hs.
Gv. Nhận xét và kết luận
Gv. Hãy xác định các kiểu gen có thể có từ hai alen trên?
Hs.
Gv. TSTĐ của alen là gì?
Hs.
Gv. Làm thế nào để tính được tần số tương đối của các alen?
Hs. Suy nghĩ 
Gv gợi ý:
Cặp AA khi giảm phân cho bao nhiêu giao tử?
Hs. 2 A
Gv. Vậy 0.25 AA giảm phân thì tỷ lệ giao tử mang alen A là bao nhiêu?
Hs. 2 x 0.25
Gv. Cặp Aa khi giảm phân cho những loại giao tử nào? Có tỷ lệ như thế nào?
Hs.
Gv. Vậy 0.50 Aa khi giảm phân thì tỷ lệ giao tử mang alen A và giao tử mang alen a là bao nhiêu?
Hs.
Gv. Tương tự cặp aa..
Gv. Hãy xác định tỷ lệ của alen A trong các giao tử được tạo thành?
Hs. 0.25 x 2 + 0.50 = 1
Gv. Hãy xác định tần số các giao tử mang alen a?
Hs. 2 x 0.25 + 0.50 = 1
Gv. Vậy tần số các loại giao tử là bao nhiêu?
Hs. p(A) = (1+1)/2 = 0.50
 q(a) = (1+1)/2 = 0.50
gv. p(A) + q(a) luôn bằng bao nhiêu? Vì sao?
Gv. Hãy xác đinh TSTĐ của các alen ở thế hệ tiếp theo?
Hs.
Gv. Qua đó em có nhận xét gì?
Hs. TSTĐ của các alen không đổi
Gv. Hãy phát biểu nội dung định luật Hacdi – Vanbec?
Hs.
Gv. Để định luật nghiệm đúng cần có những điều kiện gì?
Gv. Định luật có ý nghĩa gì?
Hs.
Gv. Qua nghiên cứu thành phần KG của quần thể em có nhận xét gì?
Hs. – Bản chất của quá trình tiến hoá là sự dẫn đến thay đổi tần số tương đối của các alen
Gv. Ra bài toán học sinh dựa vào vốn kiến thức đã lĩnh hội độc lập làm
Gv. Gọi học sinh lên bảng làm yêu cầu học sinh còn lại nhận xét
I. Quần thể giao phối
 Quần thể giao phối là
 - Nhóm cá thể cùng loài 
 - Trải qua nhiều thế hệ cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định 
 - Các cá thể giao phối tự do với nhau 
 - Được cách li với các nhóm cá thể lân cận
Quần thể là đơn vị cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài.
Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định 
Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên cơ sở biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Định luật Hacdi – Vanbec.
1. Bài toán
Xét một gen có hai alen là A và a. Trong quần thể có các kiểu gen: AA, aa, aa có tỷ lệ ở thế hệ xuất phát là: 
0.25AA + 0.50aa + 0.25aa
a. Xác định tỷ tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể?
b. Xác định TSTĐ của các alen ở các thế hệ tiếp theo?
 BG 
Ta có TSTĐ của alen A là p
P = 0.25 + 0.50/2 = 0.50
TSTĐ của alen a là q
q = 0.25 + 0.50/2 = 0.50
Khi giao phối ngẫu nhiên ta có thế hệ tiếp theo
0.50A
0.50a
0.50A
0.25AA
0.25Aa
0.50a
0.25Aa
0.25aa
 Tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo
0.25AA + 0.50Aa + 0.25aa
Tương tự TSTĐ của các alen có
TSTĐ của alen A p = 0.50
TSTĐ của alen a q = 0.50
Tyr lệ A/a = 1
Trong các thế hệ tiếp theo TSTĐ đó không đổi.
2. Nội dung định luật
Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng quần thể giao phối TSTĐ của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này đến thế hệ khác.
3. Điều kiện nghiệm đúng 
- Quần thể phải cvó kích thước lớn
- Sự bắt cặp các giao tử phải có xác suất ngang nhau
- Không có đột biến, không có quá trình chọn lọc và di nhập gen
4. ý nghĩa của định luật
* Lý luận
- Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
- Giải thích được trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian lâu dài
* Thực tiễn
- Từ tỷ lệ các loại kiểu hình suy ra được tỷ lệ kiểu gen và TSTĐ của các alen
- Từ TSTĐ của các alen dự đoán được tỷ lệ KG và KH của quần thể ở thế hệ sau
III. ứng dụng làm bài tập
 Cho quần thể có tỷ lệ KG ở thế hệ xuất phát như sau:
0.50AA + 0.40Aa + 0.10aa
a. Tính TSTĐ của mỗi alen? 
b. Xác định tỷ lệ KG ở thế hệ tiếp theo? Từ đó có nhận xét gì về TSTĐ và tỷ lệ KG của quần thể?
BG
Ta có TSTĐ của 
 p (A) = 0.50 + 0.40/2 = 0.70
 q (a) = 0.10 + 0.40/2 = 0.30
tỷ lệ p (A) / q (a) = 0.70/0.30
khi giao phối tự nhiên ta có thế hệ tiếp theo của quần thể:
0.70A
0.30a
0.70A
0.49AA
0.21Aa
0.30a
0.21Aa
0.09aa
Từ bảng trên ta có thế hệ tiếp theo
P1: 0.49AA + 0.42aa +0.09aa
Tần số tương đối của các alen
 p (A) = 0.70
 q (a) = 0.30
như vậy TSTĐ của các alen không đổi từ thế hệ này đến thế hệ khác
4. Củng cố:
	- Tiết 1: - Hãy phát biểu nội dung định luật Hacdi Vanbec?
- Nêu phương pháp chung để xác định TSTĐ của các 
 alen?
	- Tiết 2:
	- Trình bày ý nghĩa của định luật Hacdi Vanbec?
	- Nêu các điều kiện nghiệm đúng định luật?
	- Hãy cho biết quần thể sau có ở trạng thái cân bằng hay không? 
	P0: 0.70AA + 0.30aa
Tiết 36.37.38. Các nhân tố tiến hoá
I. Mục tiêu
	* Kiến thức
 	- Nêu được khái niệm nhân tố tiến hoá 
	- Trình bày được các nhân tố tiến hoá cơ bản
	- Chứng minh được đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của 
 quá trình tiến hoá 
	- Nêu được vai trò của giao phối, biến dị tổ hợp là nguồn 
 nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá
	- Trình bày được vai trò của CLTN, CLNT là nhân tố tiến hoá 
 chính 
	- Trình bày được cơ chế cách li và vai trò của nó đối với tiến hoá
	* Kỹ năng
	Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp khái quát hoá 
 thành kiến thức mới
II. Phương tiện học tập
	Hình vẽ SGK tr 93
III. Tiến trình bài học
ổn định lớp
Bài cũ
Sự biến đổi thành phần kiểu gen trong tiến hoá nhỏ bao gồm những quá trình nào?
So sánh tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ? 
3. Bài mới
Tiết 36
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Thế nào là quá trình đột biến?
Hs.
Gv. Quá trình đột biến và đột biến có đồng nhất không?
Hs.
Gv. Hãy giải thích vì sao phần lớn đột biến là có hại, nhưng lại được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá?
Gv. Vì sao đột biến gen lại được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
Hs.
Gv. Các nòi, các loài phân biệt nhau bằng các đột biến lớn hay các đột biến nhỏ?
Hs.
1. Qúa trình đột biến 
- Quá trình đột biến là quá trình bao gồm một chuỗi các nghiên nhân và cơ chế phức tạp đã tác động đến vật liệu di truyền dẫn đến phát sinh đột biến
- Phần lớn các đột biến là có hại nhưng lại là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá
+ Phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể và môi trường đã được hình thành qua CLTN. Trong môi trường quen thuộc các thể đột biến có sức sống kém hơn dạng gốc.
+ Giá trị thích nghi của của một đột biến có thể thay đổi tuỳ sự tương tác trong từng tổ hợp gen, tuỳ sự thay đổi của môi trường: Có đột biến ở trong tổ hợp gen này là có hại nhưng ở tổ hợp gen khác lại là có lợi, khi môi trường thay đổi đột biến có thể lại trở nên có lợi. Phần lớn các đột biến gen là đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp tử không biểu hiện thành kiểu hình
- Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá:
 + Tần số đột biến của một gen khoảng 10-6 – 10-4 nhưng trong cơ thể có nhiều gen, nên tần số đột biến lớn hơn rất nhiều
+ Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống 
- Các nòi, các loài phân biệt nhau bằng sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ
4. Củng cố tiết 36.
	- Phân biệt đột biến và quá trình đột biến?
	- Vì sao đa số đột biến gen là có hai nhưng lại được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
Tiết 37. các nhân tố tiến hoá (tiếp theo)
III. Tiến trình bài học
ổn định lớp
Bài cũ
Vì sao đa số đột biến gen là có hai nhưng lại được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
3. Bài mới
	Gv đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Trong cơ thể lưỡng bội đột biến gen lặn biểu hiện thành kiểu hình trong trường hợp nào?
Hs. Đồng hợp tử lặn
Gv. Vai trò của quá trình giao phối?
Hs. 
Gv. Nếu P chứa n cặp gen dị hợp tử khi giao phối tự do hãy cho biết:
- Số loại giao tử
- Số kiểu gen có thể có ở thế hệ sau
- Số kiểu hình 
Hs.
Gv. Thế nào là biến dị tổ hợp?
Hs.
Gv. Hãy chứng minh đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp còn biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn lọc tự nhiên?
Hs. 
Gv. Theo Đacuyn thế nào là CLTN?
Hs. “ Sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi có lợi, sự đào thải những sai dị cá thể và những biến đổi có hại được gọi là CLTN hay là sự sống sot của các dạng thích nghi nhất”.
Gv. Nguyên liệu của CLTN là gì?
Hs. Là biến dị cá thể dưới tác động của điều kiện sống
Gv. Đơn vị của CLTN là gf?
Hs. Cá thể
Gv. Thực chất của CLTN là gì?
Hs. Là sự phân hoá khả năng sống sót giữa những cá thể trong loài
Gv. Kết quả của CLTN?
Hs. Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất 
Gv. Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về CLTN như thế nào?
Hs.
Gv. Vì sao CLTN là nhân tố tiến hoá cơ bản?
Hs.
2. Quá trình giao phối
- Quá trình giao phối làm phát tán các đột biến, các gen lặn có điều kiện gặp nhau tạo thành thể đồng hợp tử lặn biểu hiện thành kiểu hình
- Quá trình giao phối tạo ra biến dị tổ hợp phong phú
- Đột biến là nguồn nguyên liệu thứ cấp còn biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá
Các đột biến không được duy trì qua quá trình giao phối thì không được tồn tại và không có ý nghĩa với quá trình tiến hoá.
3. Quá trình chọn lọc tự nhiên 
Quan niệm của Đacuyn
Quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại
Nguyên liệu của CLTN
- Biến đổi cá thể
- Chủ yếu là các biến dị cá thể phát sinh trong sinh sản
đột biến và biến dị tổ hợp
Đối tượng CLTN
Cá thể
- Cá thể
- Quần thể là đối tượng chính
Thực chất
Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong loài
Phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
Kết quả
Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất
Sự sinh sản và phát triển ưu thế của những kiểu gen thích nghi nhất
CLTN tác động lên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn đến hệ quả là chọn lọc kiểu gen.
Dưới tác động của CLTN tần số các alen và tổ hợp gen có giá trị thích nghi cao sẽ được tăng dần lên.
CLTN là nhân tố tiến hoá cơ bản vì:
- Nó qui định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá
- Nó tác động thường xuyên và liên tục trên mọi cấp độ tổ chức
4. Củng cố 
	- Trình bày vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hoá?
	- Hãy chứng minh đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp còn biến dị tổ 
 hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn lọc tự nhiên?
	- Vai trò của CLTN đối với tiến hoá?
Tiết 38. các nhân tố tiến hoá (tiếp theo)
III. Tiến trình bài học
ổn định lớp
Bài cũ
Trình bày vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hoá?
Vì sao đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp còn biến dị tổ hợp lại được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình CLTN?
3. Tiến trình bài mới
Hoạt động của GV. Hs
Nội dung khoa học
Gv. Nêu một số ví dụ
Thế nào là cách li?
Hs.
Gv. Cách li có ý nghĩa gì?
Hs.
Gv. Có những hình thức cách li nào? Nêu ví dụ minh hoạ?
Hs.
Gv. Thế nào là cách li địa lí?
Hs. 
Gv. Vai trò của cách li địa lí?
Hs.
Gv. Thế nào là cách li sinh thái?
Hs.
Gv. Thế nào là cách li sinh sản?
Gv. Thế nào là cách li di truyền?
4. Cơ chế cách li
a. Khái niệm
Tất cả các yếu tố ngăn cản sự giao phối giữa các nhóm và các cá thể gọi là cơ chế cách li.
b. Vai trò
Sự cách li ngăn ngừa giao phối tự do giữa các cá thể đã củng cố và tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
c. Các hình thức cánh li 
- Cách li địa lí
Các quần thể sinh vật bị ngăn cách với nhau bởi sự xuất hiện các ngăn cách địa lí.
Cách li địa lí tạo điều kiện phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau làm cho kiểu gen ngày càng sai khác.
- Cách li địa lí và cách li sinh thái
Giữa các nhóm cá thể có sự phân hoá thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau trong cùng một khu vực địa lí.
Cách li địa lí và sinh thái kéo dài dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền dấu hiệu xuất hiện loài mới.
- Cách li sinh sản
Sự sai khác của cơ quan sinh sản hoặc tập tính hoạt động dẫn đến các cá thể thuộc các nhóm không giao phối được với nhau.
- Cách li di truyền 
Sự sai khác trong bộ máy di truyền làm cho sự thụ tinh không có kết quả, hợp tử không có khả năng sống, con lai bất thụ.
4. Củng cố 
	- Thế nào là cách li? Trình bày các hình thức cách li?
Tiết 39. quá trình
hình thành các đặc điểm thích nghi
I. Mục tiêu bài học
	* kiến thức
	- Nêu được khái niệm thích nghi
	- Phân biệt được thích nghi kiểu gen và thích nghi kiểu 
 hình. Nêu ví dụ minh hoạ.
Trình bày được sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật theo quan điểm hiện đại. Vai trò của quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật
Phát biểu được qui luật về sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
II. Phương tiện học tập
	Tranh vẽ hình lá cây rau mác ở các môi trường khác nhau
	Hình 44 và 45 sgk
III. Tiến trình bài học
ổn định
Bài cũ
Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về CLTN như thế nào?
Trình bày vai trò của quá trình cách li đối với quá trình tiến hoá?
Bài mới
Gv đặt vấn đề nhận thức: Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi sinh vật lại sống phù hợp với một môi trường nhất định. Tại sao sinh giới lại có đặc điểm như vậy?
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Em hãy nêu một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống?
Hs.
Gv. Thế nào là thích nghi?
Hs.
Gv. Treo tranh hình 43. 44. 45 yêu cầu học sinh quan sát và nghiên cứu tài liệu hoàn thành phiếu học tập sau?
Thích nghi kiểu hình
Thích nghi kiểu gen
Khái niện
Quá trình hình thành
Vai trò của điều kiện sống
ý nghĩa đối với tiến hoá
Hs. Thảo luận và cử đại diện phát biểu. Các nhóm nhận xét
Gv. Kết luận 
Gv. Nêu 
Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục hoà lẫn với màu lá.
 Giải thích thế nào về hiện tượng này?
Hs.
I. Thích nghi kiểu gen và kiểu hình
1. Khái niệm về thích nghi
thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẩu, sinh lí phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
2. Các loại thích nghi
thích nghi kiểu hình 
thích nghi kiểu gen 
Khái niệm
Là phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau, trong những điều kiện môi trường khác nhau
Là sự hình thành những kiểu gen quy định tính trạng, tính chất đặc trưng của loài, từng nòi trong loài.
Quá trình hình thành
Trong đời cá thể
Hình thành qua quá trình lịch sử của loài, dưới tác dụng của CLTN.
Vai trò của điều kiện sống
Trực tiếp
Gián tiếp
ý nghĩa đối với tiến hoá
ít có ý nghĩa 
ý nghĩa to lớn 
 II. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
 Sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể của sinh vật ( thích nghi kiểu gen) là kết quả một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN.
1. Màu sắc và hình dạng tự vệ của sâu bọ
Biến dị màu sắc - Xanh lục Biến dị có lợi Sống sót, sinh
Sâuăn rau - Xanh nhạt sản ưu thế 
 - Xám 
 - Nâu Biến dị không có lợi Sinh sản kém
 - Vàng số lượng giảm
Nền xanh lục màu lá
 Đặc điểm thích 
 Nghi màu xanh 
 lục
 Nguyên nhân CLTN	Nội dung CLTN Kết quả CLTN
Gv. Hiện tượng sâu bọ có màu sắc nổi bật trên môi trường ngược với màu sắc nguỵ trang, tại sao CLTN lại giữ lại?
Hs.
Gv. Nội dung CLTN gồm hai mặt đào thải và tích luỹ các biến dị, vậy mặt nào là cơ bản?
Hs.
Gv. Thông báo DDT là thuốc diệt ruồi, muỗi, lần đầu tiên sử dụng có hiệu quả rất mạnh sau đó giảm dần.
Phải chăng khi tiếp xúc DDT ruồi đã thu nhận được đặc tính chống DDT và đặc tính này được tăng cường từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Hs.
Gv. Khả năng chống DDT phải chăng có liên quan đến các biến dị?
Hs.
Gv. Vì sao các đột biến đó không biểu hiện thành thể đột biến?
Gv. Nêu ví dụ 
Hs. Phân tích
Một số loài sâu có màu sắc nổi bật trên nền môi trường và kèm theo có tuyến hôi, nọc độc.
 CLTN bào gồm hai mặt song song và đào thải là chính.
2. Sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn
- Trong quần thể tự nhiên là đa hình về KH và KG điều kiện sống lại thường thay đổi có nhiều tác nhân gây đột biến. Do đó dù chưa dùng DDT trong quần thể đã phát sinh các đột biến.
- Các đột biến thường là đột biến gen lăn nên ở trạng t hái dị hợp tử không biểu hiện thành kiểu hình.
III. Sự hợp lí tương đối
- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN khi hoàn cảnh sống thay đổi hướng chọn lọc sẽ thay đổi
- Ngay trong điều kiện ổn định thì các đột biến, biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác dụng và sinh vật xuất hiện sau càng thích nghi hợp lí hơn sinh vật trước đó
- Đặc điểm thích nghi của loài này bị loài khác hạn chế
Mọi đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối và không ngừng hoàn thiện.
 4. Củng cố
 - Phân biệt thích nghi kiểu hình và thích nghi 
 kiểu gen?
Trình bày sự hình thành các đặc đỉêm thích 
 nghi?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 12 Ky II phan 1.doc