Giáo án Sinh học 12 - Tiết 32, Bài 30: Quá trình hình thành loài (Tiếp) - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 32, Bài 30: Quá trình hình thành loài (Tiếp) - Trần Thị Phương Anh

-Trình bày được cơ sở hình thành loài bằng con đường cách ly tập tính, cách ly sinh thái và con đường đa bội hoá.

-Nêu được các ví dụ chứng minh cho các phương thưc hình thành loài mới.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1523Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 32, Bài 30: Quá trình hình thành loài (Tiếp) - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20/01/2010
Tiết thứ: 32
Bài 30: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (tiếp)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được cơ sở hình thành loài bằng con đường cách ly tập tính, cách ly sinh thái và con đường đa bội hoá.
-Nêu được các ví dụ chứng minh cho các phương thưc hình thành loài mới.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-
III.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1. Ổn định lớp: 
 2.Kiểm tra bài cũ:
Trình bày cơ chế hình thành loài khác khu vực địa lý ? Nêu ví dụ chứng minh ?
Vai trò của cách ly trong quá trình hình thành loài mới là gì ? Có phải nó có vai trò hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: 
 Đặt vấn đề:
Sự hình thành hai loài mao lương: Loài sống ở bãi cỏ ẩm, loài sống ở bờ ao có phải là được hình thành từ hai khu vực địa lý ? 
Vậy có con đường hình thành loài mới nào mà diễn ra trong thời gian ngắn ?
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
N/c cơ chế hình thành loài cùng khu vực địa lý
GV: Tại sao lại có sự khác biệt giữa các loài thực vật bãi bồi sông Volga với các loài thực vật trong bờ ?
GV: N/c VD về 2 loài cá trong SGK em có nhận xét gì về nguồn gốc hai loài ? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy ?
GV: Vậy quá trình hình thành loài mới diễn ra như thế nào ?
GV: Vậy quá trình hình thành loài mới diễn ra như thế nào ?
Ranunculus acris Ranunculus flammula
HOẠT ĐỘNG 2
N/c cơ chế hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
GV: (Định hướng học sinh phân tích ví dụ)
GV: Vậy quá trình hình thành loài mới diễn ra như thế nào ?
GV: Đa bội hoá cùng nguồn là gì ? Cơ chế tạo ra cơ thể đa bội cùng nguồn diễn ra như thế nào ?
GV: (Khắc sâu) Tại sao lai xa và đa bội hoá nhan chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật ?
II.HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÝ
1.Hình thành loài bằng cách ly tập tính
a.Bằng chứng:
VD: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông Volga (cỏ băng, cỏ sâu róm) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở trong bờ.
Mùa lũ hàng năm: tháng 5.
Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết hạt trước khi mùa lũ về.
Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết hạt vào đúng mùa lũ .
b.Thí nghiệm:
Ở Châu Phi, có 2 loài cá không giao phối với nhau:
Đặc điểm
Loài 1
Loài 2
Giống nhau
Hình thái
Khác nhau
Màu đỏ
Màu xám
→Chiếu ánh sáng đơn sắc → giống màu nhau → 2 cá thể của 2 loài giao phối với nhau.
c.Cơ chế:
Quần thể đa hình, có những KH → xuất hiện do ĐB hoặc BD tổ hợp trung tính hoặc có lợi → tồn tại song song với KH gốc → các cá thể có KH giống nhau có xu hướng giao phối với nhau (giao phối không ngẫu nhiên) → theo thời gian dẫn tới cách ly sinh sản → hình thành nên loài mới.
2.Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
a.Bằng chứng: Mao lương.
Mao lương sống ở bãi cỏ ẩm: Có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất.
Mao lương sống ở bờ mương, bờ ao: Lá hình bầu dục, ít răng cưa.
b.Cơ chế:
Sống trong cùng một ổ sinh thái, các cá thể thường giao phối với nhau và ít khi giao phối với các cá thể thuộc các ổ sinh thái khác → Cách ly sinh sản → Hình thành loài mới.
3.Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
1.Đa bội hoá khác nguồn:
a.Bằng chứng:
Loài cỏ Spartina ở Anh có 2n=120, là kết quả lai tự nhiên giữa một loài gốc Châu Âu (2n=50) với một loài gốc Mỹ nhập vào Anh (2n=70). Thể song nhị bội xuất hiện đầu tiên năm 1870 ở bờ biển miền Nam nước Anh. Đến 1902, phát tán khắp bờ biển nước Anh, 1906 lan sang Pháp. Vì chăn nuôi tốt nên được phổ biến khắp thế giới.
b.Thí nghiệm:
SGK-131
c.Cơ chế:
Tế bào cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của hai loài bố mẹ. Do hai bộ NST không tương đồng → kỳ đầu I không xảy ra sự tiếp hợp → trở ngại cho phát sinh giao tử → Cơ thể lai xa thường chỉ sinh sản vô tính→ Loài sinh mới sinh sản vô tính.
nA x nB → nA+nB → Loài sinh sản vô tính.
Nếu cơ thể lai được đa bội hoá → Có khả năng sinh sản hữu tính → Loài mới (Vì nó được cách ly sinh sản với hai loài bố mẹ).
nA x nB → nA+nB → 2(nA+nB) → Loài sinh sản hữu tính.
2.Đa bội hoá cùng nguồn:
a.VD:
Cải củ tứ bội, cải củ tam bội.
b.Cơ chế:
Loài 
2n x 2n → 4n → Loài mới sinh sản hữu tính.
2n x n → 3n → Loài mới sinh sản vô tính.
 4.Củng cố
-Tại sao cần bảo vệ sự đa dạng sinh của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ ?
 5.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-32-Lesson 30-Speciation(part2).doc